Không phải bất cứ thực phẩm nào cứ để trong tủ lạnh là bạn có thể yên tâm. Chiếc tủ lạnh có vẻ dễ dùng nhưng bạn phải biết cách bảo quản thì
Mẹo bảo quản thức ăn trong tủ lạnh



Không phải bất cứ thực phẩm nào cứ để trong tủ lạnh là bạn có thể yên tâm. Chiếc tủ lạnh có vẻ dễ dùng nhưng bạn phải biết cách bảo quản thì thực phẩm mới tươi ngon mà vẫn giữ được các chất dinh dưỡng.



Ảnh: ciao.vn

Nhiều người cho rằng nhiệt độ của tủ lạnh, kể cả ngăn đông đâu có giết chết được vi khuẩn. Trong tủ lạnh, vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng cũng không bị phá huỷ. Thực tế chúng chỉ tạm thời “ngủ yên”, đợi khi ra khỏi tủ lạnh, gặp điều kiện nhiệt độ bình thường trong nhà ở hoặc nhiệt độ của cơ thể con người, sẽ tỉnh táo trở lại phát triển và hoạt động bình thường ngay.

Những tủ lạnh hiện nay thường gồm hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Ngăn đông có nhiệt độ âm 6 độ C (-6 độ C), âm 12 độ C hoặc âm 18 độ C (-18 độ C). Ngăn lạnh có nhiệt độ từ 0 - 10 độ C tuỳ vị trí. Về mùa đông, nếu đặt ở số 1 (ít lạnh nhất) nhiệt độ trong ngăn lạnh sẽ khoảng từ 2 - 5 độ C, nhiệt độ ngăn bảo quản rau quả khoảng từ 7 - 10 độ C là phù hợp thì về mùa hè, muốn duy trì nhiệt độ này phải điều chỉnh lên số 4, số 5.

Nguyên tắc sắp xếp thức ăn trong tủ lạnh

- Không xếp quá đầy các ngăn khiến luồng khí lạnh không thể lưu thông, dẫn đến nhiệt độ ở một số vị trí trong tủ có thể tăng cao, làm hỏng thức ăn.

- Không để thực phẩm sống và đã nấu chín cạnh nhau, đề phòng vi khuẩn từ thực phẩm sống lây nhiễm sang thức ăn đã chế biến. Nên xếp thực phẩm chín ở ngăn trên, thực phẩm sống ở ngăn dưới.

- Rau và hoa quả cũng không nên xếp cạnh nhau. Nên để rau ở nơi có nhiệt độ cao nhất trong tủ (ngăn rau đối với các loại tủ có thiết kế ngăn chức năng, hoặc ngăn dưới cùng đối với loại tủ thông thường), vì nhiệt độ tối ưu để bảo quản rau là 10 độ C.

- Không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ. Tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.

Khi sử dụng tủ lạnh cần lưu ý



Ảnh: naungon.com

Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.

+ Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn đề ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhằm đồ để lâu.

- Dù là trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì thành phần của món ăn, mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn bị ướp mùi của món ăn khác.

+ Một số thực phẩm như phô mai, cá, khô... nên được bọc kín bằng giấy bạc. Lưu ý tương tự với một số rau quả dễ bốc mùi như đu đủ, hồng, bắp cải, củ hành...

+ Không nên để trái cây quá sát bên nhau trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.

- Phần lạnh nhiều nhất trong tủ lạnh lại không phải là ngăn nằm gần phần đông đá. Trái lại, mặt kính sát với ngăn rau củ là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn trên cùng là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt.

- Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ. Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn này. Rau củ nên được bao bọc, nếu bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti thì tốt nhất.

- Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi tạm trú của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là "địa phương" phù hợp cho gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon... đậy thật kín.

                                                                    

             Thanh Hiền ( tổng hợp)

                                                                                  


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết Mẹo bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Kiểm chay Đậm đà bún cá miền Tây sinh tố hồng xiêm làm chè cốm Cách làm dồi heo thịt viên bánh canh trộn lam bo luc cam Những món ăn vặt theo mốt mau chìm ở sã² lẩu kim chi nấm phồng ca chua phụ kiện cho phái đẹp e Khoai mi húng quế cuộn thịt Vịt nau mang TH nấu sữa ngô cach lam banh bao hinh qua thanh long khoai tây chiên mặn canh cáy mÃÆm Banh bao chi nồi tút cũ thành mới oc nhoi om chuoi dau Canh cua DIY Khoai tay chiến hat dẻ Món ngon ngày tết bún chay huế lòng đỏ trứng là m axit uric cherry bánh rế nướng bbq cách làm tôm xóc tỏi thịt heo xay nhồi bí ngòi chuối xanh nấu đậu thịt Ngũ vị bánh đậu đũa Xup salad cÃƒÆ công thức gà xào rau củ Tại cach lam muc nang chien gion phá lấu heo tôm chiên xù trÃƒÆ công thức cơm gà phô mai công thức cá hộp sốt cà chua hoc nau an đậu hũ non cuốn xúc xích bo nuong thom ngon Mà Šcách làm thính gạo rang Magic tận dụng chan gà le chung mat ong cá chiên nước tương chả lụa quân cờ Mục hap Ca phao lưỡi cach lam canh mang ham xuong heo canh thịt bò dứa thơm món canh Hằng chế biến mì ý kim chi lúng Mang xao caramel que banh mi sandwich ngon ke thạch chanh nước cốt dừa lạ lạ Nấm tốt cho sức khỏe làm chả chao thom ngon chân gà ngâm chạo cơm trắng chiên trứng thịt ba chỉ chiên vit tiem sen ngon Châu hậu Mon trang mieng chứng chướng bụng nước ngọt rượu lam mam du du Ẩm thực Tuyết Nguyễn Trứng bò nấm chiên món ngon cho bé mứt đao chuà Say xep Thịt Dê pasta ngon già cach che bien nam dui ga mon ăn viểt làm sa lát rong biển no tứ cơm phô mai chiên xù atiso triết Việt com bento canh la he kho cÃƒÆ cá lóc đồng chiên giòn nhẠm tôm hấp