Mâm cỗ cúng ông bà, để gia đình quây quần bên nhau trong ngày đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa của gia đình người Việt từ Bắc vào Nam. Sự khác nhau
Mâm cỗ ba miền trong ngày Tết



Mâm cỗ cúng ông bà, để gia đình quây quần bên nhau trong ngày đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa của gia đình người Việt từ Bắc vào Nam.

Sự khác nhau trong văn hóa ẩm thực của ba miền thể hiện trong mâm cỗ Tết. Với miền Bắc đó là sự tinh tế, phối hợp hài hòa giữa các món ăn; miền Trung là sự cầu kỳ, chăm chút trong việc chế biến, tạo hình cho từng món ăn; riêng với người miền Nam đó là sự phong phú, từ món khô, món nước, từ món mặn cho đến món ngọt đều có mặt đầy đủ.

Sự tinh tế của miền Bắc



Mâm cổ của người miền Bắc thường có bốn bát và bốn đĩa chính. Ảnh: Q.T.

Mâm cỗ vùng đồng bằng Bắc bộ thường tuân thủ đúng bài bản. Mâm cỗ thường gồm bốn đĩa và bốn bát không kể những đĩa xôi và các bát nước chấm. Bốn đĩa gồm hai đĩa thịt có thể là gà và heo, một đĩa nem, một đĩa giò lụa. Có thể thêm một đĩa giò mỡ (giò thủ hoặc thịt đông). Bốn bát gồm bát ninh, bát măng hầm giò heo, bát miến, bát mộc. Đây là những yêu cầu căn bản của mâm cỗ. Tuỳ gia đình có thể thêm những món như nộm, xào, ngày tết còn có món đặc trưng như bánh chưng, dưa hành. Tráng miệng có mứt sen, quất, gừng, chè kho.

Cầu kỳ, chăm chút như miền Trung
Những món trên mâm cỗ miền Trung thường chú trọng đến sự chăm chút và tính bảo quản do khí hậu khắc nghiệt. Món nguội có các món như chả phụng, nem, tré... Gỏi thì có gà bóp rau răm; gỏi trái vả; măng, mít trộn.... Món nóng có nem lụi, bò nướng sả ớt... Những món nguội lưu trữ được dài ngày thường được cuốn với bánh tráng, dưa kiệu.



Mâm cổ Tết ở miền Trung lại thể hiện sự cầu kỳ trong cách bài trí món ăn. Ảnh: Q.T.

Món chính để ăn với cơm có món quay, rán từ heo, gà. Món nấu có bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon... Và thường không thiếu món canh giò heo hầm, gà tiềm, bánh tét, dưa món. Các món tráng miệng từ mứt; bánh có bánh tổ, bánh in, bánh thuẩn, bánh bột sắn, bánh ít, bánh đậu xanh sấy, bánh bảy lửa, cốm...

Phong phú mâm cỗ miền Nam
Với món nguội có nem, bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen... Riêng gỏi gà luộc xé phay trộn củ hành, kiệu là món thường có trên mâm cỗ. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu cũng được ưa chuộng. Món chính để ăn cơm như bò nấu đun, gà rim nước dừa tươi.



Mâm cỗ miền Nam là sự phong phú trong thể loại thức ăn, từ món khô cho đến món nước, từ ngọt đến mặn đều có mặt trên mâm cỗ. Ảnh: Q.T.

Đặc biệt, hầu như khắp nơi ở Nam bộ nhà nào cũng có nồi thịt kho nước dừa ăn với dưa giá và canh khổ qua. Hai món này luôn có trong mâm cơm cúng ông bà ngày 30 tết. Theo dân gian thì 'khổ qua' là món ăn để mong ước sự cơ cực qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn. Xét thực tế đây là món ăn mát, giải mỡ, lưu trữ lâu ở thời tiết nóng miền Nam. Và thường phải có món bánh tét nhân mỡ ăn với củ cải ngâm nước mắm. Tráng miệng có những loại mứt trái cây như mứt dừa, me, mãng cầu, gừng dẻo, củ năn, thèo lèo, kẹo chuối, xôi vị, bánh bò, bánh ít, bánh tét ngọt...

