Chiếc gối ôm này vừa là gối êm ái, vừa là người bạn thú bông dễ thương mà mẹ có thể tự tay chọn vải tốt và may theo kích cỡ vừa với bé nhà mình. Gối ôm hình chú lợn bông dễ thương cho bé
Gối ôm hình chú lợn bông dễ thương cho bé

 

Bạn cần phải chuẩn bị sẵn các nguyên vật liệu như sau:   - Vải măng lông, vải lông, vải nỉ dày mềm, vải khăn bông (khăn mặt)... hay vải cotton cũng được - Tấm bông chần hay mếch vải loại mỏng, bông nhồi hay các nguyên liệu nhồi gối khác như vỏ đỗ xanh, lá đinh lăng sấy khô,... - Kéo, kim chỉ, máy khâu, kim ghim, chỉ thêu.   Bước thứ nhất(1):   - In hình bên ra giấy để làm mẫu cắt, bạn phóng to nhỏ tùy ý, thường thì chiều dài của chú lợn bông này bằng chiều dài của gối (khoảng 60cm - 70cm). Khi may cho trẻ nhỏ thì bạn cắt chú lợn bông dài bằng ⅔ (hai phần ba) (hoặc toàn bộ) chiều cao của bé. - Khi cắt mẫu giấy bạn chỉ cần cắt mỗi mẫu một miếng: phần lưng (nửa thân trên của lợn), phần bụng (nửa thân dưới của lợn), tai, mũi và đuôi.
  Bước thứ hai(2):    Sau khi in và cắt mẫu giấy (nên dùng giấy bìa), bạn áp mẫu lên tấm bông chần để sang hình. Bông chần loại mỏng hoặc mếch vải mềm sẽ có tác dụng làm cho gối mềm mại êm ái hơn , giữ dáng cho thú bông hơn và cũng bền vải bên ngoài hơn. Đồ hình mẫu ra tấm bông chần bạn cần đồ đủ mỗi mẫu một miếng, riêng mẫu tai thì hai miếng. Nếu bạn làm hai gối cùng lúc thì số lượng hình cần đồ sẽ tăng gấp đôi.
  Áp miếng bông chần lên miếng vải khăn bông, nếu may hai gối cùng lúc thì áp lên hai miếng vải khăn bông, nên chọn hai miếng khác màu để tiện cải màu cho một số chi tiết nhỏ của gối. Nếu chỉ may một gối thì phần tai, mũi, đuôi bạn cắt trên vải khác màu với vải may phần thân để thêm phần nổi bật các bộ phận của chú lợn dễ thương. Ghim cố định các lớp vải.
  Bước thứ ba(3): May:   May tai và thân:   Đặt chồng khít các lớp vải theo thứ tự: - Phần thân: Mặt phải phần lưng, mặt trái phần bụng rồi tới tấm bông chần. - Phần tai: Mặt phải tai (cùng màu với phần thân), mặt trái tai (khác màu với phần thân) May một đường bao quanh trừ 5cm - 1 cm phần cắt thẳng dưới cùng không may để còn lộn vải và nhồi bông. Dùng mũi kéo bấm các khía ngắn chừng 2mm vào những đường cong của phần đã may. Các khía cách nhau 1cm - 2cm. Các khía này giúp vải đỡ bị co kéo khi bạn lộn phải.   May mũi:   Đặt miếng bông chần khít với mặt trái của vải khăn bông rồi khâu lược đều một đường tròn bao quanh, rút chun lại để được một miếng tròn như mũi lợn, đừng rút chặt khít quá vì như thế mũi lợn sẽ quá nhỏ. Bạn nhồi thêm chút bông nữa nếu muốn, có thể thay nhồi bông bằng nhồi một ít hạt đỗ sấy khô hay hạt nhựa nhỏ vào mũi lợn, khi hít hà gối sẽ thấy thơm, khi cầm vào tay cũng sẽ có cảm giác thú vị.   May đuôi:   Chỉ cần may như một cái ống vải kín một đầu rồi lộn phải.  
  Lộn phải các bộ phận vừa may, miết mượt đường may sao cho không bị gấp khúc, co kéo vải,...   Đồ hình lên phần thân trên của chú lợn dễ thương vừa may này những đường cần thêu và những vị trí cần gắn tai, mũi.
 

Phần đuôi làm một nút thắt giản đơn nhưng dễ thương.

  Lộn lại mặt trái bên trong phần thân lợn vừa may, nhét đuôi vào khe hở bạn chừa lại để nhồi bông, ghim đuôi vào đúng vị trí đuôi (góc nhọn dưới cùng và chính giữa thân lợn).   May một vài đường qua lại để giữ cho đuôi chắc chắn vì các bé rất hay nghịch kéo đuôi lợn.
  Bước thứ tư(4): Khâu:   Lộn phải phần thân bạn sẽ thấy lợn đã có đuôi rồi, trang trí một chút nếu muốn, bạn có thể thêu áp vải lên thân lợn một hình trái tim hay hình nào đó tùy thích như: chữ cái tên bé, tên chú lợn mà bé muốn đặt tên, hình lá khoai, hình tròn âm dương, con số, bông hoa,...   Chỉ cần gấp mép hình cần thêu, rồi khâu vắt phần mép hình trang trí vào thân lợn, khi khâu gần xong thì nhồi thêm chút bông hoặc hạt nhỏ rồi mới khâu kín hẳn.
 

Nhồi bông vào thân lợn từng chút một cho mềm mại và đều khắp, gấp mép phần khe hở, ghim cho cân xứng vải rồi khâu vắt (hoặc khâu giấu chỉ) cho kín lại.

  Dùng chỉ đôi hoặc chập tư cho đường thêu nổi, thêu mắt, mũi cho chú lợn bông. Nếu không biết thêu bạn dùng mũi khâu đột liền nhau cũng được. Bắt đầu là thút nút chỉ ở tai, đâm kim lên ở điểm số 2, thêu tới điểm sổ 3 xong mắt lợn, đâm kim xuống và lộn đầu kim lên ở điểm số 4.   Tại mũi lợn khâu hai dọc ở mũi để tượng trưng hình lỗ mũi (nếu bạn thêu hai hình tròn giống như mũi lợn thật thì trông hơi thô), rồi từ mũi lợn lại khâu/thêu ngược thứ tự trở lại ở má bên kia lợn, tức từ mũi sang mắt và sang nốt thút nút chỉ cuối cùng bên tai.
  Bước thứ năm(5): Gắn tai lợn:   Nhồi bông hoặc hạt nhỏ vào tai lợn rồi gập mép phần vải chừa không may được gọn vào bên trong, khâu lược kín phần đó lại.   Đặt tai vào vị trí đã đánh dấu trên thân lợn, mặt tai khác màu nằm bên phía trước mặt lợn, mặt tai cùng màu với thân nằm bên phía lưng lợn. Ghim cố định cho dễ khâu.   Khâu vắt phần gốc tai (đường thẳng dưới cùng của tai) vào thân lợn. Đầu tiên khâu phía trước tai. 
  Sau đó khâu phía sau tai, lật tai đổ ra đằng trước để dễ khâu. Nếu bạn biết khâu giấu chỉ thì trông càng đẹp, nhất là khi bạn dùng vải trơn thông thường chứ không phải vải có lông xù như khăn bông. Bạn có thể tham khảo cách khâu giấu chỉ ở đây. Nhưng nếu bạn dùng vải khăn bông thì khâu vắt mũi ngắn cũng có thể không bị lộ đường khâu, nhớ chọn màu chỉ cùng màu vải nhé.   Lưu ý: khâu hai bên tai thật cân xứng, có thể bạn vẫn khâu đúng vị trí đã vẽ đánh dấu, nhưng nếu khâu không đều tay - nhất là những nút chỉ cuối cùng thắt kéo quá căng hoặc quá lỏng không đều nhau, thì tai cũng sẽ lệch hướng khác nhau đấy.
  Bước thứ sáu(6): Nắn bông:   Sau khi hoàn thành chú lợn bông, bạn cần nắn dáng cho chú được cân đối, mềm mại đều đặn khắp nơi, sao cho chú không quá tròn ủng cũng không quá bẹp. Đây chính là một trong những lý do mà vì sao từ một công thức cắt may mỗi người lại làm ra những chú lợn xấu đẹp khác nhau. Phần tạo dáng này sẽ giúp cho chú lợn bông giữ dáng đẹp hơn, trong quá trình sử dụng bạn có thể bổ sung việc nắn bông nếu cần.   Những phần mũi, tai, chân, trái tim trang trí,... đều được nắn cho bông căng đều xung quanh và bông dày dặn hơn ở trung tâm các bộ phận đó.
Bạn xem, một đôi lợn bông đảo màu vải cho nhau trông hài hòa và dễ thương phải không?     Chú lợn bông vừa là gối êm ái, vừa là người bạn dễ thương cho các bé, thật hạnh phúc khi đó là món quà từ bàn tay đảm đang của mẹ!   Mong các bạn thành công và may được cho bé những chiếc gối thật đẹp nhé!
Tổng hợp & BT:

Về Menu

khéo tay may vá đồ chơi an toàn đồ cho bé tự may gối

ga rang xa Lê snack khoai hình lưới xuc xich cách làm mì cay hàn quốc nom hoa qua gà nướng chanh ớt cạch chả giò ngon Cach nau dau hu Thân cách nấu bún hến Bún hến bình dị Sắc Đẹp cách nấu món cá kho Sinh tố dâu tây kem tươi ngon Trung Thu Che Khoai Mon LAU MAM lam banh pho mai nuong cach lam coc dầm chua 20 kiểu kệ bếp tiện dụng hợp lý cho sữa tươi rán giòn Cá nuong lam banh mi bo sua Canh chua rau Muồng đống cách làm bánh cookies nhân mứt gà xào rau củ Khai Vị lê Nước lê chữa ho món chiên Cá hồi chiên bổ dưỡng hu tieu mem xao trung cơm hấp coca ấn độ tép làm gỏi cach muoi sung ngon Thit bò tuy Rau cach lam thit kho tự làm snack khoai lang mầm Cha Phuong khoai tây lát chiên bảo Express cach lam banh pudding món chay ngon Món 5 sao cho bé thùy Chawanmushi pha tra gung rau củ hầm thịt bò chao ngao lam banh tom chien mousse chanh Cach uop thit heo lam banh tart nguồn banh dua nuong sot chanh ba chi nuong Làm Đẹp chẠTráo cách làm muối ớt ngao xảo tỏi rau củ chiên Gỏi đu đủ thái bún nước cá đuối um chuối ca basa nuong mam co cung tao quan cach nấu che khoai mon món ăn chống ngấy Gỏi xoài trộn cua mực sốt me bún rieu ca tự làm bánh gato tại nhà sắc Các món kho món ăn từ thịt heo rán kẹo chocolate mềm chè xôi Làm sao để có thêm món nhậu tuyệt vời ca dieu hong hap nuoc tuong ngon salad xoài Thịt Bò ga dut lo cận tu lam da bao mứt hoa atiso mon sua hanh nhan xôi thịt gà bánh gán bánh canh gà bún ốc ngon chè mít nước dừa banh da trứng bọc thịt sốt cà chua Trứng salad dứa cach lam tom canh chua cà linh Må³ ç cua nấu súp Cách rim thịt nau nẩu trái cây ngâm mật ong tự làm xôi chè chocolate nóng Cốc chocolate nóng cho Ý Tưởng salad dưa hấu Đồ uống cháo lươn mì trứng xào gà nau com ga cach lam banh dua Báo Mỹ bình chọn phở Việt Nam là