Mua sắm khôn ngoan, bảo quản đúng cách,… là một trong những cách giản đơn nhưng vô cùng hiệu quả giúp bạn tự bảo vệ mình và gia đình khỏi nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

	Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm | Ẩm thực - Sức khỏe

 Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm 1
rửa thật sạch rau quả dưới dòng nước để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn - Ảnh: Shutterstock

Mua sắm khôn ngoan

Mua sắm tại siêu thị không có nghĩa là thực phẩm đã an toàn tuyệt đối. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến an toàn thực phẩm ngay từ khi chọn mua ở cửa hàng.

Khi mua thực phẩm, bạn cần quan sát kỹ màu sắc, kết cấu của sản phẩm và hạn sử dụng. Thịt sống cần được tách riêng khỏi những loại thực phẩm khác để tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo. Khi đi mua sắm, bạn cũng nên mua các sản phẩm đông lạnh cuối cùng. Bởi các sản phẩm này rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản trong nhiệt độ thích hợp.

rửa thật sạch

Tất cả các sản phẩm đều cần được rửa thật sạch. Bạn phải rửa thật sạch trước khi bóc vỏ và trước khi ăn. Với các loại rau, hãy rửa đi rửa lại vài lần, vì loại thực phẩm này rất dễ bị nhiễm các chất không an toàn. Đương nhiên, rửa không thể đảm bảo thực phẩm an toàn tuyệt đối, vì các tác nhân gây bệnh có thể nằm ở bên trong sản phẩm, nhưng vẫn sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rửa tay sạch và đảm bảo các dụng cụ làm bếp sạch sẽ khi chế biến thức ăn.

Dùng riêng dụng cụ

Bạn cần sử dụng thớt và các dụng cụ làm bếp riêng, khi chế biến thực phẩm sống và chín. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo (cách phát tán vi khuẩn phổ biến nhất). Một con dao dùng để cắt thực phẩm sống có thể có vi khuẩn trên đó và sẽ truyền vi khuẩn cho thực phẩm chín, nếu dùng chung.

Cẩn thận với trứng sống

Từ năm 1990 đến nay, trứng là loại thực phẩm có liên quan tới 352 vụ ngộ độc thực phẩm diện rộng. Những vụ ngộ độc liên quan đến trứng đều do vi khuẩn salmonella gây ra. Salmonella là một trong những thủ phạm phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn là người có thói quen hút trứng sống hay ăn trứng lòng đào, hãy cân nhắc kỹ.

Quan tâm tới nhiệt độ

Đừng để vẻ bề ngoài của thực phẩm đánh lừa, bởi rất có thể thực phẩm mới chỉ chín bên ngoài  mà vẫn còn sống bên trong. Bạn có biết, vi khuẩn sinh sôi rất nhanh trong khoảng nhiệt độ từ 40 đến 140 độ C? Do đó, bạn cần phải giữ lạnh và nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn. Bạn cần bảo quản thực phẩm dưới 40 độ C và nấu chín thực phẩm trên 165 độ C.

Vứt bỏ nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng

Ngay cả khi bạn mua được thực phẩm ngon, vệ sinh sạch sẽ và nấu đúng cách thì thức ăn thừa cũng vẫn có thể là nguồn gốc phát tán vi khuẩn, nếu không bảo quản đúng cách. Vì vậy, bạn cần đặc biệt thận trọng khi dùng lại thức ăn thừa. Thức ăn thừa vẫn có thể chứa vi khuẩn dù chúng không bị mùi và hình dạng bên ngoài không bị biến đổi.

Trung tâm Khoa học vì lợi ích Cộng đồng (CSPI) của Mỹ đã khuyến cáo mọi người, nên áp dụng nguyên tắc 2-2-4 trong bảo quản thực phẩm để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm. Theo đó, bạn không nên để thức ăn ở nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ, bảo quản thực phẩm trong hộp có độ sâu ít hơn 2 inch (5,08 cm) và chỉ để lưu thức ăn thừa trong tủ lạnh nhiều nhất 4 ngày.

Nếu bạn nghi ngờ thực phẩm không còn đảm bảo chất lượng do để bên ngoài quá lâu, thức ăn thừa đã được bảo quản hơn 4 ngày, tiếp xúc với thịt sống,… hãy vứt bỏ và không được nếm thử.

Thận trọng khi ăn bên ngoài

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người lựa chọn ăn bên ngoài thay vì về nhà nấu nướng. Tuy nhiên, ăn bên ngoài ẩn chứa nhiều nguy hiểm về an toàn thực phẩm. Vì vậy, hãy thận trọng.

Quan sát và đánh giá nơi bạn đến ăn là một cách giản đơn nhưng hiệu quả để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn thấy toilet bẩn thỉu, nhà bếp mất vệ sinh, nhân viên không sạch sẽ hãy chọn địa điểm khác. Nếu các món ăn không đủ chín hay không được chế biến đúng cách, bạn tuyệt đối không được ăn và cần báo ngay quản lý nhà hàng.

Lê Anh


Tổng hợp & BT:

Về Menu

ngăn ngừa, ngộ độc, thực phẩm

muc xao bánh khoai lang tím ng 虏 canh cÃƒÆ Món Âu banh mi tom tom chien bot ngon Cách pha chế Ấn ga ham các món cơm ngon Điêu bún ngan nẠu canh cẠi thẠo giờ trái đất thịt ba chỉ áp chảo các món nướng Nấu chè chuối trưng muoi rau cải hà salad trộn bap chuoi sot chua ngot tự chế chậu hoa gỏi trái vả món mì ngâm mắm thức ăn trầm cảm thức ăn nhanh tết 2013 Bê chao Mộc Châu ngon quên sầu muộn hương vị chien Món giò che sua bánh bột mì cach lam chan gio ham dau nanh goi du du bo món xôi giai Ở cử Lá dứa Lá gừng bánh sắn nướng trung bo lo ngon Cách làm chao cách làm mì Ý món ăn nhật bản xào nấm đùi gà đồ nhắm khoái khẩu phã å nho cha hai san ngon vá chua cải chiên loãi bún riêu cua Sê Hướf="/index.php?q=Pate gan">Pate gan ẫm thực mon canh ngon công thức bánh lưỡi mèo Nau che mà p làm sườn nướng chua ngọt sôi canh khoai mỡ tím cach nau banh canh ca phá Ÿ bo lam banh bao chay bò mì ý đậu que khooai xoi khuc thịt bò xào hành dồi cá tẩm bột chiên giòn tan gừng ca qua nau am gà om nấm Phù trúc chay rất giàu chất dinh dưỡng Muối Chua Bún trộn Thiên Lý banh kem trai cay ngon Bà bẠu cah lam mi la dua sot ngu vi huong Làm đẹp khó cach lam mien ga Canh chột nưa xứ Huế Hướ cách làm chè bắp bo xao cu sen bò trộn salad nấu súp gà trà trái táo nước tương trứng cút mỳ quảng thịt ếch CÃƒÆ Kho cha trung lap xuong Cháo mè đen Canh bầu dưa LÃƒÆ m mì ống món cu cai Sữa chua kem trà xanh cách làm món Nhật Hà Ly siro chanh mon ngon tu ca tim Những mẹo hay cho bữa đồ nướng làm bánh âu hải sản kho mặn Bánh măng bánh mận cach nau canh chua ngay ram quán nhậu cách làm ốc hấp tiêu che dau do hat sen món ăn dân dã đồ cho bé