17:39:52 NGÀY 16/08/2014 Có hay không chuyện nêm gia vị không đúng lúc sẽ gây bệnh? Theo PGS.TS. Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh thực
Nêm gia vị không đúng lúc sẽ gây bệnh?



17:39:52 NGÀY 16/08/2014

Có hay không chuyện nêm gia vị không đúng lúc sẽ gây bệnh?

Theo PGS.TS. Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh thực phẩm) cho biết: "Gia vị có nhiều loại như muối, nước mắm, mỳ chính, hạt tiêu, hành tỏi… Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào nói việc nêm gia vị không đúng lúc sẽ gây bệnh cho con người. Việc nêm gia vị sớm hay muộn là tùy vào món ăn, cách nấu của bà nội trợ. Tuy nhiên, việc cho gia vị đúng thời điểm cũng có thể góp phần giúp cho món ăn được ngon hơn”.

Muối, bột canh: Cho vào ướp hoặc nêm khi nấu canh
Có một số thông tin cho rằng, với các món xào, thì nên cho muối vào cùng với dầu chiên, rồi mới cho thực phẩm vào sau một phút để xào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
Trước thông tin đó, PGS. TS Phan Thị Sửu, cho rằng điều này không đúng và không có cơ sở khoa học. "Bởi vì, alflatoxin chỉ tạo thành ở các hạt có dầu bị mốc như lạc, hạt điều chứ không thể có alflatoxin trong muối. Muối có thể cho vào khi ướp thực phẩm, nếm nêm trong khi đun nấu hoặc khi đã xào, nấu xong".



Theo PGS. TS, ngày nay người nội trợ thường dùng bột canh thay muối trắng. Bột canh cho vào các thực phẩm để kho, rán, thường cho vào ướp cùng thịt, cá để thấm vào thực phẩm làm tăng vị đậm đà. Khi luộc rau cho một chút bột canh vào nước nấu sôi (vì nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn) sẽ làm cho rau luộc được xanh hơn. Tương tự khi nấu canh cũng nên cho muối trước khi cho rau vào nấu để cho rau đậm đà và xanh hơn.

Nước mắm: Không nên nấu hoặc ninh kỹ quá
Nước mắm có vị ngọt của các các axit amin tạo ra trong quá trình muối chượp (nguyên liệu thuỷ sản - thường là cá ướp muối - đang phân huỷ dùng để làm nước mắm). Nếu nấu hoặc ninh kỹ quá có thể làm mất đi các axit amin nên chỉ nấu ở một thời gian thích hợp đảm bảo đủ chín thực phẩm. Nước mắm có thể cho vào thực phẩm khi ướp hoặc trước khi nấu.

Đường: Nên để lửa ở nhiệt độ vừa phải
Đường vừa tạo vị ngọt vừa tạo màu cho thức ăn. Đối với món kho hoặc chiên, rán thường ướp thực phẩm với đường. Nếu chiên rán thì chỉ để lửa 170 độ C - 200 độ C, thực phẩm sẽ có màu nâu cánh gián vừa phải rất hấp dẫn. Song, nếu để nhiệt độ cao hơn, đường sẽ bị caramen hóa làm cho thực phẩm có màu nâu đen, làm mất đi vẻ đẹp của món ăn.



Hành, Tỏi: Ướp thực phẩm hoặc phi thơm đều được
Hành có thể cho vào khi ướp thực phẩm, hoặc cho vào mỡ để phi lên trước khi xào. Khi xào rau muống hay ngọn bí, nên lấy một ít tỏi phi với dầu mỡ cho thơm rồi cho rau vào xào, gần chín cho thêm một ít tỏi, giã nhỏ vào sẽ có một món rau xào thơm ngon dậy mùi tỏi.

