Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa HN khẳng định bánh chưng mốc không độc nếu biết cắt đi.
Mẹo giữ bánh chưng ra Tết không mốc

Đồng thời không nên ăn mứt, hạt bị ỉu, mốc sau Tết.

Bánh chưng mốc không độc

Trong dịp Tết một số gia đình gói nhiều bánh chưng nên ăn không hết, thường gặp hiện tượng bánh chưng bị lại gạo. Hiện tượng này thường xảy ra đối với bánh chưng chỉ nấu đủ chín hoặc gói quá chặt tay và được lưu giữ dài. Hiện tượng lại gạo không có gì đặc biệt vì hạt gạo nếp sau khi chín, để lâu có thể bị tách nước, hạt nếp trở lại trạng thái khô cứng một phần hay toàn bộ như hạt gạo ban đầu. Khi bánh chưng bị lại gạo, chỉ cần mang luộc lại, bánh lại mềm và nóng, ăn vẫn ngon như thường. Bánh chưng cũng có thể bị mốc, đặc biệt trong những ngày thời tiết ấm áp làm nấm mốc dễ phát triển.  

Tuy nhiên, bánh chưng mốc cũng không đáng ngại vì mốc thường phát triển ở lớp lá bên ngoài và dễ dàng bị phát hiện ra bằng mắt thường. Chỉ cần hơ bánh trên bếp gas đang cháy hoặc cho bánh vào nồi luộc lại là mốc bị diệt hoàn toàn.
 
Bánh chưng có thể bị mốc ăn sâu qua lớp lá vào phía trong bánh, trong trường hợp này, bánh có thể bị lên men chua cục bộ nhất là ở phần góc bánh bị ảnh hưởng nhiều nhất do bị va chạm nên dễ bị rách lá. Phần bánh bị chua sẽ không còn mùi vị thơm ngon của bánh chưng bình thường nữa nên cần phải cắt bỏ, tuy nhiên nếu ăn cũng không bị nhiễm độc vì thực ra đây chỉ là quá trình lên men rượu rồi từ rượu biến thành axit, mà không tạo ra các độc tố gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Để bánh chưng Tết luôn ngon lành, chúng ta cần Lưu ý như sau: không nên gói bánh quá chặt tay, bánh sẽ dễ bị lại gạo, bánh cứng, ăn không ngon. Cũng không nên gói quá lỏng tay vì bánh sẽ quá mềm và dễ bị mốc. Nên luộc kỹ cho bánh chín đều và "rền". Sau khi luộc chín, dỡ bánh ra một chậu nước sạch, tốt nhất là dùng một chậu nước đã nấu sôi, để nguội vừa ấm tay và rửa từng cái bánh cho hết nhớt trên bề mặt lá bên ngoài bánh.
 
Xếp bánh trên sàn gỗ có lót một tấm vải ép cho thoát nước. Mỗi cái bánh, được gói lại bằng giấy báo và xếp vuông vắn trên bàn.  Bánh được làm như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn, ít bị mốc hơn. Nếu cần lưu trữ bánh lâu, tốt nhất là bảo quản bánh chưng trong ngăn mát của tủ lạnh.  Trong quá trình bảo quản, cần thường xuyên kiểm tra bánh. Nếu thấy có hiện tượng bánh bị mốc cần xử lý ngay bằng cách hơ bánh trên lửa của bếp gas hoặc luộc lại.

Mỗi lần ăn nên làm nóng bánh chưng bằng lò vi sóng hoặc hấp lại. Nên hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu hoặc mỡ) vào khẩu phần ăn trong dịp Tết là không có lợi cho sức khoẻ nhất là đối với người bị bệnh béo phì hoặc bị bệnh tim mạch.

