Nếu đang phân vân không biết đâu là rau củ quả Trung Quốc, đâu là rau củ quả Việt Nam, bạn có thể dựa vào những đặc điểm dưới đây.
Thuộc ngay 'bí kíp' phân biệt 10 loại rau củ quả quen thuộc Trung Quốc và Việt Nam

1. Cà rốt

Cà rốt Trung Quốc thường không còn phần cuống do bảo quản đông lạnh dài ngày, cuống đã bị thối phải cắt bỏ.

Cà rốt Trung Quốc có vẻ ngoài bóng loáng, không hằn vân, củ nào cũng to đều như nhau. Thông thường, chúng đều không có cuống hoặc đầu bị thâm đen.

Cà rốt ta củ nhỏ, màu cam đậm và hằn vân rõ ràng. Phần cuống còn xanh và nguyên.

2. Hành tây

Hành tây Trung Quốc nhìn vẻ ngoài thường có màu xanh. Khi cắt ra, bạn dễ dàng nhận thấy cấu trúc lớp hành không rõ rệt. Hành tây nước ta phần lớn có nguồn từ Đà Lạt. Hành có màu vàng, tím hoặc trắng, hình dáng tròn đều và căng bóng.

3. Bí đỏ

Bí đỏ Trung Quốc (trái) và bí đỏ Việt Nam (phải).​

Bí đỏ Trung Quốc có trọng lượng lớn, thường gấp 2-3 lần bí ta. Quả bí thường có dạng dài, vỏ bóng và trơn đẹp. Bí đỏ của ta có rất nhiều loại, đủ mọi hình dạng từ tròn đều đến hồ lô hay bầu dục. Chúng thường có vỏ sần sùi và không trơn bóng.

4. Bông cải xanh

Bông cải Trung Quốc (trái) và bông cải Đà Lạt (phải).

Bông cải Trung Quốc có màu xanh thẫm, nhỏ hơn so với bông cải Đà Lạt và thường mỗi cây chỉ có một bông. Bông cải Đà Lạt dài cây và to. Mỗi cây lại chia thành nhiều bông nhỏ và có màu xanh lơ.

5. Bắp cải

Bắp cải Trung Quốc phân biệt với bắp cải Đà Lạt​.

Bắp cải Trung Quốc được bảo quản trong túi lưới, hình dạng tròn đều và nhỏ khoảng bằng hai nắm tay. Phần lá xoăn nhiều và màu xanh đậm hơn so với bông cải thông thường. Ngược lại, bắp cải ta to và có màu trắng. Các lá bắp cải xếp lớp khít vào nhau tạo thành khối lớn.

6. Cà chua

Cà chua Trung Quốc (trái) ít khi có cuống.

Tuy khó phân biệt hơn, nhưng cà chua Trung Quốc lúc nào cũng to hơn hẳn, không có cuống và bóng đều. Dù màu có đỏ đậm nhưng sờ vào vẫn thấy cứng. Cà chua ta đủ mọi hình dáng, trái to trái nhỏ không đều nhau. Trái đỏ thường hơi mềm và bao giờ cũng còn cuống.

7. Khoai tây

Khoai tây Đà Lạt (phải) và khoai tây Trung Quốc (trái).​

Khoai tây Trung Quốc cũng có nhiều loại khác nhau, nhưng có thể nhận thấy là vỏ khoai hơi xanh. Khi cắt ra, ruột không có màu vàng mà trắng nhợt. Khi chín khoai không mềm mịn mà thường bị sượng. Khoai tây Đà Lạt thường có trái đậm màu, ruột vàng đặc trưng, mắt khoai nhỏ, vỏ mỏng và dễ bong tróc. Khi chín khoai mịn và bùi.

8. Dâu tây

Dây tây Trung Quốc đỏ thẫm được bày bán ở chợ.​ Dâu tây Trung Quốc có giá rẻ chỉ bằng nửa dâu tây Đà Lạt. Khi quan sát thấy màu dâu đỏ thẫm như màu huyết dụ trải đều quanh trái, có lá cũng thẫm xanh rũ xuống ôm lấy trái, phủ kín đến gần ⅓ (một phần ba) chiều dài quả.

Dâu tây Trung Quốc có màu đỏ thẫm.

