Ngoài các loại hải sản có vỏ, từ 6 tháng tuổi, các mẹ có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn khi bé đã bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, do đạm trong hải sản thường hay gây dị ứng cho trẻ vì vậy nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất, cho ăn từ từ ít một để bé thích nghi dần, với những trẻ có cơ địa dị ứng thì các bà mẹ cần phải thận trọng hơn.
Mẹ có thể cho bé ăn hải sản từ thời điểm nào? - Thực phẩm - Món ăn - Thức uống

Cho bé ăn những loại hải sản nào?

Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tê baò thân kinh và có  tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Hàu thì rất giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng, và cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục. Hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Nhưng nêu không biết lựa chọn, bảo quản, chế biến hải sản đúng cách và ăn có mức độ thì có thể “lợi bất cập hại”.

Cá đồng tuy không chứa nhiều các  acid béo chưa no như cá biển nhưng cũng chứa nhiều chất đạm quý dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển. Vì vậy, khi trẻ mới bắt đầu ăn cá các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả (cá lóc), cá trắm, cá trê… Cá biển: nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ. Các loại cá này chứa nhiều omega-3 (các acid béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn).

Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con  ăn tôm đồng, tôm biển . Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.

Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm thật nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.

Hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa acid béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khoẻ mạnh và giúp trẻ tăng trưởng.

Mẹ có thể cho bé ăn hải sản từ thời điểm nào? - Chăm sóc bé - Chăm sóc trẻ em - Dinh dưỡng & Sức khỏe - Dinh dưỡng cho trẻ em - Sức khỏe trẻ em

Khi mới cho bé ăn hải sản, cần cho bé làm quen dần với loại thức ăn này.

Tuy nhiên, hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khoẻ.

Những loại hải sản nào không nên cho bé ăn?

Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao. Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn. Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé.

Cách chế biến hải sản

Cách chế biến hải sản không đúng cũng có thể gây bất lợi cho cơ thể bé. Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng. Đó là nguyên nhân của không ít trường hợp nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì một nguy cơ nữa phải kể đến khi ăn nhiều hải sản là khả năng nhiễm kim loại nặng như thủy ngân.

Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo. Nếu là cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương. Cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé. Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Tôm to: bóc vỏ sau đó xay hoặc băm thật nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.

Với các loại hải sản có vỏ luộc chín lấy nước nấu cháo, bột , thịt xay hoăc băm thật nhỏ cho vào cháo, bột.

Trẻ đã lớn hơn từ 3 tuổi trở lên: ngoài ăn các loại cháo, mì, miến… nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp: cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp…

Điều quan trọng nhất là phải nấu chín kỹ không cho trẻ ăn gỏi, hoặc nấu chưa chín kỹ.

Lượng hải sản ăn bao nhiêu là đủ?

Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ hải sản, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:

Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30 gram thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần.

Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc

ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40 gram thịt của hải sản.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60 gram thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ (một phần hai) con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100 gram cả vỏ). Với những lợi ích về dinh dưỡng không thể chối cãi của các loại hải sản các bà mẹ nên cho bé ăn hàng ngày, nhưng phải tập cho bé ăn ít một, từ ít đến nhiều, chọn loại tươi ngon, chế biến nấu chín kỹ để tránh ngộ độc thức ăn.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

chế biến omega 3 canxi cá biển tôm món ngon

bánh mì bơ cách làm bánh bột lọc cơm bọc cá ngừ cupcake cho noel côn trùng bánh flan lẩu ếch chế biến món ăn ậu dong bún cá pha nước chấm ốc thit cho công thức sữa chua mít Nghe bật công nghệ chế biến so chen nuong phụ kiện cho phái đẹp MÓN RAU trân châu cách làm tỏi ngâm dấm ớt không bị công dụng kép thực phẩm hạnh nhân măng nhồi banh pho mai bi do nộm rau rút ức gà bao quan cach lam xoi boc tom bún mọc hải sản handmade giấy bánh mặn khoai tây muối tôm cách nấu cá hố Nội Trợ Cách làm bắp cải cach lam mi y tron Làm Nem Canh bi do xiên que bánh gạo nấm chiên goi xoai tom bí hầm đậu thịt xào măng bánh bông lan phô mai trứng muối huyết mùa thi đậu phụ hấp tôm tươi giấy bìa banh khoai lang chien bong tuyet canh ốc bánh sầu riêng mực sữa nước mắm chân giò hầm hạt sen bò sốt vừng thịt bò cuộn chúng Thức Uống vit rang muoi Bữa cơm ngày hè bánh bao nhân thịt bí ngòi nhân thịt chim cut quay bún thịt bò xào nấu canh sườn cà bát cải đồ ăn Ấn Độ ngũ vị bò sốt tiêu đen khe nguyễn lam my y dau toi nước sâm nom ga xe phay đồ uống giải khát Thơm mát sữa đậu Tuong ngọt am thuc duơng phô kem dứa đâu Kinh nghiệm hay le ham ruou vang Dá u Ăn chay chao ga hat sen cho be nau che com món ngọt làm nem hải sản đâu hũ cuốn lá lốt vỏ gối cách gói bánh chưng bun rieu chay ngon cá kho cay dây nấu ăn quà noel cach pha mam tom ngon goi tai heo Và n cach lam hat suong sa canh bí đỏ nấu với thịt nạc băm tôm tươi rim mặn Bo khia Che khoai món có thai tào bún tôm cong thuc tra sua che dau xanh rau mà muối cải trắng hàn quốc thịt heo quay bì giòn chè đậu xanh nấu bưởi tôm chiên xù Thịt ba chỉ Thịt ba chỉ ngâm giấm bánh ngon canh ghẹ vịt hầm táo Trứng hấp tôm kiểu mới