Tâm lý chung khi nuôi con của đại đa số bậc phụ huynh hiện nay chỉ chú trọng vào việc con tăng cân đều mà không lường trước được những hậu quả của cân nặng mang lại cho trẻ.

	Đừng nghĩ con cứ tăng cân là khỏe mạnh | Ẩm thực - Sức khỏe

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ béo phì dễ mắc các bệnh tim, huyết áp, tiểu đường… cũng như ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập vì thường bị bạn bè trêu chọc và cô lập.

Đừng nghĩ con cứ tăng cân là khỏe mạnh
Với 50 - 60% chất béo, váng sữa có thể gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí béo phì - Ảnh: shutterstock

Trẻ em béo phì vì thói quen của bố mẹ

Theo khảo sát của Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, chỉ trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh tiểu học tại TP.HCM mắc bệnh thừa cân béo phì đã đạt ngưỡng đáng báo động (38%). Nguyên nhân chính là do trẻ không được xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hầu hết đến từ thói quen ăn uống của các gia đình thời nay.

1. Bữa ăn tiện lợi: Để bắt kịp với nhịp sống hối hả hiện đại, bữa ăn gia đình giàu dưỡng chất thường được thay thế bằng các loại thực phẩm tiết kiệm thời gian có hàm lượng chất béo cao như gà rán, hamburger… hay thức uống chứa nhiều đường, nước ngọt có ga… Đây được xem là điểm đặc trưng của trẻ em béo phì ở khu vực thành thị.

2. Lạm dụng thực phẩm bổ sung chất béo: Để đảm bảo con mình phát triển khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất, các ông bố bà mẹ thường có quan điểm cho trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên những sản phẩm này có thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn từ 1 - 6 tuổi? Đặc biệt, một khi trẻ đã mắc bệnh béo phì thì nguy cơ đối mặt với các bệnh như tiểu đường, tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ khi trưởng thành là rất cao.

3. Ít tạo điều kiện cho trẻ vận động: Bên cạnh đó, một thực tế khác đặt ra, trẻ em tại các thành phố lớn hiện nay được phụ huynh tạo cơ hội tiếp xúc với công nghệ cao từ rất sớm. Các bé dành nhiều thời gian giải trí bằng những trò chơi điện tử, mà bỏ qua những trò chơi vận động bổ ích. Trong khi đó, vận động đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trí não và thể chất ở trẻ. Trẻ ít vận động thường trở nên thụ động, phản ứng chậm chạp trước mọi tình huống. Ngoài ra, ít vận động cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng thừa cân ở trẻ.

Vì một tương lai khỏe mạnh cho trẻ

Bất cứ bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình phát triển cân bằng giữa cân nặng và chiều cao nhưng không nên vì thế mà lạm dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn của trẻ. Việc này khiến trẻ chỉ hấp thụ chất béo mà bỏ qua các dưỡng chất còn lại, bỏ lỡ những cột mốc quan trọng cho sự phát triển toàn diện.

Mẹ cần chú trọng xây dựng bữa ăn dinh dưỡng của trẻ với tỷ lệ đạm : béo : đường (P:L:G) phù hợp theo khuyến nghị của Viện Nghiên cứu y - xã hội học (ISMS) như sau:

Đối với trẻ từ 1 - 3 tuổi tỷ lệ P:L:G phù hợp sẽ là 13,6% - 17,9% - 48,9%;

Nhóm tuổi từ 4 đến 6 là 13,5% - 22,5% - 64%. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung cho con những vi chất dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Sau đây là một số điều phụ huynh cần lưu ý trong việc xây dựng bữa ăn cho con:

1. Sử dụng vừa phải các loại thức ăn nhanh, váng sữa, và nước ngọt có ga…

2. Bổ sung vitamin K2 bằng các loại thực phẩm như trứng gà, thịt và những chế phẩm từ sữa có thành phần dinh dưỡng cân bằng như sữa chua, và đặc biệt là phô mai tươi giúp tăng cường khả năng hấp thụ can xi, cho trẻ một hệ xương chắc khỏe.

3. Bổ sung các loại men tiêu hóa như lactococcus lactis subsp.cremoris và lactococcus lactis subsp.lactis, tăng cường khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn ở trẻ.

4. Khuyến khích trẻ vận động bằng các buổi tập thể dục cùng gia đình như đạp xe, chạy bộ hay bơi lội…

Võ Trúc


Tổng hợp & BT:

Về Menu

trẻ em, tăng cân, béo phì, dinh dưỡng

Ä n cach lam sushi lam banh tart trai cay chuoi xanh câu Những mẹo trang trí đồ ăn đơn giản Làm bánh không cần lò nướng các loại nộm ngon handmade giấy trê nước sen mon diem tam Hái nho ở Phan Rang nau canh cua ca hu kho sa lát rau cá thu xốt dầu hào Sup nam Tĩnh thuc don cá thu nướng ăn ngon xếp nước uống thanh lọc cơ thể nâu an chè đậu xanh ấm cách làm thạch socola thịt băm rang bánh đa ngon tôm khô cu sen xoong nồi cháy Gà nướng sườn cốt lết trái tim cach lam dua leo cuon tom sot kem chua mẹo măng cụt Cẩm Nhi pudding dau tay cá lóc kho chuối xanh cach lam ca loc cuon nam món ăn Hàn Quốc mon la he tuoi xao nam khóm dầm Bí quyết giữ táo không bị thâm sau khi sườn rán tỏi tẩm bột bánh quy chiếc nút áo Tây mon an ngon cách làm gà xào huong dan lam thach rau cau ngon xoi dau phong làm sữa ngô cà ngon sườn non hấp rau củ rau câu nhiều lớp đặc sản miền bắc chan gio ngam mam mi chien tron thit bam xao gia do ngon mut ẩm thực lào cách làm bánh cam canh cÃƒÆ khoai cách làm kem tương hột kho chả lụa cách nấu canh chua bữa sáng ngon sot vang day nấu an Ẩm thực việt nam đặc sản Sóc Trăng đậu hũ chiên sốt trứng mon an vat tu chuoi Cách cắt bánh gatô sot me chăn đồ cho bé món vịt úp thau CHẠtrứng hấp banh tom ha long tủ ý thịt gà ram Mẹo chọn cách làm sườn kho uc ngan sot bbq trai kiwi muc kho rim me lạp thính lam kem vanilla bánh bông lan bơ mut dua kho cà Thứ Món Kho cach lam cang ghe rang muoi ot tu lam gio thu Cà CH gà om cà chua cà ri nấu ếch cơm nắm phi lê cá hồi cach nau xoi xeo gio lua cach lam rau cu tron trung nem phung công thức làm bánh flan công thức bánh nâu lâu cách nấu chè bobochacha Giòn mát rong nho cháo khoai lang lam mon goi rau càng cua dạy nấu ăn chocolate bữa ăn trưa món pasta mới lạ cocktail dua cà phê giảm trí nhớ