Tồn tại ở mọi ngóc ngách của thế giới, có thể nói mì gói đã trở thành món ăn rất phổ biến nhất nhờ vào mùi vị khó cưỡng, rẻ tiền mà lại dễ chế
Mì gói chinh phục thế giới



Tồn tại ở mọi ngóc ngách của thế giới, có thể nói mì gói đã trở thành món ăn rất phổ biến nhất nhờ vào mùi vị khó cưỡng, rẻ tiền mà lại dễ chế biến hơn bất cứ món ăn nào khác.



Phi hành gia Soichi Noguchi biểu diễn ăn mì gói trên quỹ đạo - Ảnh: Maff.co.jp

Về đến nhà sau ngày dài mệt nhoài với núi công việc ở văn phòng, Michelle Sebastian, 29 tuổi, độc thân và quản lý một khách sạn sang trọng tại Bangalore, có thói quen dầm mình vào bồn nước nóng và sau đó thưởng thức trọn vẹn tô mì lớn nghi ngút khói. Theo báo The New York Times, Sebastias thay đổi món rau ăn kèm mỗi bữa tùy theo vị nước súp của mì. Tuy nhiên, món chính mỗi tối không hề thay đổi: mì gói. “Tôi cứ việc thêm vào bông cải xanh, bắp non, hẹ tây, giá, bất cứ loại nào mình thích. Đôi khi bỏ thêm dầu mè hoặc phô mai nếu muốn ăn khô”, cô Sebastian giải thích. Hôm nay có thể là mì nước, hôm sau mì trộn hoặc mì khô. Và cô thú nhận mình ăn đến 6 bữa tối với mì gói, trừ phi có hẹn đi ăn ngoài.

Đối với một người ăn chay trường, độc thân và chẳng có mấy thời gian như Sebastian, mì gói đúng là món ăn không thể nào thích hợp hơn. Dù vậy, sự lựa chọn này có vẻ vô cùng nhạt nhẽo và bất ngờ đối với một người đang ở trung tâm ẩm thực của thế giới như tại Bangalore, Ấn Độ. Chỉ cần bước ra khỏi cửa là thức ăn có mọi nơi, từ món truyền thống đến món tây, từ món Nhật, Hàn đến Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp thực tế đó, cô Sebastian và những người trẻ tuổi có vị trí tương tự tại Ấn Độ ngày càng bị lôi cuốn bởi loại thực phẩm đã và đang chinh phục cả thế giới. Thị trường mì ăn liền tại quốc gia Nam Á hiện vào khoảng 300 triệu USD/năm, và sẽ tăng gấp đôi trong vài năm tới, theo báo The New York Times dẫn lời hãng tư vấn Technopak Advisors.

Phải chăng trong bối cảnh mà sự đa dạng hóa ẩm thực và sành ăn tồn tại như một chân lý cơ bản nhất trên mọi miền Ấn Độ, từ khu vực Kashmir đang tranh chấp ở miền bắc đến mũi cực nam Kanyakumari, từ các sa mạc khô cằn ở miền tây đến các bang dọc theo bờ biển ở phía đông, người Ấn đã tìm được mùi vị chung? Từng bị xem là “kẻ ngoại đạo” đối với dân tộc có cái lưỡi khó tính chỉ được thỏa mãn bởi những món ăn đặc trưng theo vùng miền, Ấn Độ cũng không thoát khỏi “chứng cuồng mì gói” đang ám ảnh toàn thế giới.

Từ khởi nguồn khiêm tốn...

Nếu người Trung Quốc luôn phổng mũi vì tổ tiên họ đã làm ra sợi mì đầu tiên cách đây mấy ngàn năm, chính xác là hơn 2.500 năm, người Nhật Bản lại tự hào rằng mì ăn liền chính là phát minh vĩ đại nhất của họ trong thế kỷ 20. Thật vậy, trong 100 năm qua, Nhật Bản đã mang lại cho thế giới vô số phát minh ấn tượng, từ máy nghe nhạc Walkman, tàu cao tốc, máy ảnh kỹ thuật số, xe hơi tiết kiệm năng lượng đến mô hình giải trí gây nghiện karaoke.

Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát vào tháng 12.2000, người Nhật đã chọn mì gói là phát minh số 1 của nước này. Đến năm 2005, mì ăn liền chính thức được lên quỹ đạo, khi phi hành gia người Nhật Bản Soichi Noguchi mang theo món mì đặc biệt tên Space ramen lên Trạm không gian quốc tế. 