Dâu tây Đà Lạt có màu tươi sáng và cuống xanh.​ Dây tây Đà Lạt có nhiều giống khác nhau nhưng nhìn chung màu dâu rất sáng. Nó có thể có màu hơi hồng hoặc màu đỏ tươi. Phần màu đậm nhạt khác nhau trên cùng một trái và giữa các trái với nhau. Thường đậm màu nhất là vùng thân, phần cuống sẽ có màu hơi trắng. Phần lá có màu xanh tươi và chỉ ngắn vừa phủ mặt đầu cuống.

Dâu tây Đà Lạt có màu tươi hơn.

9. Gừng

Gừng Trung Quốc (trái) và gừng ta (phải).​

Gừng Trung Quốc có vỏ trơn bóng, trông mọng nước và có màu hơi vàng. Khi cắt theo sớ ngang sẽ thật dễ dàng vì ít xơ. Một đặc điểm khác có thể nhận thấy là gừng Trung Quốc thường rất to.

Gừng ta thường có màu hơi sẫm, củ nhỏ và trông xấu xí chứ không đẹp mã như gừng Trung Quốc. Đặc biệt, gừng ta rất thơm, có thể ngửi thấy mùi gừng mà không cần phải cắt.

10. Hành

Hành Trung Quốc (trái) và hành ta (phải)​.

Hành Trung Quốc củ tròn và to đều. Một củ hành thường chỉ có một tép tròn đều. Khi cắt ra không có vị cay nồng và khi phi lên không có mùi thơm. Thông thường màu hành cũng chỉ tím mờ chứ không đậm màu như hành ta. Hành ta củ dài, một củ có hơn một tép. Khi thái thấy cay nồng và khi phi thơm phức cả nhà. Vỏ hành cũng thường dày hơn hành Trung Quốc.

Theo VTC


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Mẹo vặt

sốt cà chua Xúc xích sốt cà chua nhanh gỏi bò làm sữa chua tổ chức sinh nhật lái cách làm bánh mousse chanh leo Bánh flan cafe la lot mì ý 峄恈 ngÃƒÆ Bánh gan nu Bánh gio ta nem chua Thanh Hóa vit xao Bánh hẹ xôi ngon Bánh hap chụp đèn cach lam mi xao bo Bánh kép nếp cẩm nước cốt dừa Cá u Thịt kho tiêu mứt vỏ quýt banh raisin danish thom ngon tom hum sot ngon Bánh khoai mì nướng đỏ chè khúc bạch canh rau Bánh lá mơ lẩu Xúp hoành thánh Công Ca tim Bánh mì đen cach lam canh ga cá chạch GÃƒÆ Bánh mì bơ tỏi Thịt viên Bánh mì hấp ăn kèm bì Toc Mẹo rang hạt bí giòn bằng lò vi sóng Bánh mì hấp ăn kèm bì thịt kiểu Sài a Bánh mì ngon độc nhất vô nhị bảng Bánh mỳ banh gato bo cuon cách làm thịt heo Bánh mỳ nhân trứng sữa nước mắm chay chè bà ba món ngọt khoai lang tím Trâm Bánh nậm ngon đậm đà chien banh chuối Bánh nep dễ hơi Bánh ngọt khéo tay may vá Bánh phở món ăn việt nam Bánh quấn Tam Đảo Bánh quẩy công thức kem chuối đông Bánh quy Bánh Trung thu và mối tơ hồng Bánh quy nhân quả khô giòn xốp ăn khuya Bánh rán mặn nóng hổi cả nhà mê món ăn với thịt bò Bánh rán nhân mặn banh khoai mi nuong ngon Bánh rau ngon lạ phố Nguyễn Biểu Thạch nho sữa cực ngon cừu Bánh tét chuoi Ái Châu chia sẻ tuyệt chiêu tận dụng banh nep chien Bánh tieu chọn mít ngon Bánh trôi kim chi cải thảo Bánh trang Bánh trung thu rau câu Bun reu Bánh Bánh táo món Pháp Tarte Aux Pommes samosa siro trái mận Béo Bình xèo Bình Tây Bí đỏ Bí đỏ nấu sườn heo Bí Quyết mẹo làm bếp sinh to sua chua thanh long ngày cuối năm chi sua socola ngon Bí quyết có món chả giò ngon Nước mía valentine cookies Mùi Bí quyết cho món dưa muối chua giòn cực Bí quyết cho món há cảo tôm hấp ngọt liụ trứng hấp Bí quyết cho món trứng chiên rau luộc Bí quyết giúp bạn ăn tiệc không mập Bí quyết giữ vitamin A khi chế biến rau mồng tơi nấu cháo cua