Hằng ngày, bạn vừa đau đầu với công việc cơ quan, vừa phải lo bữa ăn cho cả nhà. Bạn có biết có những thực phẩm nằm trong bếp nhà bạn có nguy cơ gây tổn hại đến sức khoẻ gia đình mình không?
9 thực phẩm độc hại trong bếp, bà nội trợ phải biết

1. Củ hoa thủy tiên

Tổ chức sức khỏe Cộng đồng Anh vừa gửi thư cảnh báo tới những cửa hàng lớn yêu cầu để củ của các loại hoa xa những sản phẩm khác bởi khó có thể phân biệt củ hoa với hành hoặc những thực vật phổ biến của Trung Quốc.

Nguyên nhân khiến Tổ chức sức khỏe Cộng đồng Anh quan tâm đến vấn đề này là vì cây thủy tiên vàng có chứa chất độc có thể khiến con người bị nôn mửa.

2. Hạt nhục đậu khấu

Nếu dùng hạt này để uống rượu nóng đánh trứng vào dịp Giáng sinh thì tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều hạt nhục đậu khấu vào rượu nóng đánh trứng có thể dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Ads Nhã Phương dẫn đầu trào lưu trang điểm bằng phấn tươi của Sao Hàn! Ads Sử dụng chiêu này của Sao Việt đảm bảo có hàm răng trắng bóc sau 30p!

Loại gia vị này có chứa chất myristicin gây ảo giác đối với con người. Không những thế, hạt nhục đậu khấu còn gây nôn mửa, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau đầu. Tác dụng phụ của chất này có thể kéo dài vài ngày và đã có trường hợp tử vong.

3. Hạt táo

Ăn một quả táo mỗi ngày, bạn sẽ không phải đi gặp bác sĩ. Tuy nhiên, nếu như ăn phải hạt táo, bạn sẽ phải gọi bác sĩ ngay lập tức.

Hạt táo có chứa chất amygdalin, chất này sẽ chuyển hóa thành hydrogen cyanide, dẫn tới nôn mửa, chóng mặt khi ăn ít và suy thận, hôn mê khi hấp thu một lượng lớn.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì cơ thể có thể xử lý một lượng nhỏ. Điều này tương tự với những loại quả: mận, đào, anh đào, lê và mơ.

4. Khoai tây

Khoai tây rất tốt cho sức khỏe, ngon và dễ chế biến thành món ăn yêu thích đối với nhiều người. Tuy nhiên, hãy coi chừng khi khoai tây trong nhà bếp bắt đầu chuyển sang màu xanh.

Khi khoai tây ở trạng thái này có chứa chất solanine, chất này dẫn tới cảm giác khó chịu trong hệ tiêu hóa, khiến con người bị ảo giác, tê liệt và có thể dẫn tới tử vong.

5. Cây diệm mạch

Được xem như một loại “siêu thực phẩm”, cây diệm mạch ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, có một điều mà tất cả chúng ta đều quên là nên rửa thật sạch hạt diệm mạch trước khi dùng. Nếu quên bước này, hạt diệm mạch có thể khiến bạn mắc bệnh bởi chúng được bao phủ chất saponins, chất này gây phản ứng đối với một số người.

Tác dụng phụ của hạt diệm mạch là khiến hệ tiêu hóa đau và khó chịu.

6. Cây đại hoàng

Thân của loại rau này được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn bao gồm cả bánh nướng nhân đại hoàng.

Trong khi rất nhiều người dùng hết cả cây đại hoàng để chế biến mà không biết rằng, lá đại hoàng có chứa chất oxalate. Chỉ cần ăn phải một ít lá có thể dẫn đến chứng co giật nghiêm trọng, gặp vấn đề về hô hấp, suy thận, hôn mê và một số rất ít trường hợp đã tử vong.

7. Quả hạnh nhân đắng

Có hàng trăm loại hạnh nhân với các vị khác nhau: ngọt, hơi đắng và đắng. Loại hạnh nhân ngọt rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên loại hạnh nhân đắng có thể chứa chất cyanide- khiến quả có vị không béo ngậy và đôi khi dẫn tới tử vong. Chỉ cần ăn một nhúm nhỏ có thể dẫn tới bệnh co thắt dạ dày, buồn nôn, chóng mặt.