Hạt tiêu: Cho vào sau khi xào xong
Hạt tiêu có chất tạo vị cay và tinh dầu, khi đun lâu thì tinh dầu bay hơi, chất cay vẫn còn. Khi kho thịt cá thì nên cho hạt tiêu xay không mịn (còn từng mảnh), có thể dùng hạt tiêu đã rang chín hoặc hạt tiêu sống đều được. Với các món xào, dùng hạt tiêu rang chín và xay mịn để cho vào sau khi đã xào xong.
Ngoài ra, TS Phan Thị Sửu lưu ý người nội trợ không nên dùng các phẩm màu tổng hợp. Nên tận dụng cách tạo màu tự nhiên như màu xanh từ lá riềng, màu đỏ từ quả gấc, hạt điều nhuộm, từ quả cà chua, màu vàng từ quả dành dành, củ nghệ.

dầu chiên: Tuyệt đối không dùng dầu chiên đi chiên lại
TS Phan Thị Sửu còn chia sẻ, “Trong khi đun nấu, đáng lo ngại nhất là việc dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Vì, nếu dùng dầu chiên đi chiên lại sẽ tạo ra chất trans fat có thể gây ung thư. Vì vậy, tuyệt đối không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần”.

Với Bột gọt (mì chính),
một điều cần lưu ý nữa là đối với một số người có cơ địa dị ứng với Bột gọt (mì chính) (bột ngọt) thì không nên dùng thức ăn có nêm nhiều Bột gọt (mì chính).

Theo Eva



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết Nêm gia vị không đúng lúc sẽ gây bệnh?

sốt gà với nấm đông cô luon um nuoc cot dua cupcake trà xanh sốt hải sản sốt khoai tây nghiền trứng rán rau củ sốt lá húng tây làm bánh bông lan ngon canh chua nấm sốt mì ý sốt me cá basa ca hoi nuong sot nuoc tuong mì tôm trộn chua cay ngon keo mut chocolate ngon rau củ tẩm bột chiên giòn sốt spaghetti sốt thịt băm bánh bào hình hoa sốt vang thịt bò cua rang me sứa bóp gỏi nuoc duong gung sứa trộn rau củ Tại sức khỏe thịt bỏ mắm sữa đậu nành bắp củ sen nhồi gạo sữa bắp thơm ngon Tự làm sữa bắp sữa chiên trung sữa chua tôm xào hành toilet sặc bánh mì hình hươu cao cổ sữa chua dâu Món ăn có ích cho người bị viêm gan sữa chua dẻo ca cao banh gyeongdan cách làm cánh gà sốt cay thịt nguội hấp trứng salad ớt ngọt com sua sữa chua hoa quả canh ca chua trung banh brownie bowl thom ngon sữa chua mát lạnh ngày hè Tự làm Lẩu cháo cua đồng thơm ngon dễ ăn sữa chua nha đam sữa chua phô mai sữa chua phô mai ngon thịt ba chỉ cuộn ớt sữa chua thanh long cach nau sup may man sữa gạo đẹp da bắp nướng mật sữa lắc bia sữa ngô cha quê sữa tươi s ca dieu hong Lưỡi sa lát bí ngòi sa lát hoa quả sa lát nga sa lát táo sandwich kẹp luoi Theo sa lát thanh cua sa lát Mít List que ngò kẹo thịt heo ba chỉ áp chảo nướng bánh quy chanh mì căn Muối sa si mi cá sa te sake tẩm bột cach lam banh xu xe củ cải trắng muối nấu rùa salad chẠquẠnhan món chè lạ cai kim chi salad đậu ngự salad đậu phụ bơ salad ớt salad bánh mì salad bơ rau mầm tra sua tran chau cach Lam mi quang Cún Khang Cách làm bánh bao nhân ngọt salad bắp củ cải tím salad cà salad cà basa salad cÃƒÆ chua bi salad cà rốt trái bơ salad cá hồi mién mon ram bap ngon salad cần tây táo banh tiramisu xoai bỏng salad cam tôm salad chanh dây cong bun suon bo đậu tương rang