Rau, củ, quả đem lại những lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý, một số loại có chứa độc tố dễ gây ngộ độc. Để tránh những chất độc hại trong rau, củ
Để tránh những chất độc hại trong rau

Trong những bữa ăn của người Việt, hầu như đều có sự hiện diện của rau, củ, quả tươi. Bài viết này nhằm lưu ý một số trường hợp độc chất từ rau, củ, quả có thể gây hại cho sức khỏe.



Nên dùng khoai tây chưa mọc mầm
 

1. Chẳng hạn như, với khoai tây đã mọc mầm, thì lớp ngoài vỏ xanh của nó có chứa chất độc là sôlamin. Sôlamin là một ancaloit, tương đối độc. Triệu chứng ngộ độc nhẹ, theo lương y Quốc Trung là: đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Nặng hơn là giãn đồng tử, yếu liệt hai chân, làm hệ thần kinh trung ương bị tê liệt, khiến trung tâm hô hấp không hoạt động được, làm ngừng tim do tổn thương cơ tim. Ngoài khoai tây mọc mầm, thì khoai tây bị hư cũng có chứa sôlamin.


2. Thứ hai là măng. Măng cũng chứa glucozit sinh a-xít xyanhydric. Trong măng tươi có nhiều độc chất hơn măng ngâm chua hoặc măng khô. Để phòng ngộ độc, phải luộc măng kỹ, bỏ nước trước khi chế biến, khi ăn thấy có vị đắng lạ thì phải bỏ.

3. Thứ ba là sắn đắng. Sắn nào cũng có glucozit sinh a-xít xyanhidric, nhưng sắn đắng có nhiều hơn (từ 6 đến 15 mg/100g, so với sắn thường 2-3 mg/100g), thường có nhiều ở vỏ dày hai đầu củ và lõi sắn. Những trường hợp ngộ độc thường hay xảy ra với trẻ nhỏ, ăn sắn sống, luộc chưa chín hoặc ăn sắn cả vỏ. Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng thường xuyên tiếp nhận trẻ em bị ngộ độc sắn đắng.   Tùy theo liều lượng ăn phải nhiều hay ít, ngộ độc có thể cấp tính hoặc ngộ độc chậm. Ngộ độc cấp tính có các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê lưỡi, rối loạn thần kinh, co giật, giãn đồng tử, co cứng cơ hàm, ngạt thở, thở chậm, mạch không đều, sắc mặt tím tái, và có thể tử vong. Triệu chứng ngộ độc chậm gồm nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt toàn thân, mắt đỏ, khô cổ họng và mũi.   Để đề phòng ngộ độc do sắn, theo các bác sĩ, cần bóc vỏ, bỏ hai đầu củ sắn và ngâm nước sau 24 giờ mới sử dụng, không ăn sắn sống, khi ăn thấy đắng phải bỏ ngay.    


Nên dùng cà chua chín thay cho cà chua xanh - Ảnh: T.Tùng

    4. Cà chua xanh, theo lương y Quốc Trung, có chứa độc tố tomatidin có thể dẫn đến ngộ độc với các triệu chứng: nôn mửa, váng đầu, chảy nước dãi, ủ rũ người. Nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Phòng nhiễm độc cà chua, tốt nhất không nên ăn cà chua xanh sống, nên chế biến chín, hoặc cho ít giấm để phá bỏ cấu trúc phân tử của tomatidin.

5. Một số loại quả họ đậu, như đậu kiếm, đậu mèo… cũng chứa hàm lượng tương đối lớn glucozit sinh a-xít xyanhydric. Để phòng ngộ độc, không nên ăn nếu chưa ăn bao giờ, không ăn sống các loại đậu này.


6. mộc nhĩ (tức nấm mèo) đen còn tươi có chứa một chất thuộc họ porphyrin, rất nhạy cảm với tia nắng mặt trời. Khi ăn xong ra ngoài nắng có thể sẽ bị viêm da. Những chỗ da để lộ ra ngoài bị nổi mẩn, tấy đỏ, mọng nước, nước mắt nước mũi chảy giàn giụa. Trường hợp trúng độc nặng làm cuống họng phồng rộp, mọng nước gây khó thở. Không dùng mộc nhĩ (tức nấm mèo) đen còn tươi, cho dù có nấu kỹ, chỉ ăn mộc nhĩ (tức nấm mèo) đen đã chế biến và phơi khô.