Hạnh nhân được bán tại Mỹ là hạnh nhân ngọt, tại đây bán hạnh nhân đắng là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng cấm bán hạnh nhân đắng. Bạn có thể tìm được hạnh nhân đắng được làm cây cảnh tại California và các vùng ấm áp của Mỹ, vì vậy bạn nên học cách phân biệt các loại hạnh nhân trước khi mua.

8. Đậu lima

Đậu lima chứa rất nhiều chất xơ, tuy nhiên loại đậu này cũng có thể khiến cơ thể mắc bệnh nếu không được chế biến đúng cách. Một hạt đậu lima sống có chứa chất limarin, chất này chuyển hóa thành cyanide trong cơ thể, có thể dẫn tới nguy cơ tử vong nếu ăn một lượng lớn.

Đậu Lima chỉ an toàn đối với cơ thể khi đã được nấu chín, vì thế hãy đun ít nhất 10 phút trước khi chế biến đậu thành bất cứ món ăn nào.

9. Đậu tây

Cũng giống như đậu lima, đậu thận hay còn gọi là đậu tây, đậu kidney không được ăn khi chưa nấu chín. Đậu thận sống chứa chất độc phytohaemagglutinin, nhẹ thì khiến dạ dày khó chịu, nặng thì gây ngộ độc thực phẩm.

Để đảm bảo một bữa ăn ngon miệng và an toàn, bạn nên luộc sôi đậu 10 phút trước khi chế biến. Nếu bạn đang dùng nồi nấu điện để làm chín thức ăn ở nhiệt độ thấp, đậu sẽ độc gấp 5 lần. Nếu bạn lo lắng về cách chế biến, hãy dùng những loại đậu đóng hộp sẵn.

T/H


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Mẹo vặt

cach lam salad kim cham ngon mực rim Mon ngon bánh scones hương quế cà chim món ăn ngon ăn sáng sườn hầm củ quả đậu phụ kho chay Giáng Sinh che lam quản gỏi đa sắc tôm sốt bơ vị chanh cach nau sup bap thịt bằm xào cà Canh lưỡi long ăn tới đâu mát tới đó cá viên rán cach nau nuoc dau xanh chiên trứng cá com chien ca măn Tết 2016 cháo cua cho bé goi xoai tom cang thom List Chao pasta sốt cà gỏi gà công thức chiên khoai tây kiểu pháp salad rau trộn dầu giấm sup hai san thai rau đay mon ngon cho be cách vo gạo của người Nhật chiên cay lÃƒÆ chanh tom chua hue nom hanh tay CHÃƒË thịt bò om khoai ga Nướng miến trộn kiểu Hàn Japchae miến chiên trứng bọc thịt Tips Phân biệt nho Ninh Thuận và nho Trung Ot Món Bún sườn heo Cá điêu hồng chưng tương chÃ Æ khoai bông cải xanh xào bò pudding xoai dac biet bo ham Tteokbokki bánh canh gà gan bo Đậu phụ canh hẹ đậu hũ bơ dầm nóng bỏng quà Bún ca banh muffin bánh trâng Cách muối chua meo vat lam heo nuong ngon mì quảng suon ngon cà tim xao ca loc nuong mo hanh Có ngay le vu lan bằng tai heo ngam mam cà cay ngon miệng nem nướng day thịt lợn xào thịt Giá i cach lam kem thom Vừa ăn ngon vừa chống rụng tóc với Món Nhật cach lam banh bot canh thịt dạy nấu ăn món ăn dân dã bã nh su cách làm gỏi chay cach lam banh cam luc lac lẩu nướng Đậu hủ trứng xào chua ngọt bua toi xÁ xÍu cach lam my y kieu Viet hạt sen Ấn Độ chè may vÃ Æ canh cá kiểu thái bún măng vịt dá n cach lam banh sau rieng kem thái mực kho cách làm chả băm viên Cơm rang cach lam keo dua boc socola cach lam mousse tra xanh Khéo sắm đồ nhậu World Cup để chồng Râu mực nau mi y luộc chín thiên đường cha dau thit Trứng cá hồi Tảo