  

Ăn mì vừa ngon vừa đủ chất

Không có gì hấp dẫn hơn một ly mì gói chế nước sôi và mở nắp trong phòng máy lạnh kín. Có thể nói sức lôi cuốn và mời gọi của loại thức ăn nhanh này thật mãnh liệt, nhất là khi ngoài trời đang bão bùng hoặc thời tiết lạnh lẽo.

Mỗi nước có cách điều chế mì riêng, và mì gói có thể hòa trộn với mọi gia vị để phù hợp với thói quen ăn uống của từng người. Chẳng hạn như người Ấn thường cho thêm gừng, tỏi, hành, ớt...  Trong trường hợp ngăn tủ đông lạnh rỗng không, có thể đập thêm 2 trứng gà, thêm vài lát hành tây, ngò hoặc bất cứ rau cỏ tươi ngon nào vào tô mì. Lúc sinh thời, để chứng tỏ món mì gói hoàn toàn an toàn cho sức khỏe, ông Ando từng tiết lộ mình ăn ít nhất 1 gói mỗi ngày, và kết quả là ông sống đến 94 tuổi mới qua đời.  

Đó cũng là tham vọng mà cha đẻ của mì gói, ông Momofuku Ando quá cố, từng mong đợi. Bất chấp bề ngoài tầm thường, mì gói đã giúp hàng trăm triệu người sống sót qua thời buổi khó khăn kinh tế, là món ăn kéo dài sự sống trong những trận thiên tai chết người, điều mà người Nhật một lần nữa cảm nhận rõ ràng nhất sau vụ động đất gây sóng thần tại miền đông vào ngày 11.3.2011. Được nấu với nước sôi hay cứ nhai nát khỏi cần chế biến trong trường hợp khẩn cấp, món mì ăn liền đã chứng tỏ tầm quan trọng của di sản do ông Ando để lại cho thế giới.

Vào ngày 15.8.1945, một ngày khi Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh, ông Ando, lúc đó 35 tuổi, đi bộ về nhà tại Osaka, mắt không rời khỏi những mảng thành phố bị tàn phá nặng nề vì chiến tranh. Dù thoát được nạn bom nguyên tử so với Hiroshima và Nagasaki, Osaka cũng bị hủy hoại gần như hoàn toàn trước những đợt không kích. Trong lúc đó, Ando phát hiện một nhóm người đứng sắp hàng trước một quầy bán mì nước chờ đợi đến lượt mình. Hóa ra một tô mì không những có thể làm dịu cơn đói mà còn mang lại sự an ủi xa xỉ trong bối cảnh chiến tranh tàn phá.

Cơn đói tiếp tục phủ bóng đen lên Nhật Bản trong nhiều năm liền sau Thế chiến thứ 2, và ông Ando kết luận rằng một cái bao tử trống rỗng mới là vấn đề cấp bách nhất trong thời đại mình. Ông cho rằng “hòa bình sẽ đến với thế giới khi mọi người đều no ấm”. Và Ando muốn giúp nước Nhật nuôi được toàn bộ dân số trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Mơ ước này càng thôi thúc hơn khi ngân hàng do ông quản lý lâm vào tình trạng phá sản. Sau 1 năm cố gắng, Ando đã tìm được công thức cho phát minh vĩ đại nhất của người Nhật, phải thỏa mãn được các tiêu chí như ngon miệng, bảo quản được lâu, sẵn sàng ăn trong 3 phút, rẻ tiền, an toàn và mang lại sức khỏe. Đến năm 1958, món mì ăn liền đã được giới thiệu tại thị trường Nhật Bản với nhãn hiệu Mì Gà. Và như vậy, đến năm 48 tuổi, Ando đã chính thức đổi tên thành Ông Mì Gói.

... đến món ăn toàn cầu

Khó biết được nước nào gia nhập câu lạc bộ yêu mì ăn liền sau Nhật Bản, nhưng thị trường quan trọng mà ông tổ Ando quyết định chinh phục cho bằng được chính là Mỹ, lúc đó vào năm 1966. Không nản lòng trước thái độ thờ ơ của người tiêu dùng Mỹ với món mì truyền thống, cũng như cái lắc đầu trước đôi đũa, Ando tuyên bố: “Hãy để họ ăn với nĩa,” theo tạp chí Economist. Nhờ vậy mà đến năm 1971, phát minh xuất sắc nhất của Ando đã ra đời: mì ly. Đến nay, công ty của Ando là Nissin đã bán được hơn 20 tỉ sản phẩm trên toàn thế giới.

Thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới được trình bày trước hội nghị lần thứ 8 tại Thiên Tân, Trung Quốc, hồi tháng 5, nước vô địch về khoản ăn mì gói tính trên đầu người thuộc về Hàn Quốc (69 gói/người), kế đến là Indonesia (63), Nhật Bản (39,9). Kết quả này đã giải thích tại sao mì gói lại xuất hiện với tần suất chóng mặt trên các bộ phim truyền hình của xứ sở nhân sâm. Một cảnh thường thấy là các nhân vật chính, hoặc phụ tranh nhau nồi mì gói bốc khói đặt giữa bàn, được bỏ thêm rau cỏ hành ngò, trứng gà. Và theo quan niệm của người Triều Tiên, ăn mì bằng nắp (nồi) mới là đúng điệu.

Tuy nhiên, quốc gia ngốn mì ăn liền nhiều nhất thế giới thuộc về Trung Quốc, với 42,5 tỉ gói vào năm ngoái, chiếm gần 43% sản lượng mì ăn liền trên toàn cầu. Trung bình, mỗi ngày dân Trung Quốc tiêu thụ hơn 100 triệu gói. Và nếu tính theo số lượng tiêu thụ, Việt Nam đứng thứ 4 với 4,8 tỉ gói sau Trung Quốc, Indonesia (14 tỉ gói), Nhật Bản (5,3 tỉ gói ). Lý do đằng sau của sự phổ biến này chính là con người hiện đại ngày càng thiếu hụt thời gian trầm trọng. Dù phần lớn khách hàng của mì gói thường là giới sinh viên, nhân viên văn phòng (từ 20 đến 30 tuổi), cơn sốt mì ăn liền đang diễn ra tại từng hộ gia đình. Trong bối cảnh nữ giới đang trở thành nguồn lực lao động chủ chốt bên cạnh đàn ông, nhiều ông chồng sẵn sàng vào bếp chuẩn bị sẵn món ăn cho gia đình, và mì gói là sự lựa chọn tương đối dễ dàng đối với họ. 







Đủ loại mìgói được trưng bày ở bảo tàng tại Osaka - Ảnh: AFP

Thụy Miên


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Mì gói chinh phục thế giới

Cá lóc tep kho rang top mo các món hầm cach lam Thit Bo kho vịt sốt cam Thúy Hạnh hướng dẫn làm banh trung pho mai mut cu sen ngon nước ép dưa leo chanh banh quy bo ngon tempura với rau củ bánh lọc gói lá chuối cach lam cua rang me Mia súp cach lam banh ran bánh cookies dâu bánh bắp tamales nuoc ngoai Su pho gÃƒÆ chan ga chien cach lam goi muc xẠCà Nuong Nấu canh chua Vịt nướng thịt gà cuộn hanh nhân quán bún bò huế Ngô chiên bánh nướng nhỏ xinh vị cay hoc cach lam xôi chiên Hai món ngon từ hến ấn tượng du khách món ăn ngon lạ xuong duoi heo cá kho măng ép dứa banh ran luc lac đao đậu phụ kho tiêu ăn chay bánh quy cá hồi rim mặn kho dứa Bồ nộm tôm xoài chua ngọt ca bien bò sốt kiểu nhật sup bap thom ngon cách làm thịt bò hầm náu lảu cảo món bún đac san Cải thìa cacsh làm trà sữa thái dau hu sot tom gio cha Hướng dẫn nấu ăn trở gió MÓN XÀO Che thai cách làm pancake chè hột lựu nộm Tuong ngọt cach lam muc ro ti troi tôm rim sa tế cay che dau do tran chau cach lam hat luu banh trai vai ga chien muoi toi ngon Tom xao nam canh khoai nấu tôm tươi Cải chua thịt kho đậu phộng mon giai khat hương vị Canh ga nuong bít tết xuong heo nau canh may vá cho mẹ trả tôm tươi luộc cách nấu canh giá đỗ cach lam bap non xao muc rượu vang làm tranh giấy Nấu bun cach do banh xeo xoi che ngon rau cau dau nanh sot gung nướng Cún Khang Bữa tối ngon lành với hai Quy xao chua ngot bo sot tieu den ngon nấu măng chua kho thit cach lam sua dau nanh tôm khô Nhấm uc ga xao nộm hoa chuối thit bò oc gao cá cơm kho khế gỏi luoi heo Những ý tưởng Made by Teens độc đáo dươi nấu măng chien bo pho sot vang cach nau chao Gan lợn lẩu canh chua Thế giới vòng tay Made by Teens Hạn banh bong lan ca rot gói tai heo bánh đậu công thức chè bột lọc