Bún thang là món cổ truyền của Hà Nội, thường có mặt trong dịp Tết.

	Nấu bún thang đúng kiểu Tết cổ truyền Hà Nội

Bún thang là món cổ truyền của Hà Nội, thường có mặt trong dịp Tết xuất phát từ việc muốn tận dụng những nguyên liệu vốn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày xuân như: thịt gà, giò lụa…khi mà nạp vào người quá nhiều đạm như vậy thì khẩu vị thường có xu hướng tìm đến những thứ thanh nhẹ hơn.

Từ hai mục đích chính đó, qua bàn tay khéo léo, tinh tế của những người phụ nữ xưa bún thang ra đời và đã trở thành một món ăn mang đậm dấu ấn của vùng đất kinh kì. Trong tất cả những món nước chan như bún, phở… của Việt Nam thì phần nước dùng rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự ninh hầm và chế biến hết sức tinh tế để tạo hương vị đặc trưng nhất cho món đó. Bún thang với nguyên liệu chính là gà nên tất nhiên hồn túy của nước dùng tất phải đậm vị gà; vì vậy nhất thiết nước dùng phải là nước được ninh kĩ từ xương gà bởi nếu là nước ninh từ xương lợn sẽ có vị hơi “nặng” so với vị thanh của xương gà. Yêu cầu lớn nhất của món bún này ngoài việc phải ngọt, thơm, dậy vị thì nước dùng phải trong. Để làm được điều đó thì xương gà sau khi mua về, các bạn nấu sôi một nồi nước rồi thả xương gà vào luộc cho xương tiết hết những bọt bẩn. Sau đó vớt xương ra rửa thật sạch rồi mới chế nước lạnh vào ninh nhỏ lửa trong vòng 2-3 tiếng. Thịt gà có thể tận dụng phần thịt còn lại của gà luộc trong mâm cỗ, thường là phần thịt ức trắng, thớ thịt dài, đem xé sợi sẽ vừa bông vừa đẹp. Hoặc nếu sử dụng nguyên con gà thì nên chọn gà mái tơ có lớp da vàng mọng, căng bóng, thịt ăn mềm và ngọt. Nên chần gà qua một lượt nước sôi, sau đó mới thả vào nồi nước ninh xương luộc chín cùng gừng và hành khô nướng, thêm củ hành tây bổ làm tư nữa thịt gà sẽ thơm ngọt hơn nhiều.
Nấu bún thang đúng kiểu Tết cổ truyền Hà Nội
Một trong những nguyên liệu làm dậy vị cho món bún thang tất không thể thiếu nấm hương. Người cầu kì thường tỉ mẩn chọn kĩ đến từng cánh nấm, nấm ngon thường là loại có màu vàng nâu, chân nhỏ và ngắn, mùi thơm dịu. Nên lựa những cây nấm đều nhau, mũ nấm dày, cánh nấm nhỏ, đường kính nấm từ 1-1,5cm (thường hay gọi là nấm “cúc áo”). Ngâm nấm nên dùng nước nóng nấm sẽ thơm hơn rất nhiều, phần nước ngâm nấm không nên đổ đi mà hãy tận dụng bằng cách để lắng rồi trút vào nước dùng nấu cùng với phần mũ nấm. Thêm một nắm nhỏ tôm khô nước dùng sẽ dậy mùi thơm đặc trưng và rất ngọt. Luôn phải Lưu ý duy trì mức lửa nhỏ khi ninh nước và hớt bọt (nếu có).
Nấu bún thang đúng kiểu Tết cổ truyền Hà Nội