7. Rau ôi. Một số rau xanh hay dùng như: rau cải trắng, cải bẹ, cần tây, cần ta có chứa chất nitrat, nếu rau bị úa, hư, hoặc muối dưa quá lâu, muối này sẽ bị khử bớt ôxy, tạo thành nitrit ăn vào sẽ có nguy cơ ngộ độc với các triệu chứng: nhức đầu, mỏi mệt, buồn nôn, buồn ngủ, tim đập dồn dập, chân tay lạnh, các ngón tay bầm tím.

8. Nhiều loại nấm dùng chế biến thành món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, có tác dụng chữa bệnh như nấm hương, nấm rơm, nấm kim chi, nấm gà... Nhưng, cũng không ít loài nấm độc (nhất là nấm hoang dã ngoài tự nhiên) như nấm bắt ruồi, nấm chó (còn gọi là nấm mũ trắng). Khi ăn các loại nấm này có thể gây tử vong (chết người) rất nhanh. Không sử dụng nấm tự nhiên nếu không biết chắc chắn đó là loài nấm ăn được.

Trong trường hợp chẳng may bị ngộ độc do ăn phải rau, củ, quả có độc chất, phải kịp thời sơ cứu bằng cách cho nôn hoặc uống nhiều nước để làm loãng chất độc trong cơ thể. Nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. 

  Theo Thanh Tùng Thanh niên
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

cay Ghẹ cach lam banh pizza thoà Phớ bò canh chua ca loc sot mùi nguyên vật liệu bánh cùi dừa Com chiên duong chau Lang chất liệu ren nen cach lam mam chung thit 10 ý tưởng độc đáo trang trí phòng ăn Đậu hà lan Banh rán cóc các món cơm ngon Món ăn Việt Nam gỏi cuốn tôm bun xao chay cach lam siro gung mat ong Cua món ngon mỗi ngày canh chua cá miền Nam cánh gà sốt cay ngon như thế nào Canh chua cá linh ngon bất hủ làm bánh bao sáng tạo 2013 Diên cà ri cà ốc xao rau muống ca sot ca ri canh hen ngon cach lam ca tram kho mia sau ca sot ca ri nuoc cot dua kho bo mem Cách nhìn là biết ngay trái cây Trung banh nam Cháo suôn heo Canh chua cá ngạnh ngon khó tả thịt gà luộc xối sốt Thương nhau như mực phủ trộn xoài tôm viên hấp Gia vị thịt xông khói cuộn nấm chiên chuối tẩm mật ong nướng tôm rim nươc cốt dừa Đan sup gà vịt kho cà ri Phơ nấu vịt cà ri phục hồi nho hat de cà ri tôm tri Thái cách làm bánh quy cari cá viên Cây sả cà ri thịt bò thịt bò nấu cà ri mon ngon môi ngay ngÃƒÆ thở tôm sấy ca ri dau rong Cách nấu chè cari ca chem ngon doi truong xao nghe ngon món ngon với cá chẽm bánh cổ truyền món Nhật mì udon hải sản sốt mì ý Cari tôm chÆ a dạ dày xào nấm nghe Chẹp chẹp măm sủi cảo rau trứng ngon hoà Mẹo làm cá hết mùi tanh khi nấu cach xao ngheu cay kiểu Nhật cach lam che hat sen tao do canh tôm chua cay Nga Nguyễn canh chua ca bong lau công thức chè khoai lang tím 沙拉 cach lam pha lau bo cách nấu canh chua Lam thach Món Kho bun cha ca hai phong mi ngon chá p Banh he hạt sen chẠcà Ngộ cua đồng chiên giòn cua đồng nấu rau đay keo me cuộc thi bánh cổ truyền eva Cách nấu chè đậu xanh vui vẻ Cách làm kem Trái Cây Cơm hến bình dị và đậm đà cach nau canh chua sau dưa cải om cá trê Bánh đúc lườn vịt sốt Bánh ran kem dau tam ngon trà vải bạc hà hóa chất nhiễm độc thực phẩm an