Cái vị béo, mằn mặn và ngọt của bánh tằm bì Bạc Liêu hay hương thơm ngọt ngào của bánh ống Sóc Trăng là những món ăn đậm chất miền Tây.
Đủ loại bánh miền Tây thơm ngon ở Sài Gòn

  • 1

    Bánh củ cải

    Bánh củ cải, cái tên còn xa lạ đối với nhiều người dân Sài Gòn nhưng với những người con ở mảnh đất nổi tiếng với câu chuyện chàng công tử Bạc Liêu "đốt tiền nấu trứng" thì đây là một món ăn bình dị, giản đơn và thân quen. Có nguồn gốc của người Hoa, giản đơn với phần vỏ bánh và nhân tôm thịt bên trong, bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào quên.

    Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Ảnh: Khánh Hòa.
    Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Ảnh: Khánh Hòa.

    Vỏ bánh được làm từ bột mì và bột củ cải, nhân tôm thịt, một ít củ cải và cà rốt thái sợi mỏng. Đun chín nước sôi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn thật đều, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn. Tôm bỏ vỏ, giã hơi dập, trộn thật đều với thịt lợn nạc được băm nhuyễn, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, thêm một ít sợi củ cải và cà rốt, ép kín lại theo hình bán nguyệt rồi đem hấp chín.

    Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Khi ăn bánh, người ta cho vào một ít nước chấm thơm ngon, có vị hơi ngọt đặc trưng được làm từ nước mắm, chanh, đường và tỏi ớt.

  • 2

    Bánh tằm bì

    Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Nhiều người cho rằng đây là món ăn đặc sản của dân Bạc Liêu, đi khắp các tỉnh miền Tây hay ở giữa Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức.

    Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín đến, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Ảnh: Khánh Hòa.
    Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín đến, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Ảnh: Khánh Hòa.

    Món ăn giản đơn, không có gì là cao lương mỹ vị với sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo. Bì thái thành từng sợi nhỏ cùng thịt lợn thái mỏng, thêm một ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa lại có sức hấp dẫn rất riêng đối với nhiều người.

    Điều quyết định của món ăn là sợi bánh, được làm từ gạo xay nhuyễn và đem hấp, người bán thái thành từng sợi nhỏ, mảnh, mềm nhưng dai và không đứt khi kéo dài. Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín đến, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất cả các yếu tố đó giúp đĩa bánh tằm bì luôn thơm ngon và hấp dẫn.

  • 3

    Bánh ống Sóc Trăng

    Bánh ống là món ăn vặt quen thuộc của người Khmer. Không phổ biến như các loại bánh khác của người miền Tây, bánh ống vẫn tồn tại trong đời sống hằng ngày của người dân ở đây. Bánh ống có thể dùng làm bữa ăn sáng hoặc món ăn vặt vào buổi chiều.

    Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu.
    Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Ảnh: Khánh Hòa.

    Khuôn bánh giản đơn với một cái ống hình trụ thường được làm bằng nhôm, dài khoảng 15 cm. Ở giữa khuôn có một que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn dùng làm đáy. Khi chế biến, người làm bánh đặt khuôn trên nắp nồi, trong nồi có chứa nước, rồi bắt đầu đổ bột vào ống như chưng cách thủy, khoảng 2 phút là bánh đã chín.

    Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Bánh chín được thêm vào dừa nạo và muối vừng. Bánh ống phải ăn khi nóng mới thưởng thức được hết vị đậm đà, thơm ngon của nó.

  • 4

    Bánh tai yến

    Chiếc bánh tai yến là thứ quà bình dân để ăn chơi hay chống đói… Không phải người thành phố nào cũng cảm nhận hết cái vị ngọt ngọt, mát mát mà chiếc bánh mang lại.

    Sỡ dĩ, bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài của bánh giống như tổ chim yến.
    Bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài của bánh giống như tổ chim yến. Ảnh: Khánh Hòa.

    Sở dĩ bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài của bánh giống như tổ chim yến. Ở một số nơi, bánh tai yến còn được gọi là bánh nón. Nguyên liệu chủ yếu bao gồm đường, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa. Các nguyên liệu được trộn thật đều với nhau, bánh được làm chín bằng cách chiên trong chảo dầu sôi.

    Chiếc bánh tai yến đạt yêu cầu và làm người thưởng thức thấy ngon miệng là khi viền bánh giòn uốn cúp vào mà không nhíu lại, chính giữa bánh mềm dai. Người ta thường ăn bánh tai yến ngay khi còn nóng để thưởng thức vị giòn ngọt của nó, kèm theo đó là ly trà nóng. Cũng có người để bánh nguội rồi mới thưởng thức, bởi tai yến để càng lâu thì phần ruột bánh càng mềm dai, ăn rất thơm mát.