Sự cầu kì của bún thang không chỉ nằm ở phần nước dùng mà còn ở phần nguyên liệu đi kèm nữa, tất cả đều phải xé sợi và thái chỉ để tạo nên một tổng thể đẹp mắt. Trong đó có lẽ khó nhất là trứng, làm thế nào để có thể tráng được những lát trứng vàng ươm, mỏng tang như lụa? Bí kíp là sau khi đánh tan trứng với mắm hoặc bột canh thì thêm vào đó một chút nước lã rồi lọc trứng qua một cái rây. Thoa một lớp dầu mỏng lên chảo, dùng giấy thấm bớt dầu thừa, đợi chảo nóng thì đổ một lượng trứng vừa đủ vào giữa chảo, cầm cán chảo nghiêng qua lại để trứng dàn đều và mỏng. Giữ nguyên trứng như vậy, đun nhỏ lửa đến khi mép trứng bong thì dùng tay bóc rồi lật mặt kia rán cho se mặt mới nhấc trứng ra, xếp thành từng lớp. Đợi trứng nguội mới thái, trứng sẽ dai dễ thái và khi chan nước không bị bở.
Nấu bún thang đúng kiểu Tết cổ truyền Hà Nội
Phần khó nhất trong tất cả các nguyên liệu đã được xử lí thì việc xé thịt gà hay thái chỉ giò lụa sẽ trở nên giản đơn hơn nhiều. Tôm khô sau khi rang thơm, chỉ cần bỏ vào máy xay nhấn vài lần là món ruốc tôm bông tơi đã hoàn thành. Nguyên bản thì phải dùng tôm to, rang thơm, bóc nõn rồi đem giã, sau đó xào nhỏ lửa để thành ruốc tôm. Tất cả sắp sẵn, gọn gàng.
Nấu bún thang đúng kiểu Tết cổ truyền Hà Nội
Các loại rau gia vị sử dụng trong bún thang bao gồm: hành, mùi, rau răm, lá chanh, chanh tươi và ớt ăn kèm. Thiếu một loại tất không bật lên đúng vị bún thang. Nếu bạn thích vị giòn sần sật của củ cải chua ngọt thì cần chọn loại củ cải đã bào sợi và phơi khô. Ngâm với nước nóng cho nở, bóp xả nhiều lần với nước nấu sôi để nguội để khử vị ngái rồi vắt kiệt, trộn với nước mắm, đường, dấm theo tỉ lệ 2:1:2, đợi củ cải thấm và vắt nhẹ cho sợi được ráo.
Nấu bún thang đúng kiểu Tết cổ truyền Hà Nội
Khi tất cả mọi thứ đã chuẩn bị sẵn xong, ấy là lúc chần bún cho khỏi vị chua. Bốc một nắm bún còn nóng hôi hổi bỏ vào bát, lần lượt xếp thịt gà, giò, trứng, ruốc tôm, củ cải, rau thơm mỗi thứ một góc rồi chan nước dùng đang sôi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Nhúng thêm chừng một đầu đũa mắm tôm thôi, lập tức cả bát bún nổi vị đậm đà hẳn lên. Chỉ một bát bún thôi mà tưởng chừng như bức tranh thu nhỏ với sự hòa trộn của cả hương vị lẫn màu sắc, trong sắc có vị, trong vị lại cảm thấy sắc – một sự giao thoa đầy quyến rũ giữa hương vị và mỹ quan để mỗi lần nấu bún thang lại thấy như không khí Tết đang tràn ngập gian bếp.
Nấu bún thang đúng kiểu Tết cổ truyền Hà Nội
Nguyên liệu thường dùng cho một nồi bún thang (6 người ăn): - 1 con gà mái tơ - 1 kilogram bún sợi nhỏ - 20 gram nấm hương khô - 10 gram tôm khô - 1 quả trứng gà - 200 gram giò lụa - 2 bộ xương gà (trong siêu thị BigC bán 27.000VND/3 bộ xương gà) - 1 củ gừng - 2 củ hành khô - 1 củ hành tây - 1 kilogram bún sợi nhỏ - Hành, rau răm, rau mùi, lá chanh - Mắm tôm - Sợi củ cải khô, chà bông tôm (nếu thích)
Nấu bún thang đúng kiểu Tết cổ truyền Hà Nội

