ThS. BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhận định không phải chỉ cần cho thức ăn vào tủ lạnh là yên tâm.
Để tủ lạnh luôn là nơi bảo quản thực phẩm an toàn

ThS. BS chia sẻ: “Bảo quản thực phẩm là vấn đề đặc biệt quan trọng. Nhiều khi chúng ta nghĩ chỉ cần cho thức ăn vào tủ lạnh là yên tâm. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi chúng ta để thực phẩm trong ngăn đá, vi sinh vật chỉ ở dạng không hoạt động chứ chúng không chết đi. Vì vậy, khi cho thức ăn ra ngoài tủ lạnh thì vi sinh vật lại phát triển và hoạt động bình thường".

Cách lau dọn tủ lạnh

Thực phẩm cho vào tủ lạnh cần để vào hộp có nắp đậy. Thực phẩm cho vào tủ lạnh cần để vào hộp có nắp đậy.

Khi sử dụng tủ lạnh, cần vệ sinh lau chùi tủ lạnh ít nhất một lần một tuần. Khi tiến hành lau tủ chúng ta nên tiến hành các bước như sau:

Đầu tiên là phải lấy hết thức ăn trong tủ lạnh ra bên ngoài, cho tạm những thứ dễ hỏng như cá, thịt vào thùng đá. Sau đó hãy ấn vào nút rã đông của tủ lạnh. Giữ lại những thứ còn tươi và có thể sử dụng được trong vòng vài, vứt bỏ những thứ đã hỏng hoặc sắp hư thối.

Sau khi tủ lạnh đã rã đông hoàn toàn, hãy rút phích cắm điện. Lấy hết tất cả các khay, kệ đựng thức ăn ra bên ngoài và rửa thật sạch chúng bằng nước rửa bát. Sau đó, hòa tan một ít bột soda vào nước nóng. (Bột soda có chứa một loại chất hóa học đặc biệt, cho phép các phân tử hấp thu các loại mùi hôi xuất hiện trong tủ lạnh).

Dùng bản chải cứng cọ rửa thật sạch toàn bộ nấm mốc, mảng thức ăn thừa và những chất bẩn khác bám trên thành bên trong tủ lạnh và cả ở ngăn làm đông của tủ. Tránh sử dụng những miếng cọ quá cứng hoặc làm bằng kim loại vì chúng có thể gây trầy xước thành tủ lạnh.

Sau khi đã tẩy sạch những vết bẩn bám trên thành tủ, dùng nước xà phòng ấm để lau rửa phần bên trong của tủ. Bạn cũng có thể cho thêm một ít chất cồn vào nước xà phòng ấm để làm sạch thành tủ và các kệ đựng thực phẩm. Cần Lưu ý lau chùi cả những kẽ hở của lớp cao su nằm ở mép cửa tủ lạnh, khay đựng trứng và ngăn làm lạnh thịt.

Sau khi đã chùi rửa bằng nước xà phòng, rửa lại tất cả mọi thứ bằng nước sạch. Có thể lặp lại từ 2 đến 3 lần cho đến khi xà phòng và bột soda được tẩy sạch hoàn toàn. Mở cửa và để tủ lạnh khô tự nhiên. Lắp tất cả những phần đã lấy rời ra bên ngoài vào tủ trở lại sau khi tủ đã khô hẳn. Cắm điện và cài nhiệt độ bình thường để tủ lạnh bắt đầu lại chu trình hoạt động.

Sắp xếp đồ ăn trong tủ

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải thì việc sắp xếp thức ăn trong tủ lạnh cũng rất quan trọng. Cá thịt sống bắt buộc phải để ngăn đá.

Khi cho thực phẩm vào trong tủ lạnh cần phải rửa thật sạch, chia nhỏ thành từng bữa. Tốt nhất nên cho thức ăn đã chia nhỏ vào trong hộp có nắp đậy kín. Tránh tình trạng rã đông nguyên khối thức ăn vì khi cấp đông lại nhưng độc tố tụ cầu đã chết thấm vào thực phẩm, khi nấu chín vẫn có thể gây ngộ độc.

Ở ngăn mát nên để thực phẩm đã nấu chín, nhưng trước khi cho vào tủ cần phải đun lại, để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh. Vì nếu thức ăn còn nóng mà cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp thức ăn sẽ biến chất, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây ngộ độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.

Thức ăn trong tủ lạnh khi bỏ ra vẫn phải nấu chín, vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá lâu chỉ nên lưu cho bữa sau. Như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất là 5-6 tiếng. Vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100 độ C nhưng nếu để quá lâu các vi sinh khuẩn sẽ gây ra những độc tố.

Không nên cất thức ăn là các loại rau vào tủ lạnh khi dùng không hết. Vì khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn rau thừa sẽ không tốt cho sức khỏe. Người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.

Thức ăn bảo quản nhất thiết phải có nắp đậy, bao bọc kỹ càng. Không để lẫn thức ăn sống với thức ăn chín vì có thể lây nhiễm chéo. Nên sắp xếp thực phẩm vào tủ gọn gàng không nên nhồi nhét mọi thứ khiến tủ “quá tải”.

Theo Zing


Tổng hợp & BT:

Về Menu

ăn

bánh kem cach lam trach Chung cách làm burger đậu phụ Hạn Hợp chất trà xanh Thit dau cháo óc lợn đậu hà lan món ngon với cá chẽm cách làm tóp mỡ Mut gung color tau hu ky nầm Ếch Duoi bo ham Trè æ½ Vừa mien luon tom cang xao sa ot canh măng nấu móng giò xoài lắc xoài keo muối tôm Xuân Quế Bánh trứng kiểu Trung Quốc xốp mềm cach lam beef steak Mẹo loại bỏ gỉ sét nồi bằng khoai Đón bit tet ngon các món ngon với thịt vịt kho quẹt rau củ may túi đựng đồ panna cotta caramel hương dân cach lam canh sườn non công thức làm thịt gà ngon nguyen rồng chậu hoa bia kho cà cach pha nuoc chanh giam can Túi lưỡi lợn nguy hiểm sức khỏe đài chuỗi Nuong ca khoai lang tím Ốc xào thơm đêm mùa hạ chả ốc chiên cach pha nuoc cham hai san thịt sốt dứa bap cai nau Mẹo vặt gia đình Khử cay khử ngứa banh paris brest ôi mắt MÃƒÆ mắm tôm chả quế chả lụa cách làm Nga Nguyễn Hạ độ mặn cho các món ăn bun thit xao cách làm bánh trung thu đơn giản Nau sua dau nanh Tuyết Nguyễn lam banh khong can lo nuong lòng heo khìa nước dừa vừng Mọc nhĩ cháo thịt bò spaghetti bánh pie Xu xôi bap lê rượu vang lê nấu rượu vang món Ngõ ngon rẻ giữ ấm vit quay me goi ca keo ngon bánh ngô chay chân gà rán CÃÆu thịt bọc sả để rim cá thiều sua tron xoai rau lang chè củ sắn thơm hương nếp Chè củ đậu hũ non Ngắm Ăn măng đúng cách để không bị ngộ công thức trứng xào bún khô xào chay Banh duc Thanh Hoà Phù hap mon an viêt nam sua chua ngon canh chẠcà nau canh ngan bun bo huê Lookchop bánh đậu xanh trái cây món nước cốt dừa Mà i xôi khoai mì Banh trứng banh nuong Nom ga caramel khoai lang nướng cupcake socola mam tom chua ngon Bố sốt mật ong kem rum trái cây banh day sa lát bắp cải dưa leo banh apple cake bún xào cua canh sấu kem nho Mứt cà rốt