Để ý thông tin về nhiễm độc biển, thận trọng khi ăn hải sản lạ, không dùng món đã chế biến từ lâu, chỉ nên ăn loại nấu chín... để tránh ngộ độc.
Mẹo ăn hải sản để không bị ngộ độc



Để ý thông tin về nhiễm độc biển, thận trọng khi ăn hải sản lạ, không dùng món đã chế biến từ lâu, chỉ nên ăn loại nấu chín... để tránh ngộ độc.

Ăn hải sản tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chế biến không đảm bảo an toàn thì có thể bị ngộ độc. Dưới đây là một số lưu ý sử dụng hải sản an toàn của Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Thận trọng khi ăn hải sản lạ

Ăn hải sản lạ là sở thích khám phá của nhiều người nhưng cần cân nhắc trước khi ăn thử. Lý do, các loại hải sản này ít được ăn cũng có thể từng được biết gây ngộ độc, hoặc không ai biết có gây ngộ độc hay không. Vì vậy đây cũng là nhóm hải sản nguy cơ và nên tránh.


Cần thận trọng khi ăn hải sản. Ảnh: thuocbietduoc

Tránh các loại hải sản có thể chứa chất độc

Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có thể thường hoặc thỉnh thoảng mới độc. Bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống, chúng ta không thể phát hiện có chất độc hay không, vì vậy với các loại hải sản này bạn cần biết và tránh ăn. 

Các loại hải sản có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển… Bạn có thể tham khảo các nguồn thông tin khác và hỏi thêm người dân địa phương. Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường.

Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu[/b]

Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…). 

Nếu bạn chỉ ăn thức ăn được chế biến hợp vệ sinh từ hải sản còn tươi sống, sau chế biến ăn ngay, không có khâu nào trong giai đoạn từ lúc chế biến đến bàn ăn bị ô nhiễm, thì chắc chắn sẽ không bị ngộ độc hải sản do các loại vi trùng. Các hải sản đông lạnh có thể an toàn về mặt vi khuẩn nếu được bảo quản đông lạnh liên tục từ khi còn sống tới khi bạn mua và chưa quá hạn sử dụng.

Để ý thông tin về nhiễm độc nước biển, ô nhiễm môi trường vùng biển

Bên cạnh các vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất bạn có thể biết rõ, có một hiện tượng tự nhiên đặc biệt xảy ra chỉ riêng với biển có thể dẫn tới ngộ độc là hiện tượng “thủy triều đỏ”. 

“Thủy triều đỏ” là hiện tượng nước biển đổi màu bất thường như hồng, tía, xanh lục, nâu hay đỏ. Nguyên nhân, một số loại tảo biển phát triển ồ ạt với số lượng lớn bất thường. Một số loại tảo có chứa chất độc. Các hải sản lúc bình thường có thể không có độc nhưng khi có thủy triều đỏ có thể mang tảo độc và gây ngộ độc. Không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có “thủy triều đỏ”, đặc biệt các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ (như trai, sò, ngao,…).

Chỉ nên ăn các hải sản được nấu chín

Các vi khuẩn rất dễ phát triển trong hải sản. Có thể có một số phương pháp chế biến thực phẩm không bằng nhiệt nóng (như đun, nấu) nhưng vẫn có thể đủ tiêu diệt các vi trùng để cho phép ăn tươi. Tuy nhiên với chế biến thủ công thì nhất thiết phải bằng đun nấu. 

Điều cuối cùng các bạn có thể muốn biết là các biểu hiện của ngộ độc do ăn hải sản như thế nào để có thể phát hiện nhanh. Nói chung có nhiều loại hải sản với nhiều loại nguyên nhân gây độc khác nhau nên biểu hiện ngộ độc cũng rất đa dạng: từ đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt đến các biểu hiện thần kinh như tê môi lưỡi, co giật, liệt, mờ mắt, lẫn lộn, hôn mê, hay tim mạch như loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hay hô hấp như khó thở, thậm chí tử vong. Nói chung các ngộ độc sẽ nguy hiểm nếu bạn có các biểu hiện thần kinh, tim mạch, hô hấp hoặc khi các biểu hiện ngộ độc kéo dài không đỡ. 

Theo VnMedia

 



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết Mẹo ăn hải sản để không bị ngộ độc

cơm trắng nắm muối mè so diep chanh day ngon đồ ăn hàn quốc cách là thuc don ngon Kho qua ham Đậu Hủ cach lam banh bong lan xop goi ga xe xot mu tat ngon Tuyết CHAY 5 món ngon dễ bị ngộ độc nhất hÃƒÆ lan GÃ Æ mon ăn viêt miª Món Nhật bánh tôm hà nội cá lẹp kho dưa sắn chuÃ Æ cánh hoa vị giác cach lam ca hoi Xé ç ª giảm nau canh cho bà Dầu thực vật Giò sinh to chuoi pho mai Mực nhúng dấm trà xanh công thức thịt gà xào cải thảo chiên khoai tây bọc phô mai Biến Cún Khang Canh sườn non nấu quả sa kê MON CANH banh pho mai xoai ngon thị trường banh Mật ông Tep súp súp nấm sôcôla món Tây tôm càng cua biển cơm bọc hải sản mưt luộc gà lá chanh luộc com ngu sac dinh dung tôm càng xốt tiêu đen cach lam giam canh ga ram me QuẠMón chiên gỏi ớt chuông Ca tim xao thit bam cookies tra xanh bánh táo mật SÃƒÆ hy lạp uop suon nuong pudding ngon thit lon nuong công thức kem khoai lang Nấu chè cach lam banh sữa ngô vàng cách làm kem trà xanh cách làm kẹo lạc nấu Măng bourbon Bun nước leo cá hồi kho mặn Cá hồi kho mặn tương đậu Ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Giáng cÃƒÆ kho ngon căch canh Gà cơm vắt khô cá dứa bun goi da chè bột báng nấu dâu tây giày dép gỏi xoài khô cá cơm cách làm cà pháo muối qua dua chuot canh bi do suon non ngon chả nem khéo tay cong thuc nước ép chanh nước chắm cach nau che mit æ² æ trứng rán cua càng cua món hấp gạch cua tảo đỏ nam giới Sắc Đẹp Làm bánh bánh tét ngày tết bánh cookie Thịt heo pink smoothie ngộ Khéo tay Bánh kem quy tắc gói quà Món Âu ca nuc kho khom Dê là ch Cún Khang Bánh chocolate đón năm mới muc nuong sa te ngon thanh trà mi ca loc sot dau hao đay nau an lam latte tra xanh tom rim cot dua chè vỏ cam mi tron han quoc mon ngon voi ca hoi