Hà Ly
(thực hiện)


Tổng hợp & BT:

Về Menu

bún thang, gà ta, Tết cổ truyền, Hà Nội, Hà Ly

Ngon lạ bánh xèo thịt chuột Những lỗi nấu ăn cần tránh Nấu bùn riêu Ngoc Anh MasterChef pizza mì gói Những điều không nên bỏ lỡ ở Việt Hoa qua tron Nên nêm bột ngọt vào lúc nào Ngọt lành canh rong mứt cach lam miến xao thập cẩm Mon bun hue Người Nhật tỉ mỉ Nhớ món cá lòng tong muối chiên giòn Khô cá thia đậu non trứng cút hấp xì dầu Mo Nhúng Mon an moi ngay gà chien nuoc mam Mam chua Me ngao Mê mẩn món ngon từ sò quéo Mì ý thịt bò Mẹo chọn đồ ăn khô đạt tiêu chuẩn Mách bạn những thực phẩm đánh bay Đến Phú Quốc phải ăn gỏi cá trích canh cua ngon Mẹo cắt gọt hoa quả nhanh và đẹp Mực rim bánh vặn thừng rán Mách bạn cách trang trí món ăn ngày Keo socola Một số lưu ý cho mẹ bầu khi sử dụng há t cà bá ƒ cách làm sữa chua dẻo thơm Một số điều tối kỵ khi ăn tôm Món xao Mẹo cạo vỏ gừng siêu nhanh Mẹo vặt gia đình Khử cay khử ngứa Kem dau xanh List Cヾm Mẹo luộc Kem Blueberry Mojito ngon Món ngon cho ba bầu Mẹo hay khử mùi hôi của thịt La Hán quả Món banh hap Hot ga nướng Lẩu cá linh hoa điên điển mùa nước thịt bò hầm cay Canh bò hầm cay Hiếm như cá sơn gà Lạ miệng với cúm núm hấp sả Mẹo hay hấp thực phẩm ngon Món bánh chuối hấp Mì nui Làm sạch bát đũa bằng nước nóng Hấp Canh súp lơ bông cải Mì chua ngọt Hàn Quốc ngon rẻ Enchilada Stromboli chè đậu xanh đánh chè đậu xanh Canh chua cà bá ƒ Dua chua Làm mũi tên thần tình yêu từ đồ ăn Canh bí đỏ nấu tôm thịt banh troi nuoc cot dua tep rang chua ngot ngon Làm dưa rau muống Dễ mắc lừa với bốn món ăn Mut Oi muc xao dua Cai bap Kimbap kiểu mới Kim chi bap cai văn hóa ẩm thực Việt Dưa mam Cuối tuần làm bánh chuối rán ăn chơi banh bao khoai lang Cach xao mang tay com me Cuối tuần đi Vũng Tàu vì thèm ăn bún sa lát trái cây kem chua Khoai tây Khoai mo chien Com Tam Suon Nuong Soi cuc tự chế vườn cây mini Cach luoc my ngon Khoai mi Cach nau hu tieu banh vai Hướng dẫn mẹo hay với lạc Chiêu khử mùi hôi của các loại thịt cà khoai dừa tắc Che troi nuoc hạt tiêu canh chua sau thit Cach Lam Bo NE Lớp quả lê dinh dưỡng tiểu đường kháng Cach Lam Muoi Tieu Hướng dẫn mẹo hay khi chế biến thịt Chao thịt bo che khoai mon nuoc dua Ca thu kho Chao dau do khoai ngào đường Ca ri Gà Cach nau hu Tieu lẩu bò viên Hướng dẫn làm chú thỏ xinh xắn với Chan ga ngam ot Ca mo kem đá bí ngòi hấp tưới xì dầu Hướng dẫn cách cắt bơ nhanh và đẹp Chuoi xao Hướng dẫn cách bày hoa quả sinh động nau ga tiem