Mứt dừa được làm từ cơm dừa (cùi dừa). Với nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và dễ thực hiện, mứt dừa rất được ưa thích vì có hương vị đặc sắc. Cách làm mứt dừa
Cách làm mứt dừa

Mứt dừa được sản xuất nhiều ở Bến Tre. Cứ mỗi mùa mứt (từ đầu tháng 11 Âm lịch đến cuối tháng 12 Âm lịch hằng năm), người dân Bến Tre sản xuất được khoảng 2.000 tấn mứt dừa. Mứt dừa non hay còn gọi là mứt dừa sữa, mứt dừa dẻo được xên với ít đường, ăn vừa dẻo vừa thơm.

Dừa non thì cơm mỏng, mềm và nước ngọt, thường được dùng để giải khát. Dừa "già” có lớp vỏ ngoài cứng, màu nâu sậm, cơm dày và cứng, thường được dùng làm nước cốt dừa . Dừa "trung niên" nhìn gần giống dừa "già”, nhưng vỏ có màu sáng hơn. Loại này dùng làm mứt là ngon nhất.

Thông thường, nên chọn quả dừa to để có thể cắt được sợi mứt dài và đẹp.

Thực hiện

Dừa sau khi tách bỏ lớp vỏ xơ bên ngoài, đập vỡ lớp vỏ cứng (gáo dừa) để lấy phần cơm, có thể hơ qua lửa cho cơm dừa dễ tróc ra khỏi vỏ. Lấy cơm dừa ra, gọt sạch lớp vỏ lụa màu nâu đen, rồi xắt sợi. Bề dài có thể vài centimet đến 1-2m, bề dày khoảng 1mm. Mang phần cơm dừa đã bào rửa thật sạch hoặc trụng sơ để tách bớt độ nhờn do dầu thoát ra khi bào (dừa già thường có nhiều dầu), sau đó để trên rổ khoảng 15 đến 30 phút cho ráo nước.

Cân dừa để xác định lượng đường cần dùng: Đường = ½ (một phần hai) dừa. Ví dụ: 1 kilogram dừa thì cần 400 gram - 600 gram đường cát trắng. Trộn đường với dừa, có thể thêm màu thực phẩm nếu thích. Nếu thích dùng màu lá dứa thì rửa thật sạch lá dứa tươi, giã nhuyễn, cho ít nước vào hòa tan và dùng khăn vắt lấy nước màu để trộn chung với dừa.

Chờ đến khi đường tan hết (ngâm khoảng 3-5 giờ) thì mang phần hỗn hợp này xên trên lửa nhỏ, cứ khoảng 10 phút thì đảo dừa một lần, đến lúc dừa gần khô thì trộn thật đều tay để đường bao đều miếng dừa, có thể cho thêm ít vani cho thơm. Khi nước đường cô lại sền sệt rồi khô thì nhấc xuống, trải rộng ra mâm, hong gió cho dừa thật nguội là có thể ăn được. Trong lúc sên, cần Lưu ý không để mứt bị khét hoặc ngả màu không theo ý muốn, trộn nhẹ tay để sợi mứt không bị đứt vụn.

Với cọng mứt dừa dài, lúc mứt còn nóng, mềm... có thể dùng tay quấn tròn, tạo hình trang trí.

Bảo quản mứt dừa trong lọ thủy tinh sạch, đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, có thể sử dụng trong vài tháng.

Dinh dưỡng:

Giá trị dinh dưỡng của mứt dừa thay đổi khá nhiều, phụ thuộc cùi dừa non hay già và lượng đường xên. Mứt cùi dừa già thì năng lượng khá cao, khoảng 380 - 410 Kcal/100 gram mứt dừa (tương đương hai chén cơm trắng). Đối với mứt dừa non, thì năng lượng thấp hơn, do cùi dừa non ít béo, ít đường hơn, khoảng 180 - 200 Kcal/100 gram mứt. Trong mứt dừa, nhiều nhất là chất đường và chất béo, cũng có 4-5 gram đạm trong 100 gram dừa, có chất xơ, khoảng 30 mg Canxi, nhiều Kali và một số vitamine khác.

  Theo BS Đào Thị Yến Thủy Phụ nữ
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

súp bông cải me chua DAU nổi cà ri chay KIM dai vong thùng truc cà ri cà Cam bánh crepe canh ốc dua chuot bánh mì bùi phơ ca sốt トO Trニーa th xối rau câu ngon Rau ngổ cach lam chao cua Làm bánh mì bữa cơm chiều CÃƒÆ Kho mứt Hạt sen Cháo mè đen Canh bầu nhã thit lợn dau dua xao Cánh gà chiên Chè Táo Xọn nem cà kem sữa caramel lọ mon ăn cha ca hap bánh tét cha ram bap Cá khô бm trang tri banh món tráng miệng phở bò tái bánh cupake vani goi bap cai Mon nuong CHÃƒË ³n ga hap xa CÃÆu Món chay Bóc làm thạch hoa quả Món giò chien bap khác lam bán Bo nau ruou vang suon sot toi thịt bò hầm rau củ cơm rang quà vặt ngon Beefsteak Biến tấu độc đáo của sữa chua Hà Be thui cà nuong cá linh chiên giòn ga rang la gung nui trộn bò rau củ trÃƒÆ xnah bo sot hanh thom ngon chim sẻ Sụp Canh trung ca chua mi ngao duong lẩu nấm Ca loc hap xào đọt bí với tỏi Com chien cà nuc banh cach dinh dưỡng là giang List Chao cuoi chai bồ đào nha bà nh gio qua đao bì chay giày dép bo lui Hấp hay luộc cua biển sẽ ngon hơn trung hap kieu nhat nam xao luon chè nhãn banh deo ngon quả ớt vỏ nom đu đủ Ăn Sáng giò cốm xanh bánh papparoti vá chanh Mùa Hè lựa chọn Lươn sup ca cÃƒÆ ri biến tấu thơm nướng Bột chiên sup pho mai bach Quy thit cây mon cà món trứng chiên