Nếu ăn những loại quả nhiễm hóa chất thì nguy cơ ung thư, vô sinh...có thể đến với người tiêu dùng. Dưới đây là các kinh nghiệm hay bạn nên biết.,hoa quả...
Kinh nghiệm tổng thể để phân biệt hoa quả, rau nhiễm hóa chất

Nhận biết hoa quả nhiễm hóa chất

- Hoa quả có màu sắc và trạng thái tự nhiên sẽ không bị giập nát, úa, không có vết màu lạ hay mùi vị lạ. Đặc biệt không nên mua hoa quả đã bị thâm hoặc nhũn ở đầu dù phần vỏ của hoa quả còn đẹp vì có thể là do hoá chất bảo vệ thực vật nhưng thực chất bên trong hoa quả đã bị hỏng. 

me
Hoa quả có màu sắc và trạng thái tự nhiên sẽ không bị giập nát, úa, không có vết màu lạ hay mùi vị lạ.

- Biết tâm lý người tiêu dùng thường thích mua loại quả chín, đẹp, nên một số người kinh doanh đã ngâm quả xanh vào một số hoá chất bảo vệ thực vật, chỉ trong một thời gian ngắn quả chín vàng rực, đẹp, có thể bán ngay. Vì vậy, khi mua hoa quả người tiêu dùng cần lưu ý, tất cả các hiện tượng bất thường như quả quá non, xanh, hoặc chín quá đều, đẹp không bình thường là dễ có hóa chất bảo vệ thực vật. 

- Hoa quả nhiễm hóa chất thường có mùi hắc, khó chịu do khi phun thuốc xong, người ta chưa để thời gian cách ly đủ mà đã đem ra thị trường. Cách kiểm tra hoa quả có an toàn không khá giản đơn. Đó là khi mua hoa quả, bạn để trong túi nilon, túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc. 

- Bất cứ loại hoa quả nào khi mua về, trước khi ăn hoa quả, người tiêu dùng nên ngâm trái cây trong nước muối loãng khoảng 30 phút để làm tan dư lượng hóa chất bảo quản thấm vào vỏ, và nên gọt, bóc vỏ trước khi ăn. Đặc biệt, khi bổ ra mà thấy ruột có dấu hiệu nhũn, màu khác thường thì không nên sử dụng.

Cách phân biệt rau củ nhiễm hóa chất

Khi đi mua rau, quả phải xem kỹ hình dáng, màu sắc, độ tươi của rau (không giập nát, héo úa, trầy xước), rau tươi thì chắc, nặng. Nhìn xem các cuống quả có bị đọng phấn lạ không, ngửi thử để phát hiện mùi lạ thì không mua.

rau
Khi đi mua rau, quả phải xem kỹ hình dáng, màu sắc, độ tươi của rau.

Người đi chợ có thể phát hiện dư lượng hoá chất trong thực phẩm bằng cách giản đơn là ngửi và nhúng vào nước. Nếu ngửi nhanh thấy mùi hôi thì trong đó còn dư lượng của thuốc trừ sâu. Muốn biết rõ là thuốc trừ sâu gì thì chỉ có đem đến phòng thí nghiệm.

Ban quản lý các chợ hiện cũng đã có một bước kiểm soát rau, quả và đảm bảo an toàn cho người mua. Nếu mua ở vỉa hè, lề đường thì dễ gặp rủi ro hơn.

Rau quá xanh hoặc xanh đen là rau nhiễm độc đạm nitorat ( NO3), giá đỗ có mầm to mập, không rễ là do dùng hóa chất độc hại khi ngâm ủ...Riêng các loại hoá chất BVTV ( thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ...), hàm lượng kim loại nặng, dư lượng của đạm nitorat, vi sinh vật gây bệnh thì phải qua phân tích bằng các thiết bị hiện đại mới phát hiện được.

Cách hạn chế các hóa chất nông nghiệp độc hại trong thực phẩm

Để hạn chế tác hại của các loại hoá chất nông nghiệp độc hại trong rau quả thì người tiêu dùng cần tuân thủ các yêu cầu sau:

- Chỉ nên mua rau củ, hoa quả ở những nơi bán có uy tín, rau quả phải còn tươi ngon, không bị dập nát, hư thối. Không nên mua các loại rau quá xanh mướt, đây là là loại rau bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón qua lá.

- Khi tiêu dùng, sau khi lại bỏ rễ và lá vàng úa cần ngâm rau quả trong nước sạch, nước muối loãng hoặc dung dịch thuốc tím 1% hoặc nước rửa rau quả trong vòng 25- 30 phút sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Khi xào nấu nên mở vung cho các loại hoá chất bay bớt ra ngoài vì đa số các loại thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc trừ cỏ... bị phân huỷ một phần ở nhiệt độ cao.

- Nên nấu kỹ rau quả nhằm tăng độ an toàn. Đối với các loại rau gia vị và rau sống ( xà lách, mùi, tía tô...) cần rửa kỹ và ngâm trong nước muối loãng trong vòng 30- 40 phút. Chú ý không nên ngâm quá lâu vì các chất vitamin và các chất dinh dưỡng có thể thẩm thấu qua màng tế bào tan vào trong nước.

- Hạn chế và không nên sử dụng các loại rau quả trái mùa, hạn chế mua các loại rau quả có bề mặt bóng mượt, các loại quả trái mùa có cuống còn tươi vì đó là các loại rau quả không an toàn do sử dụng các hoá chất có độ độc cao để bảo quản và phòng trừ sâu bệnh. Cần rửa thật sạch cuống quả vì đây là nơi tích trữ vi khuẩn và hoá chất độc hại.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

cach lam chao những món bánh mì ngon bắp bò kho khế đà điểu áp chảo món Tây Võ Mạnh Làm bánh chả cá ngần homemade cu sen bánh khoai chiên Dễ làm Cá sinh tố đu đủ thịt heo quay bánh mì sandwich nhân nấm xào lưởi heo đậu phộng rán mứt cà chua cach lam cớm dẹp Pha lau Com chiên duong chau bánh qui hình hoa bún giò sống chả thiên bánh cà ri tôm cuộn rau củ mochi kem tôm sú muối tiêu xanh Banh Gio cheo quay day nau an Đê chè bắpn sốt chanh dây tự làm thiệp mứt táo/a> cách làm kem hoà Giáng Sinh cach lam tom cách nấu mì nấm cá chiên bột lò nướng canh kim chi cách nấu chè bí ngô Món ăn ngày tết bò cà phê bò cà phê sữa món Tây cach lam banh bó kích thích banh bong lan thom ngon thit cuon mang nam bánh kem rau cau cá hồi ôliu món Tây cách nướng xÃƒÆ o memin K Mề gà cách làm bánh ngọt não chè trôi nước cải muối cách làm bánh ngô chiên ghẹ Chuoi nướng cách làm mít kho dừa б m cà chua hấp trứng cách nấu chè kho Cách giữ thực phẩm tươi ngon mùa hè món Thái rau câu hương đào çŸ p cam mì xào thịt bò cá trứng chiên xù Bí quyết pha nước chấm các món ngon quen banh que nuong Chè cách làm chả cá chân gà xào chua ngọt lò nướng Hướng dẫn nấu ăn túi đựng đồ điểm sẠMắm tép lá gừng mỳ xào đậu hũ xào thịt bằm Cách làm bánh Flan Lẩu mực Thịt Bò công sở ca dia lau hai san ca hap nam ngon quốc món rán cà mú Mực khô mẹo hay lười gà phô mai thuc don cho nguoi an kieng Nghiền BÃƒÆ nh pancake áp chảo nuong thit chè xoài dau tay rong bien lọ thủy tinh kem ngon cai ngot nau an thit nuong bánh mì bơ Nấu canh chua ngón tay nau bun đón tết cach lam ga chien tra sua bánh dứa chiên tản Gỏi cuốn cá khô Nem thinh Cá dìa hấp bún cà dĩa kho quẹt xốt cà