Thậm chí ngay cả một số chủ sạp gà cũng không biết đâu là gà công nghiệp nuôi thịt hay gà đẻ đã thải loại ra ngoài thị trường. Người tiêu dùng nên
Giản dị với cật heo xào rau cải



Thậm chí ngay cả một số chủ sạp gà cũng không biết đâu là gà công nghiệp nuôi thịt hay gà đẻ đã thải loại ra ngoài thị trường.



Người tiêu dùng nên mua gà có dấu kiểm dịch để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng. Ảnh: Chí Cường.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công bố đã phát hiện 5 mẫu thịt gà nhập lậu lấy trên thị trường có tồn dư kháng sinh chloramphenicol. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, kháng sinh chloramphenicol có thể gây ung thư cho người nên từ lâu đã bị cấm trong nuôi trồng thủy sản.

Liên tiếp phát hiện gà chứa kháng sinh

Theo Cục Thú y, chloramphenicol là loại kháng sinh có độc tính cao, đã bị Bộ NN&PTNT Việt Nam cấm trong chăn nuôi và thú y vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chloramphenicol gây ức chế hệ thống tủy xương, gây suy giảm bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu, làm thiếu máu, kích thích hệ thống tiêu hóa, gây kháng thuốc kháng sinh ở các loại vi khuẩn. Ngoài kháng sinh chloramphenicol, trước đó Chi cục Thú y Hà Nội cũng đã kiểm tra các mẫu gà thải loại trên thị trường và phát hiện sulfadiazin cũng là một chất kháng sinh bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì khi đi vào cơ thể với một lượng lớn sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thống gan, dẫn đến suy gan.

Theo tìm hiểu của PV, hiện ở nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội, số lượng gà làm sẵn bán rất lớn và rất khó để phân biệt đâu là gà ta, gà nhập lậu. Chị Nguyễn Thị Hường chuyên bán gà sẵn tại chợ Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: Chọn được gà ta thì phải mua gà sống, còn mua gà đã làm sẵn thì phần lớn là gà đã đẻ nhiều lứa buôn từ chợ gia cầm Hà Vỹ - Thường Tín về. Gà ta "xịn" được làm sạch có giá 110.000 đồng/kg, còn giá loại gà làm sẵn mua cả con hoặc mua nguyên đùi, hay cánh cũng chỉ có 50.000-60.000 đồng/kg. Hỏi về dấu kiểm dịch, chị bảo mỗi ngày bán hàng chục con gà nhưng chẳng ai hỏi dấu kiểm dịch. Họ chẳng quan tâm gà nhập hay gà nội, miễn về ăn ngon là được.

Thậm chí ngay cả một số chủ sạp gà cũng không biết đâu là gà công nghiệp nuôi thịt hay gà đẻ đã thải loại ra ngoài thị trường. Chị Yến, bán gà lẻ ở chợ Bưởi cho biết, gà làm sẵn thì gà ta cũng như gà thải loại. Người buôn chỉ nhận nguyên mình gà cho dễ bán, nên khó nhận biết.

Một số người mua thích chọn gà nhỏ, thân gà gầy nhưng các nhà chăn nuôi cho rằng, với giá 50.000 - 55.000đ/kg gà đã mổ sẵn thì cách chọn như vậy là chưa đúng. Loại gà giá rẻ, nhỏ con thì nguy cơ rất lớn là gà thải loại, tồn dư thuốc kháng sinh nhiều. Gà đã đẻ trứng thường già, không béo, nếu gà tồn dư nhiều kháng sinh thì không thể nhiều mỡ vàng như gà công nghiệp.

Khó nhận biết gà chứa kháng sinh

TS Trịnh Đình Thâu – Trưởng khoa Thú y (Đại học Nông nghiệp I) cho biết, kháng sinh vẫn được phép trộn vào thức ăn chăn nuôi nhưng có giới hạn về tỷ lệ và thời gian ngưng sử dụng trước khi xuất chuồng. Trong chăn nuôi, họ thường dùng kháng sinh chống dịch bệnh cho gia cầm như siêu vi trùng (virus) gây nên cúm gia cầm, dịch coliza, hội chứng giảm đẻ, dịch tả, tụ huyết trùng... Tuy nhiên, không loại trừ họ dùng những kháng sinh thuộc danh mục cấm lưu hành. Việc lạm dụng kháng sinh quá nhiều, trong khi thời gian nuôi gà lâu sẽ gây ra hiện tượng tồn dư trong cơ thể gia cầm. Người tiêu dùng khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cho biết, ở nước ta một số loại kháng sinh vẫn được phép trộn vào TĂCN và có quy định cụ thể là 3 - 7 ngày trước khi xuất chuồng phải ngưng sử dụng thức ăn đó. Nếu tiêm kháng sinh theo quy định thời gian ít nhất có thể thịt là 28 ngày kể từ ngày tiêm.

Để nhận biết gà chứa kháng sinh, TS Trịnh Đình Thâu cho biết: Mặc dù khó có thể phát hiện được thịt tồn dưa kháng sinh bằng mắt thường, nhất là khi gà đã được giết mổ. Nhưng người tiêu dùng vẫn có thể phân biệt được bằng một số các dấu hiệu: Gà có nhiều khối u xanh tím, phần mỏ bị cắt cụt không sắc nhọn như gà thường, dạ con và hậu môn to, buồng trứng teo lại (gà đẻ nhiều, bị thải loại). Khi chế biến, nếu thấy thịt có mùi lạ hoặc mùi kháng sinh thì không nên ăn.

Theo Giadinh



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết Giản dị với cật heo xào rau cải

Mon Nhau thịt gà viên đậu hũ 5 món gỏi cá ngon nhất trong ẩm thực salad trộn rau củ mẹ ga nau lau Hàu Nem nướng Gánh bò bía chiên cá Món Âu ựng nâu an ngon nộm củ cải bánh bò bap cai luoc kho tai Mực xào dưa chua Dinh mon com chien Hao hap nhà hàng nhân thịt mon ngon voi khoai so sùp chAn Cách làm bò cuốn lá cải ca loc Canh gÃƒÆ rà u cà u Món don lạ tai lạ miệng của người gà om mặn Dân cach lam ca sot dua ngon che com thịt bò hamburger canh bí nấu nghêu cach lam rau cau ngon bị mì trộn hành gừng bánh plan rau câu cách làm bánh mỳ Món giảm cân đẹp da đậu hũ Trung Quốc Kiêng thủy LÃƒÆ m công thức bánh brownie uc ga xao non dua cà chien gà nấu hạt dẻ Cún Khang Sườn cốt lết sốt dầu hào che bien banh tam bánh gạo cách lam chè thập cảM CHAY Cá rô kho tộ an dam các món hấp rượu khoai tây bọc mì gói xa lach bo dua hau công thức bánh bột lọc đậu xanh crinkles những món ăn vặt ngon miệng Chè nghe vang chè trái cây thạch Cách lam banh ran món nộm Coffee công thức salad trứng kiểu pháp làm bánh hành chiên giòn com chien hoang hau rau cau ngon pho ga nấu rôm với rau củ Xôi lạc sui cao thit ngon trà hoa cúc mochi trÃƒÆ xanh mon mi thit bo xao gio heo ham sen cà chua sốt sườn heo Dê bánh cuốn hải sản Món Nhật món cháo Thuà Šlam banh day cach nau ca ri ga nước ép cam ngon chiên tôm Ô Bánh chiên kiểu hương dân cach lam sườn giẠRau qua món chữa thiếu máu canh cải thịt bò thang long cach lam muc chien cay ngon súp bánh mì banh brownie bowl thom ngon Hạn Nâu ăn ngon món nộm Nộm đu đủ xanh và tai lợn làm tương ớt dưa góp mon bit tet ngon lam hoa Bún mọc tự làm kem nướng Món súp lam che dua non Món nom kem que cà phê salad rượu vang