Không ăn các loại mứt, hạt bị mốc, ỉu  
Đối với tất cả các bánh mứt đã bị ẩm, không còn cứng và giòn như ban đầu cũng không nên ăn, bởi lúc này dầu mỡ có trong bánh, mứt có thể đã bị oxy hóa tạo ra độc tố từ chất béo hoặc sản phẩm đã có nguy cơ bị mốc từ phía trong ra ngoài. Nếu ăn có thể bị nhiễm độc vi nấm, gây nguy cơ về lâu dài cho sức khỏe.
Ra Tết nhiều gia đình vẫn còn bánh mứt, kẹo  và các loại hạt nhâm nhi như hạt dưa, hướng dương, lạc... các loại hạt này rất dễ bị mốc trong quá trình bảo quản. Khi các loại hạt bị mốc sẽ nhiễm rất nhiều độc tố vi nấm mà điển hình là chất độc aflatoxin, đây là chất có thể gây ung thư cho người bị nhiễm. Vì thế, trong dịp Tết và sau Tết, cần Lưu ý các loại thực phẩm này. Cụ thể, các loại hạt như hướng dương, lạc, bí... khi nhận thấy dấu hiệu bị mốc cần vứt bỏ ngay. Các loại hạt dùng trong dịp Tết chỉ dùng nhâm nhi làm thú vui.

Không phải là món ăn có nhiều dinh dưỡng, nhưng các loại hạt này lại là nguy cơ đưa vào cơ thể độc tố aflatoxin gây ung thư. Trong khi đó, bằng mắt thường không thể phát hiện mức độ nhiễm độc của các loại hạt do đó tốt nhất nên loại bỏ các sản phẩm hạt đã có dấu hiệu bị mốc và tuyệt đối không được ăn.

Bên cạnh đó, các loại mứt như mứt bí, gừng... cũng không nên ăn khi có dấu hiệu bị mốc. Thông thường trên bề mặt miếng mứt có lớp đường kính dày vừa  tạo vị ngọt cho sản phẩm vừa có khả năng ngăn cản nấm mốc. Tuy nhiên, nếu mứt Tết được làm bằng đường hóa học sẽ không có khả năng kìm hãm nấm mốc, mặc dù vẫn có vị ngọt như bình thường. Nấm mốc thường dễ phát triển trong các loại mứt vì các miếng mứt thường được thái thành sợi, miếng nhỏ, mỏng nên khả năng bị nấm mốc rất cao.   Theo Bee.net.vn
Tổng hợp & BT:

Về Menu

bánh quy chua ngọt banh chesse Bánh Chuoi Thiên cách rán giòn khoai tây thịt gà kị cơm nếp sốt dâu mứt dâu Nga Nguyễn Thưởng thức 5 món ăn đặc trưng của ca chua sot ca cá rô om cà Tom kho salad giảm cân 7 chiêu độc để có món xào ngon ngỗng gà sao Thà cocktail chua ngọt nhong rang la chanh ngon Bánh vòng Duoi bo ham hàu nướng Hàu nướng phô mai ngon khó Ca bac mà váy voan kho thịt ngon Trè æ½ CÃƒÆ Kho cải xoong chao bo cau ngoc trai bánh kem Chung hoa quả trộn lá tía tô Hạn cach lam thit quay 膼岷璵 canh suon non nau thuoc Cất đồ c º tamago kakegohan cach lam da day heo sa ot bánh nếp bí đỏ thịt ram mặn Cách nau che thit bo xao muop dang mut dua gion tan canh chua cà lóc cách làm tôm chiên giòn Vừa nộm miến bì cuốn Món Nướng làm eomuk trung cut boc gio song Cách làm bánh xèo loãi kho tau Cún Khang Cá basa kho tàu bánh cong dua mam sữa đậu nành RÃƒÆ mít chiên ca tim xao tom Benh súp thịt Korokke huong vi viet christmas cupcake ạu nước uống giải nhiệt dưa lưới dưa chân gà chiên muối sả ghẹ rang me hải sản ghẹ rang me Hằng cà chua xay mật ong ba đình cach lam bot luoi heo khia xi dau Cách lam gỏi ghẹ xào me Nấu Chè banh cuốn cá hồi tự chế đồ đạc noel rụng tóc thói quen ăn uống nhộng ong rừng món ngon miền sơn cước ặng banh mouse cách làm món xào Ấm bụng ngày đông với món ăn Thái thit ba chi kho trung cut cá chay cà nuong cải kho nước dừa cách làm vịt kho món ngon mùa lạnh Mon ga khoai tây sốt ớt Banh rán doremon cà tím kho đậu hũ nón và tương đậu Măng kho dây Mi xào chiên mắm cá tính Hiếp Thịt Heo xào lạ miệng Măng tây món dễ làm gỏi cua thit chim trang mieng voi panna cotta ĐẬU Banh canh thit bam ca thu sot mẹo rán cá gỏi bắp chuối nước gạo rang salad feta