Hải sản là loại thực phẩm chứa rất nhiều ấu trùng giun sán. Vì vậy, nếu không chế biến đúng cách sẽ gây hại đến sức khỏe người dùng.
Cách chế biến 'đánh bay' ấu trùng giun sán trong hải sản

Theo BS Nguyễn Tiến Lâm – Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), hải sản là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chế biến các loại đồ ăn này cần đặc biệt lưu ý vì nguy cơ nhiễm bệnh do giun sán thường rất lớn.

BS Lâm cho biết: Trong thịt cua biển sống có chứa nang trùng Lungfluke (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không được chế biến ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh đỉa phổi. Chúng sẽ gây ho, khạc ra máu và có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt…

Bên cạnh đó, các loại cá biển như cá voi, cá heo, cá thu, cá hồi…chứa rất nhiều ấu trùng giun tròn Anisakia. Nếu ăn phải các ấu trùng của giun trong cá biển thì vài giờ sau, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn và đau vùng thượng vị mỗi lúc một nặng, có khi đau bụng dữ dội kèm theo các phản ứng dị ứng…

Các chuyên gia khuyến cáo, nên tuân thủ nguyên tắc "ăn chín uống sối" để tránh nhiễm ấu trùng giun sán từ các loại hải sản. Ảnh minh họa

Vì vậy, để loại bỏ nguy cơ gây hại của các loại giun sán có trong hải sản, các chuyên gia khuyến cáo, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là “ăn chín uống sôi” vì hầu hết giun sán, trứng hay ấu trùng của chúng đều bị “tiêu diệt” ở nhiệt độ cao.

Các bác sĩ cũng lưu ý, gỏi, nướng hay lẩu hải sản là các món được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để giữ được các giá trị dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo không “rước” ấu trùng giun sán vào trong cơ thể, tốt nhất phải sơ chế cẩn thận các loại hải sản trước khi ăn.

Khi sơ chế cá biển, nên loại bỏ nội tạng cá vì ấu trùng giun sán trong cá thường tồn tại dưới dạng giun xoắn hoặc cuộn chặt không màu thành các ổ tròn bên trong nội tạng.

Với cua biển, cần rửa thật sạch bằng cách lấy bàn chải cọ sạch các vật bẩn ở chân và càng cua hoặc ngâm cua vào trong nước muối khoảng vài tiếng, sau đó đem ra để ráo nước.

Các loại hải sản như nghêu, sò, ốc... nên được rửa thật sạch rồi ngâm trong nước khoảng 3-5 tiếng để chúng nhả hết cát và các chất bẩn bên trong rồi mới chế biến.

Các loại hải sản sau khi đã sơ chế cẩn thận cũng phải được nhúng chín (các thớ thịt săn lại, không còn các tia máu đỏ) khi ăn lẩu hoặc đặt trên nhiệt độ cao đối với các món nướng hải sản. Không nên ăn hải sản chưa chín kỹ vì dễ gây đau bụng và tăng nguy cơ nuốt phải các ấu trùng giun sán gây hại cho cơ thể.

Có thể kết hợp ăn hải sản cùng gừng, tỏi, dấm chua vì chúng sẽ trung hòa tính hàn có trong hải sản, hạn chế việc đau bụng đi ngoài. Ngoài ra, tỏi sống, dấm chua còn có tác dụng diệt khuẩn rất tốt nên chúng sẽ giúp diệt trừ được phần nào các vi khuẩn có hại còn sót lại trong hải sản.

Cách chọn hải sản tươi ngon

Với cá: Cá tươi mắt sẽ lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi, mang màu đỏ hoặc đỏ hồng, không nhớt, không có mùi hôi; khi ấn ngón tay vào mình cá, thịt rắn chắc, không để lại vết lõm.

Với mực: Mực ngon là những con dày mình, thịt chắc không bị nát còn mực đã để lâu sẽ chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh.

Các loại ngao, sò: Sò, ngao còn tươi khi nhìn trên rổ thấy nhiều con đang thò lưỡi ra ngoài. Nếu sò ngậm miệng, có mùi tanh thì không nên mua.

Cách chọn cua: Dùng tay ấn vào yếm cua, nếu cứng là cua có nhiều thịt. Cua ngon nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, yếm to.

Cách chọn tôm: Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh.

Xem thêm >>> 7 sai lầm khi chọn, chế biến và bảo quản trứng ít người biết

Theo GĐXH


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Mẹo vặt

lẩu chua cay banh trung thu heo con dang yeu nem cá lóc rán cach nhan biet do tuoi cua trung xào thịt bò với ớt chuông Vân bún riêu bề bề chè đậu do Bí Quyết rang tôm với bánh mì vụn đuôi bánh mì hình bông sinh to dua bánh quy nhân kem sô cô la đa meo lam bep hay mon ngon moi ngay lảu bun thit luoc nem ran daifuku mochi snack táo rán trà n chà u trà xanh xôi nhân thập cẩm ca kho nau ca tim Trái Cay Rau ngọt bánh truyền thống noel bánh dứa Bí quyết chọn mua thịt tươi thạch rau câu dừa Tự làm thạch rau câu pana cotta dua nau che ngon cach lam vang sua Lẩu Thái hải sản ngon theo chuẩn Việt nam xao tom Mẹo để cá hết mùi tanh khi nấu đưa món nấm che nha dam táo tàu đường phèn xương chè cốm kem sưa chua tui cach banh kem socola mì sốt húng quế Bài trí bếp chật chuẩn phong thủy nước mắm ngon chè đậu xanh nước dừa Khế nấu xôi đậu xanh và sắn để cach lam bà bà Mon xao ngonund-color: #AC14DD" href="/index.php?q=loại thuốc">loại thuốc làm bánh chocolate Quán cá kho bứa đậu hũ non trộn rau củ oc heo nhoi Thơm nồng ốc gạo miền Trung tây cach lam banh goi ngon gion suon non kho tôm sú tẩm mè chiên tự làm mứt cùi dừa vẠdễ ga ran thom ngon Mu thuc pham làm bánh không cần lò nướng cach lam banh flan nuong dạ dày hầm nau thit bo fried Sêri món ngon ấm áp cho thực đơn ngày banh mi bo pizza thit bo món ăn sắc vị cuốn chay cuốn PHI tu lam banh tam gợi Tai heo cuốn bánh tráng dua leo cuon tom sot kem chua Canh thịt ga trốn mon au Làm bún cách làm bạch tuộc xào thập cẩm Mưc xào mắm ruốc xào thịt heo bánh nếp trái đào gỏi cuốn tàu hũ sốt cà Mẹo hay cho bà nội trợ bận rộn cach nuong thit ngòi cua chien gion đảo nau canh ca chua bánh bột lọc đơn giản cach lam nem cua be cach nau ruou cach lam sushi chay bụn mùa lạnh pudding xoài đậu ngọt xào lòng gà Banh bo nước cột Dúa heo quay Đu gà xào me ép nước cà chua chín đậm đà goi bo bop thau ngon Sinh tố việt quất Tips Cách bảo quản 7 loại hoa quả tươi thực phẩm chuyện ấy sức khỏe tình bap rang ca phe chiên bắp chuối