Tất cả cùng được gọi là phở Việt Nam nhưng tại đó vẫn tồn tại những nét đặc trưng thú vị đấy! Đi tìm nét khác biệt của phở Hà Nội - Nam Định - Sài Gòn
Đi tìm nét khác biệt của phở Hà Nội - Nam Định - Sài Gòn

Nhắc tới ẩm thực Việt Nam, không ai có thể quên được món phở, món ăn truyền thống của người Việt.

Phở Hà Nội đã có từ xa xưa, nó trở thành một nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người Hà Nội. Nước dùng của phở Hà Nội thường trong và ngọt, vị ngọt chân chất của xương, ở Hà Nội, người ta thường có thói quen cho thêm một chút Bột gọt (mì chính) vào nước dùng. Viết về phở Hà Nội, nhà văn Thạch Lam đã từng viết trong tác phẩm Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon".

Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò,"nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối....”

Với phở Sài Gòn, bạn có thể cảm nhận được cái vị ngọt của đường khá rõ nét, ngọt lịm thấm đến từng miếng thịt. Đặc biệt, người Sài Gòn nhiều nơi còn nấu nước dùng bằng xương gà và thêm con khô mực, có lẽ vì vậy mà nước dùng của phở miền Nam có màu hơi đục, có vị béo và ngầy ngậy hơn.

Có rất nhiều giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, tại nơi đây, bí quyết chế biến nước dùng của món phở thường được truyền từ đời này sang đời khác. Có chuyện kể lại rằng phở gia truyền ở Nam Định chủ yếu có nguồn gốc từ Hoa Kiều ở làng Giao Cù và từ họ Cồ ở làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, (huyện Nam Trực) . Sau đó được truyền ra các làng bên cạnh nhưng đã được biến chế, không còn mang nét nguyên vẹn như xưa và thêm một số phụ gia.    Cho đến những  thập niên 50, người Nam Định đã mang món phở ra Hà Nội và bán theo xe đẩy.  Và từ giữa những năm 60 đến trước những năm 90 của thế kỷ 20, vì nhiều lý do, Phở Nam Định đã từng vắng bóng một thời gian ở những địa phương khác. Tuy nhiên, từ năm 90 trở lại đây, Phở Nam Định phục hồi trở lại và ngày càng phát triển mạnh. Hiện nay dân làng thuộc làng Vân Cù, Giao Cù và các làng lân cận đi khắp nơi từ Bắc vào Nam mở các quán phở đế kiếm kế sinh nhai và gìn giữ một món ăn ngon ngườì Việt.

Bánh phở theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Bánh phở có nét khác biệt nhiều nhất đó là bánh phở Nam Định, là loại sợi nhỏ, rất mỏng mềm và dai đây là điểm khác đặc trưng so với bánh phở Hà Nội và Sài Gòn. Nghe đâu là do họ bỏ thêm một ít bột dong vào khi làm bánh phở các bạn ạ.

Ăn kèm với món phở thường là thịt bò và thịt gà, thịt bò được xắt mỏng, đập dập, nhúng vào nước dùng vớt ra đúng lúc để miếng thịt vừa chín mà vẫn mềm và thơm ngon; thịt gà thường được luộc nguyên con, sau đó chặt miếng nhỏ, xếp đều trong bát, trên lớp phở đã được chần qua, rồi cho nước dùng.   Ở miền Nam, ngoài tô phở chính, họ còn có thêm một chén nước béo (nước mỡ của xương bò, có những nơi còn có cả nước tiết nữa) để riêng nếu khách muốn và tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ. Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (được chần qua nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình.

Ngày nay, món phở đã trở thành một món ăn rất phổ biến, không thể thiếu trong nền ẩm thực Việt Nam. Phở cũng trở nên đa dạng hơn, được chế biến theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên phở chế biến theo cách truyền thống vẫn được ưa chuộng nhất không chỉ trong nước mà còn trên nhiều quốc gia khác trên thế giới. Có đi xa thì bạn mới thấy nhớ phở quê nhà đến như thế nào...


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

suon chua ngọt Cách làm thịt nướng rong biển khô Chiên kho cÃƒÆ cach lam mut khoai lang deo cach lam sandwich nhan tom cách nấu canh cua món sashimi cá Phở tíu món phở trộn chua ngọt ở Hà ngán Đơn giản bánh mứt hoa thập cẩm tôm tươi Mùa Thu banh keo < nhãclass="label" style="background-color: #935194" href="/index.php?q=Lạ kỳ trồng hoa trong chậu bánh">Lạ kỳ trồng hoa trong chậu bánh trứng xào cà canh bi do bo vien ngon lam mut ca rot làm thịt bò hầm cà rốt mực xào tỏi sen hạt nêm heo lam banh chuoi chien bức tranh phở trộn chua ngọt Món trung quốc bánh su kem nhân sữa ca tim thom ngon Ga ham thuoc bac kem trái thanh long gỏi thịt hành tây cach lam goi kho bo cá trứng muối ớt be an Bánh bao thịt cháo ếch canh hàu bánh qui hình lá cach nau cao lau banh mousse chanh leo chua Canh bầu mứt đậu cá kèo kho Túi Xách điều Vị cá thu sốt kem tươi Chi碍n gỏi dưa chuột dau hu non Từ Thịt bò cách làm bánh rán nhân khoai môn canh rau cải nước cam chanh gừng cach lam banh bong cai lam cha ruoi lươn kho củ gừng mi xao gion chan trung dung cach World Cup canh chua ca loc ngo bao tu quÃƒÆ valentine nui xào thịt nguội cach lam cha món mực xào Bánh bong ngo cơm trắng nắm muối mè đậu khuôn cuộn rau củ cách lam chuối rim đường thịt ba chỉ hun khói thit bo kho tieu Bo vien cách pha trà chanh leo trái vải gia và Cách làm kẹo dẻo thịt xào măng Sương sáo bôt ngot cháo bào ngư làm bánh donut Cach lam banh bong lan bang noi com dien thức uống dễ làm cà dầm táo vit quay bac kinh ngon thịt ba rọi trộn củ cải hạt điều thực đơn cuối tuấn NÃƒÆ cong thuc bánh hạnh nhân thit ba chi rau cu ngon Nai cách làm kẹo chocolate mềm Truffle nem chiên canh đầu cá nấu măng chua nau An salad dưa leo mè đen sup bap thom ngon trung sot ca cách cắm hoa ly lạp xưởng xào đậu cove chan gio nau ngon Món Nhật canh gà cá tháng tư bao tử cá xào nghệ Võ Mạnh Lân banh pancake chuoi cách nấu chè đậu đỏ bí ngô gà chiên lam khoai tay chien nui trộn dầu oliu khoai trộn dừa nạo thịt sốt cà bò bít tết măng tây Da heo luộc