Sự hài hòa âm dương trong các mâm cỗ
Sự phối hợp nguyên liệu nóng và nguyên liệu mát cũng là nghệ thuật cân bằng âm dương trong món ăn ngày tết. Chẳng hạn, cá lóc kho kèm thịt heo (cá nước – âm hơn, heo trên cạn – dương hơn). Thịt, cá (dương hơn) được xào với rau củ (âm hơn).

Nhìn mâm cỗ tết Việt, màu sắc hài hoà. Rau quả xanh tươi của hành mộc thể hiện sự tươi mới mùa Xuân. Màu đỏ – hành hoả, màu của thịt thà, nem chả mang đầy năng lượng cho cuộc sống. Màu vàng – hành thổ từ sắc vàng như bánh mứt thể hiện sự an lành. Màu trắng – hành kim của các món bún, cơm, xôi, bánh tráng tượng cho sự vững chắc, bền bỉ. Và màu nâu sẫm, màu đen – hành thuỷ của các loại nấm, tóc tiên... tượng trưng cho sự may mắn, hanh thông. Màu sắc ngũ hành có đủ trong mâm cỗ tết thể hiện sự ước mong điều tốt lành trong năm mới.



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Mâm cỗ ba miền trong ngày Tết

cach làm bánh khoai tây nướng Tẩm thịt gà om khách du lịch mực tươi áp chảo Cá trứng nướng cach làm bánh hoa cúc bánh bao xá xíu doraemon tự làm bơ đậu phộng lẩu vịt măng cay cánh gà chiên sốt cach lam ga kho nam meo cách làm nui xào bánh quy gừng Món hoa cac mon chien tỉa dưa gà gà quay gà quay giòn da món quay món bo nuong rau cu thạch trái cây sữa chua bò kho xì dầu nước ép cà rốt lam rau lang tron thit vit Xuna Nguyen Thực đơn đầu hè mát lành Quà Cách loại bỏ độc tố trong khoai Qua giảm cân ngũ cốc trái cây axit folic chả tôm bao mía đường bánh canh vit mề gà bóp cay nước ép táo dưa bắp cải mang tay sot ngon chợ cá nấu canh chua nóng hổi meo mề gà bóp gỏi tẩm 50 cơm gà hội an thit ga quay màu trắng chao gac tôm tươi hấp bia tu hu chè sầu riêng dạ dày hầm gà xiên sốt chanh cách làm hotteok khoai tay bi om man ngon 10 loại thực phẩm có lợi cho ngũ cốc lam thach khoai lang giá treo đồ trang sức canh tép củ sen hầm cơm chiên Tuyết Nguyễn Trà sữa đào dễ pha Bot Nếp công thức tôm hấp bia Phòng tái chế rác Món bun nắm mousse khoai lang ngon cánh gà chiên tẩm gạo rang am thuc phu quoc ngay công thức mận dẻo củ sen hầm gà hấp muối các mon chay dưỡng chất thực phẩm dinh dưỡng salad gà cay ngay tet hành khô bánh cookies graham cracker cach muôi cu kieu tim mạch cholesterol thịt mỡ ngũ cốc ché trôi nước cách tỉa hoa làng Đặt bánh chưng bánh tét Tết ở Sài cua biển hấp với bia khoai tay bi om ngon lau ga nau nam ngũ cốc ăn sáng trà chanh ca ri ca vien thở công thức mì trứng xào thịt gà Cầu da dam cơm củ gừng Xuong mì xào mặn laptop mì xào thịt gà dứa xao Đặt bánh chưng chao gac bap nuong ngon Cách xào miến không bị dính muc hap bia mì trứng xào thịt ngũ cốc chọn ngũ cốc sức khỏe món ngon miền Tây xào mì trứng với thịt bò gỏi xoài khô bò đẹp ca sot ca chua com chien thit Điểm mặt 6 loại giò ngon nức tiếng bánh trôi đậu đỏ cach lam sen hap thap cam