Chị em đã biết rửa rau như thế nào mới đúng cách chưa?,Mẹo rửa rau thật sạch và an toàn, mẹo vặt, rửa rau đúng cách, nội trợ,Báo Phụ nữ today, showbiz, đời...
Mẹo rửa rau thật sạch và an toàn | Mẹo rửa rau thật sạch và an toàn

Hiện tại, nhiều chị em vẫn cho rằng, rau chỉ cần rửa từ 2 - 3 nước là sạch rồi. Khi nấu lên các vi khuẩn và kí sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế, để rau thực sự sạch thì cách rửa rau phải cầu kì hơn thế rất nhiều. Chị em có thể tham khảo thông tin về cách rửa rau an toàn dưới đây nhé:

Nước rửa, ngâm

me
Phải đảm bảo là nước thật sạch để rửa rau.

Phải đảm bảo là nước thật sạch. Hiện nay có nhiều địa phương vẫn còn rửa rau trong nước ao, hồ, sông, ngòi… vì thế không đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe.

Rau, củ, quả

Rau ăn lá

- Với rau lá to: Đó là những loại rau như cải, xà lách... thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một hồi lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề kia rửa tương tự như vậy.

- Các cành rau nhỏ như rau muống, xà lách xoong, rau đắng... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.

Sau khi rửa rau dưới vòi nước xong có thể đem rửa lại rau trong chậu 1 – 2 nước nữa.

Để loại bỏ các khuẩn tả thì sau khi rửa, có thể ngâm rau qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.

Chị em lưu ý, không nên ngâm rau trong nước quá lâu vì sẽ làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất (căn cứ vào nguyên lý thẩm thấu, nếu ngâm lâu rau trong nước sẽ khiến nước bên ngoài xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hoà tan với môi trường nước bên ngoài. Vì vậy, các chất dinhdưỡng trong rau cũng bị hoà tan).

Rau ăn quả

Các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột... Khi mua về không nên ăn liền mà rửa thật sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc (có thể là thuốc trừ sâu) phân hủy.

Còn nếu các loại rau quả cần ăn ngay thì nên rửa thật sạch dưới dòng nước rồi ngâm nước muối. Tuy nhiên, tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.

Rau ăn củ

me
Khi chế biến rau củ như khoai tây, cà rốt, su hào... nên rửa thật sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa.

Khi chế biến rau củ như khoai tây, cà rốt, su hào... nên rửa thật sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

Rau ăn hoa

Có nhiều loại rau ăn hoa như: Hoa bí, nụ mướp, hoa thiên lý, hoa so đũa, hoa điên điển... Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, khó dính bẩn hơn. Khi phun, người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.

Rửa rau đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia

1. Rửa dưới vòi nước chảy

Theo TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tiết kiệm điện và Dung dịch hoạt hóa điện hóa, muốn rửa rau sạch, đầu tiên phải “rửa bằng nước sạch”. Nếu là rau có bề mặt tiếp xúc lớn như rau cải, xà lách… thì phải tách từng nhánh, từng lá rửa lâu dưới vòi nước chảy mạnh cho sạch hết ký sinh trùng (nếu có), rồi lật tiếp qua bề kia rửa tiếp dưới vòi nước. Sau đó mới rửa trong chậu 1 – 2 nước nữa rồi mới nên chế biến. Với rau cọng nhỏ như cải soong, rau muống, rau rền,… do bởi ký sinh trùng hay bám ở các ngách, kẽ của rau nên sau khi rửa từng nắm dưới vòi nước chảy mạnh sạch xong phải rửa lại từng cọng, từng ngách lá. Tuy mất thời gian, nhưng việc rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước chảy là cách hiệu quả nhất để loại bỏ bớt trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và cả dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Với rau quả, để nguyên lá , quả rửa thật sạch rồi mới chế biến. Như vậy mới giữ được chất dinh dưỡng của thực phẩm.

Nếu đảm bảo đầy đủ các quy trình và thao tác trên thì sẽ đảm bảo rửa được, khử được hóa chất và vi khuẩn bên ngoài của thực phẩm từ 80 đến 90% .

2. Không ngâm rau quá lâu trong nước

Nhiều người nội trợ vì lo ngại rau nhiễm bẩn nên đã ngâm rau vào chậu nước trước khi đi làm, chiều về mới chế biến. Đây là cách làm rất sai lầm vì đã làm mất nhiều lượng vitamin trong rau. Hãy rửa rau trước rồi cắt hoặc ngắt rau sau để giữ chất dinh dưỡng và vệ sinh. Nếu cắt hoặc ngắt rau xong rồi mới rửa sẽ làm các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất bị hòa tan trong nước. Không nên ngâm rau quá lâu trong nước bởi nước sẽ xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. Như thế, dung dịch trong tế bào chất (trong đó có chất dinh dưỡng) của rau sẽ bị hòa tan với nước. Nếu ngâm rau 1 đêm thì mất hoàn toàn lượng vitamin C, các vitamin nhóm B, khoáng chất, protein trong rau cũng bị tan trong nước.

3. Rửa rau ba lần chưa chắc đã đúng

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm – Sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: Nếu nghĩ chỉ cần nhặt rau sạch và rửa qua 3 nước trong chậu là có thể loại bỏ hết tất cả các chất bẩn, vi khuẩn có trong rau quả là hoàn toàn nhầm. Với cách rửa đó khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… mà mắt thường không nhìn thấy.

4. Rau gia vị cũng phải rửa thật sạch

Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi… cũng cần phải rửa thật sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ có thể tưới phân tươi… nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao.

5. Không chần rau trước khi nấu

Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

chém gia vi Lên Mộc Châu ăn rau tầm bóp thit cuu tam vung ngon kem cafe mocha món Tết mứt mứt thơm Thanh Hòa Vua huong dan lam sau da nướng bánh mì sandwich trứng cơm chiên ngao tra sua Lạc lá dứa miến ngan Bo bit tet cách làm canh kim chi Đỗ chanh mat ong gung tri ho bánh nếp nhân thịt lưỡi heo sốt canh chua ngó sen chân gà ngâm chua cách làm nghêu cach nau canh moc ga tết muối dưa cải Hai món đắng gây làm tranh long non Banh bo nước cột Dúa cary mut lac lòng bánh trứng gà cách làm bánh chuối chan ga ngam sa tac cá kho dứa bánh bắp cach lam nuoc tuong toi ot sủi cảo thịt xay cải thảo Trà Linh siro chanh lam mut dua ngon cach lam mon nem ga mon ca bung cach lam mon goi rong bien điều xào thịt gà xì dầu món quà râu câu thanh long đỏ cach lam mut tao chips thịt lợn chiên xào rau củ vit kho bánh ướt cuộn chay Cắm chao cu sen ngon pancake cach lam tom xao bo toi thịt lợn chưng mắm nấm kim châm trộn salad Ngon ngẩn ngơ cá cơm kho nghệ Điểm tâm bằng món bánh canh cua biển cá nướng cuốn bánh tráng Chống ngán cach lam banh trang nuong Phan Thiet Ngao xao mì Ý xào tôm sốt bơ tỏi Mỳ Italy cach lam banh pancake cach tia hoa ca rot an ca bien mon cat heo xao dau dua ca ri heo mem beo mon kieu Y món ngon từ ốc qua bi ngo giãn làm bánh quy vỏ chanh mon sinh to dua hau dua tuoi món ngon mien trung mẹo làm bánh pate nhuộm nem lui cach lam gio lua bạc cach lam pa te gan lon phở xào thịt tran làm gỏi hoa chuoi cách làm salad thịt nướng mắm lóc chưng cooking lagu gà kem dừa miếng món bánh chuối khoai nướng kiểu vỉ sò cách muối mang chua Bánh bao bí đỏ hình hoa hồng cho bé Tuyết Nguyễn Cá nục kho tỏi ớt thu xôi chuối vỏ dừa dạ dày heo hầm khoai tây kho vịt và cà tím siro hoa quẠthịt khô heo gỏi xoài mực khô bánh bí đỏ bánh crumpet đơn giản chien bot oi xi muoi tương ớt tỏi sườn non xào bà nh cà Cún Khang Cà tím nhồi đậu phụ H宀 che vai dau xanh canh thịt bò nấu nấm Thực phẩm salad trai cay tron duong thực phẩm màu đỏ mùa đông cà chua chai chao tom nam ngon cach làm bánh tieu Hào nuong