Ăn muốn ngon thì cần thức ăn hợp khẩu vị và khả năng tiêu hóa của từng người trong gia đình chứ không phải chế biến thịnh soạn và đắt tiền. Để có bữa ăn ngon
Để có bữa ăn ngon

Ai cũng công nhận ăn uống tại nhà thường ngon hơn vì hợp khẩu vị, bảo đảm dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, rẻ tiền và đặc biệt là vui hơn vì được quây quần, trò chuyện với người thân. Tuy nhiên, trong thời buổi công nghiệp, tổ chức tốt và duy trì bữa ăn gia đình là vấn đề không giản đơn. Để giải quyết phần nào điều này, bạn cần nắm rõ 10 bí quyết.   Tốt nhất là ăn vừa đủ với nhu cầu của từng người trong từng thời kỳ cụ thể

-Đa dạng thực phẩm:

Thực phẩm dù hoàn hảo tới đâu cũng không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Mỗi ngày, cơ thể cần từ 20 đến 30 loại thực phẩm khác nhau mới bảo đảm đủ chất. Muốn thế, bạn cần phối hợp nhiều loại thực phẩm trong thực đơn, mỗi thứ một ít để làm được nhiều món (mặn, canh, xào, thập cẩm... ) và phải chịu khó đổi món mỗi bữa.
- Đủ chứ không cần nhiều:
 
Không phải cứ ăn nhiều là đủ vì ăn uống không chừng mực, ăn nhiều hơn so với nhu cầu thì rất có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng (như béo phì, tim mạch, ung thư, đái tháo đường...). Tốt nhất là ăn vừa đủ với nhu cầu của từng người trong từng thời kỳ cụ thể.   Chẳng hạn, trẻ em và thanh thiếu niên là lứa tuổi đang phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao thì bữa ăn cần bảo đảm hơn về chất và lượng; người lao động, đặc biệt là lao động nặng, nhu cầu dinh dưỡng sