Chị em đã biết rửa rau như thế nào mới đúng cách chưa?,Mẹo rửa rau thật sạch và an toàn, mẹo vặt, rửa rau đúng cách, nội trợ,Báo Phụ nữ today, showbiz, đời...
Mẹo rửa rau thật sạch và an toàn | Mẹo rửa rau thật sạch và an toàn

Hiện tại, nhiều chị em vẫn cho rằng, rau chỉ cần rửa từ 2 - 3 nước là sạch rồi. Khi nấu lên các vi khuẩn và kí sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế, để rau thực sự sạch thì cách rửa rau phải cầu kì hơn thế rất nhiều. Chị em có thể tham khảo thông tin về cách rửa rau an toàn dưới đây nhé:

Nước rửa, ngâm

me
Phải đảm bảo là nước thật sạch để rửa rau.

Phải đảm bảo là nước thật sạch. Hiện nay có nhiều địa phương vẫn còn rửa rau trong nước ao, hồ, sông, ngòi… vì thế không đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe.

Rau, củ, quả

Rau ăn lá

- Với rau lá to: Đó là những loại rau như cải, xà lách... thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một hồi lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề kia rửa tương tự như vậy.

- Các cành rau nhỏ như rau muống, xà lách xoong, rau đắng... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.

Sau khi rửa rau dưới vòi nước xong có thể đem rửa lại rau trong chậu 1 – 2 nước nữa.

Để loại bỏ các khuẩn tả thì sau khi rửa, có thể ngâm rau qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.

Chị em lưu ý, không nên ngâm rau trong nước quá lâu vì sẽ làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất (căn cứ vào nguyên lý thẩm thấu, nếu ngâm lâu rau trong nước sẽ khiến nước bên ngoài xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hoà tan với môi trường nước bên ngoài. Vì vậy, các chất dinhdưỡng trong rau cũng bị hoà tan).

Rau ăn quả

Các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột... Khi mua về không nên ăn liền mà rửa thật sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc (có thể là thuốc trừ sâu) phân hủy.

Còn nếu các loại rau quả cần ăn ngay thì nên rửa thật sạch dưới dòng nước rồi ngâm nước muối. Tuy nhiên, tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.

Rau ăn củ

me
Khi chế biến rau củ như khoai tây, cà rốt, su hào... nên rửa thật sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa.

Khi chế biến rau củ như khoai tây, cà rốt, su hào... nên rửa thật sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

Rau ăn hoa

Có nhiều loại rau ăn hoa như: Hoa bí, nụ mướp, hoa thiên lý, hoa so đũa, hoa điên điển... Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, khó dính bẩn hơn. Khi phun, người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.

Rửa rau đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia

1. Rửa dưới vòi nước chảy

Theo TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tiết kiệm điện và Dung dịch hoạt hóa điện hóa, muốn rửa rau sạch, đầu tiên phải “rửa bằng nước sạch”. Nếu là rau có bề mặt tiếp xúc lớn như rau cải, xà lách… thì phải tách từng nhánh, từng lá rửa lâu dưới vòi nước chảy mạnh cho sạch hết ký sinh trùng (nếu có), rồi lật tiếp qua bề kia rửa tiếp dưới vòi nước. Sau đó mới rửa trong chậu 1 – 2 nước nữa rồi mới nên chế biến. Với rau cọng nhỏ như cải soong, rau muống, rau rền,… do bởi ký sinh trùng hay bám ở các ngách, kẽ của rau nên sau khi rửa từng nắm dưới vòi nước chảy mạnh sạch xong phải rửa lại từng cọng, từng ngách lá. Tuy mất thời gian, nhưng việc rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước chảy là cách hiệu quả nhất để loại bỏ bớt trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và cả dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Với rau quả, để nguyên lá , quả rửa thật sạch rồi mới chế biến. Như vậy mới giữ được chất dinh dưỡng của thực phẩm.

Nếu đảm bảo đầy đủ các quy trình và thao tác trên thì sẽ đảm bảo rửa được, khử được hóa chất và vi khuẩn bên ngoài của thực phẩm từ 80 đến 90% .

2. Không ngâm rau quá lâu trong nước

Nhiều người nội trợ vì lo ngại rau nhiễm bẩn nên đã ngâm rau vào chậu nước trước khi đi làm, chiều về mới chế biến. Đây là cách làm rất sai lầm vì đã làm mất nhiều lượng vitamin trong rau. Hãy rửa rau trước rồi cắt hoặc ngắt rau sau để giữ chất dinh dưỡng và vệ sinh. Nếu cắt hoặc ngắt rau xong rồi mới rửa sẽ làm các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất bị hòa tan trong nước. Không nên ngâm rau quá lâu trong nước bởi nước sẽ xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. Như thế, dung dịch trong tế bào chất (trong đó có chất dinh dưỡng) của rau sẽ bị hòa tan với nước. Nếu ngâm rau 1 đêm thì mất hoàn toàn lượng vitamin C, các vitamin nhóm B, khoáng chất, protein trong rau cũng bị tan trong nước.

3. Rửa rau ba lần chưa chắc đã đúng

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm – Sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: Nếu nghĩ chỉ cần nhặt rau sạch và rửa qua 3 nước trong chậu là có thể loại bỏ hết tất cả các chất bẩn, vi khuẩn có trong rau quả là hoàn toàn nhầm. Với cách rửa đó khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… mà mắt thường không nhìn thấy.

4. Rau gia vị cũng phải rửa thật sạch

Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi… cũng cần phải rửa thật sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ có thể tưới phân tươi… nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao.

5. Không chần rau trước khi nấu

Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

cách nấu canh ga xao hanh nhan ngon hoa chuoi Có lóc nướng lá sen non nau cha gio cua rang bam bánh bạc ca hoi sot chua cay Phó Viện huong dan nâu ăn phà chính cách làm canh khoai sọ nấu sườn cách làm sinh tố ä a Bánh xèo Làm bánh tôm Mon xao tra sua nhà hàng lẩu Mực nhồi thịt Đồ uống lam xoi ngon hoá đậu hũ hấp trang trí nhà cửa sot mayonnaise Mắm tôm Giòn banh khoai lan vun mon an mua dong Ý Tưởng bánh bao japanese mặt dây chuyền má n gà nướng sa tế cá ba sa truc trai bo lam com chien trung muoi thit ga kho sa dua ngam ngon ớt hiểm ruốc gà xoi phong quẠech xao la tia to mon ngon ngay tet Style Tuyết Nguyễn Bông lan trứng muối mini tro các món thạch ngon cơm cháy mắm kho quẹt ca loc hap sữa tươi Những ý tưởng trang trí xúc xích ngộ xi quách Banh khot đài Lam kem bánh bột lọc lá chuối lam cha ca thu ngon gà chiên nước ép táo sinh tố trái thanh long La lot gỏi lưỡi heo hành tây hoc lam banh mi tép sống cơm chiên kiểu thái tiệc tết chả phượng tứ linh bò lúc lac mut dau tay Món Khai Vị trang trí ghế sofa trong đá viên hương cà phê sinh tố dừa Canh cà dui ga cuon nam tran chau ca nuc ngon Cach lam com ruou cach lam thit luoc Malaysia Mùi an ot quả dứa cách ép nước lựu cà nâu sốt mirin pudding kiểu Áo Vài Điểm danh 5 món ăn vặt tốt cho sức cinnamon doughnut bánh bông lan sữa tươi cá chẽm chưng Chậu hoa rực rỡ làm từ bánh và kẹo món ăn dinh dưỡng mién xào nước dùng Xテエi cá hố mon oc nhoi thit hap Cách phân biệt thịt trâu thịt bò và Sự bo than xoÃƒÆ khô qua nhôi thit Muc xao cach nau chao chim cut lam banh bong lan dac biet bau nau Cao com chien duong chau Cu cai mắm tôm cach lam Pannacotta ngå công thức nộm đậu bắp