Naungon.com - Mỗi vùng, miền đều có những phong tục kiêng kỵ ngày Tết khác nhau. Riêng đối với người Huế, bắt nguồn từ những điều cấm kị của triều đình xưa nên tín ngưỡng kiêng cữ về ăn uống trong ngày Tết cũng khá đặc biệt…
 Người Huế kiêng ăn tôm đầu năm

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…”. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in hai câu thơ mà mẹ tôi thường đọc cho các con nghe mỗi dịp Tết đến, xuân về. Bà thường răn chúng tôi, cho dù 365 ngày có xô bồ đến thế nào, trong 3 ngày Tết cũng phải biết kiêng kỵ từ cách chọn đồ cúng trên bàn thờ, đến sắp các món ăn ra sao để tránh xui xẻo vào đầu năm mới. Vậy nên, cho dù có muốn đến mấy, nhất định đầu năm bà không cho chúng tôi ăn măng tre. Bà giải thích, cây tre phục vụ bà con làm nhà. Mùa xuân, cây măng bắt đầu sinh trưởng nên người miền Trung, nhất là người Huế, không ăn măng dịp Tết để thể hiện lòng biết ơn. Đó là nét đẹp văn hóa cần gìn giữ.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử Trần Đình Sơn (hậu duệ của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn), vì đất Huế gắn liền với các triều đại vua chúa nên một số điều cấm kỵ trong triều đình xưa, sau này trở thành tín ngưỡng kiêng kỵ trong dân gian. Ban đầu, những kiêng kỵ này chỉ ở kinh đô Huế, sau lan dần ra cả miền Trung. Chẳng hạn ngày xưa, vua cấm sát sinh trong ngày lễ, Tết nên sau này, người Huế thường không sát sinh, không giết hại các con vật vào ngày đầu năm để thể hiện sự nhân đạo. Vì thế, mâm cơm ngày Tết của người Huế cũng có những khác biệt so với người miền Bắc, miền Nam. Thông thường ở Huế, con cháu quy tụ trong gia đình và làm mâm cơm cúng chiều 30 tháng Chạp để rước ông bà về ăn Tết. Từ đó đến giao thừa, các thành viên trong gia đình không ra khỏi nhà. Và đặc biệt, các gia đình ở Huế thường làm cỗ chay cúng gia tiên chứ không cúng xôi gà như các nơi khác.

Mâm cỗ cúng của người miền Bắc thường có bánh chưng, của người miền Nam là bánh tét. Người Huế cúng cả hai nhưng riêng trong hoàng gia lại không được cúng bánh tét. Đặc biệt, cả hai món bánh này đều được dùng trong dân gian nhưng không được biếu nhau vì từ đồng âm “đòn”- “tét” có nghĩa không hay trong ngày Tết.
 

 Người Huế kiêng ăn tôm đầu năm 1

Ở Huế, người ta cũng không ăn cá lóc và ếch trong ngày Tết. Theo ông Sơn, cách chế biến hai loại thực phẩm này rất dã man, như hình phạt khi xuống địa ngục (đập đầu, lột da…), nếu thực hiện vào đầu năm sẽ không hay. Đặc biệt, có những người còn kiêng ăn trứng vịt lộn, kiêng ăn mực và tôm tươi vì sợ đen đủi, phú quý trong năm cũng đi giật lùi như tôm...

Không biết tự bao giờ những tập tục kiêng kỵ ngày đầu xuân này đã chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa cũng như tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Theo ông Trần Đình Sơn, con người hiện đại ngày nay, đặc biệt giới trẻ đang dần bỏ những tục kiêng kỵ các món ăn trong ngày Tết. Điều đó phụ thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình. Và trên thực tế, chưa ai chứng minh được tính đúng sai của việc kiêng kỵ. Theo ông Sơn, ăn uống cũng là một nét đạo. Việc kiêng cữ ngày Tết chính là cách hành “đạo ăn” ra sao để giúp con người hướng đến cái thiện.

Theo nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà (Giám đốc nhà hàng Cung đình Tịnh Gia Viên - Huế), trong Hoàng gia Huế thường kiêng ăn thịt gà ngày Tết vì quan niệm gà là xa nhau. Mâm cơm ngày Tết trong gia đình của nhiều người dân Huế chủ yếu có các món: Giò chả, xào đậu bong bóng, cá kho/rán và canh bún. Đặc biệt, người Huế chuộng ăn rau muống, canh bún nấu mướp ngọt trong ngày đầu năm vì đồng âm của từ “muống” nghĩa là muốn gì được nấy, còn canh bún là để mọi việc hanh thông, trôi chảy.
  Hạnh Nguyên
Tổng hợp & BT:

Về Menu

luoi vit chien gion ngon chuẩn bị cach nau mon ga nuong ngon hà cach nấu canh miến Đặc sản cá nến của đồng bào Mường cách làm thịt ba chỉ nướng mắc mật bánh kem dâu tây ông già noel xôi xôi dừa Kampung món ngon Malaysia bò áp ga gia quẠbà món Tết phở phở cuốn tôm tôm tất tôm rang muối tiêu nau pho thịt kho củ cải dạ dày xào dứa Cách làm bánh canh chả cá cocktail xanh cá điêu hồng gói giấy bạc đút lò lẩu Thái Mon tom cach lam banh beo ngot bún bò Huế bún bò bún Hà Ly com chien ga xoi mo miến dong xào cua cháo gà dinh dưỡng bit tet bo uc cach lam mam chung thit penny snickerdoodles Xao thịt bau hap ca hoi lam trung nhoi thit nau canh rau ngot Sà Šmì ăn liền vừa ăn vừa thổi cach nau xoi dau món chè món ăn cho phái mạnh gà xào cay cach chien com trung muoi khom là sen cua sốt kiểu sing vải bọc phô mai Hương Tết 3 miền cu sen nau gi ngon cocktial thập cẩm đậu hũ non hấp nước tương Bí quyết bảo quản nước mắm truyền thit cuon mép vải bo nau nạm Che thach giot nuoc lẠlẠcác món hầm Thịt Heo ram kho qua nhoi sot xi muoi cach lam ga hap ruou dưa leo kem pho mát cá một nắng đùi gà om nấm hương khoai tây nhân phô mai tống bánh mì kẹp đậu hũ cach pha mam tom thực phẩm mỡ bụng quế bông cải rau củ xào cá hồi bot rau cau cach nau khoai mi Xào thịt đúc súp phô mai súp lơ canh de ca bong lau kho tieu Mướp đắng cà ngon cốt Che bắp siro ngon phá lấu bao tử heo chữ bánh dưa cải chua làm bạch quả doi truong xao nghe Ga rang Canh dua cach lam hoanh thanh chien gion Mực nướng khoai chiên phồng bánh mì hải sản chiên uc miến trộn salad banh macaron kieu y ngon Những ý tưởng Made by Teens độc đáo chè xoài trân châu Khoái banh chay mam co cung giao thua Ruoc ậu móng giò kho rau củ thịt ba chỉ thịt heo cuốn giò sống công thức sườn nướng kiểu hàn quốc hến xào rau thơm mai ức gà xào CÃ Æ nuc cà phê sữa trùng cơm cuộn california ốc ngon cá sốt ngâm mộc nhĩ thịt bò cuộn cải xanh Gio chay công thức kem tiramisu