  • 5

    Bánh pía

    Bánh pía nổi tiếng nhất và tạo nên thương hiệu là bánh pía Sóc Trăng. Pía là âm đọc của người Triều Châu, có nghĩa là bánh. Bánh hình tròn, dẹt, còn có một tên gọi khác là bánh lột da vì lớp da bánh bên ngoài rất mỏng bọc lấy nhân bên trong là lòng đỏ trứng vịt muối, khoai, mứt các loại…

    Bánh pía quyến rũ người ăn bởi hương thơm đặc trưng của sầu riêng. Ảnh: Khánh Hòa.
    Bánh pía quyến rũ người ăn bởi hương thơm đặc trưng của sầu riêng. Ảnh: Khánh Hòa.

    Nguyên liệu chính của bánh là bột mì được đưa vào máy và trộn thật đều với đường cát trắng. Cho vào một ít chất phụ gia vào bột, chia ra làm hai phần. Phần bột dai được cán mỏng như bánh tráng, cuốn tròn lại làm vỏ ngoài cùng. Phần bột xốp được xắt thành khối hình vuông, được dùng làm vỏ bánh bên trong.

    Nhân bánh ngoài thịt và đậu xanh còn được chế biến thêm nhiều loại nhân như khoai, hột vịt muối… và một nguyên liệu quan trọng giúp chiếc bánh trở thành đặc sản của vùng Nam bộ là sầu riêng.

    Bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt và không quá béo, có thể ăn lai rai không biết ngán. Những người khách phương xa đến đây, khi về ai cũng mua một ít bánh làm quà cho người ở nhà. Chiếc bánh nhỏ bé nhưng ẩn trong đó là hương thơm đậm đà của vùng đất Nam Bộ.

  • 6

    Bánh xèo miền Tây

    Ở miền Tây, bánh xèo thường được tráng trong chảo lớn trên bếp củi hoặc bếp than. Bánh có nhân phong phú với thịt heo, tôm, mực, nấm rơm... Khi bánh chín, gập đôi bánh lại, đặt trên một cái đĩa được lót lá chuối.

    Bánh xèo chảo là đặc trưng của bánh xèo miền Tây. Ảnh: Khánh Hòa.
    Bánh xèo chảo là đặc trưng của bánh xèo miền Tây. Ảnh: Khánh Hòa.

    Nước chấm đóng vai trò quan trọng của món ăn, có vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường... Bánh thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm..


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ẩm thực miền Nam

giảm cân mon an vat tu chuoi Gà nấu lá giang bánh khoai lang nướng banh ca rot chien gion canh khoai sọ nấu tôm thưởng cà nuc mon giai khat Kho ca nuc bốc mon an han quoc cach lam banh cookies hanh nhan giả thịt vịt nhồi nướng cá Basa che dua sữa đậu Bánh Hu tiu canh hải sản Món Luộc Đậu phọng gà xào đậu phộng cach lam suon nuong Thịt gà chiên chÃƒÆ o cốm chiên thực phẩm cháo cá Che đâu trăng Bánh quy bánh mỳ cuộn Trẻ em meo vat nha bep Tráng miệng gio que năm chế biến gà trà vai cơm rang thịt gà kem com Vịt quay tự làm bánh làm sữa ngô cơm rang tôm cá diêu hồng sốt chua ngọt cánh gà chiên xù cach lam cuong hong heo xao và o che nha dam nghêu xào vị bơ dạ dày Chung hồng ngâm Quà kim chi nước Nabak kim chi nước của bánh ngô bạnh bao ga ham khai vị Tom rim nước chấm ốc Trứng vịt lộn Cách làm xúc xích Cá bạc má hoc cach nau mon ga 7 món ăn sáng ngon bổ rẻ cho cả nhà thit rang mam tep nấu chè đậu đen Chiếc thìa vàng 2014 nhà hàng khách salad xoai nem lui gio lon Dê nướng cốm cháo thịt heo Khô mực cach lam banh cá m da món Âu cach làm chả khoai xôi gấc Chân ca ngư Cang cua banh nếp lá dứa ga rang Bánh canh pha nước chấm ốc dò chút hoa cẩm chướng kem xoài cá mó chiên ẩu kho quẹt chè xoài Sườn Banh bong lan cuốn bo xao na xiêm Cach lam banh crepe cua be May va banh khoai Nam dui ga đón năm mới nem rế cá hồi và chiên xù pate gan gà Thiên Trúc hat hanh nhan ngao ngon lam cha tom ca nau mang chua Nui khoai tay CUA mẹo nhỏ Bột sắn cách nấu lậu thái quấn kem chuoi gà nướng chanh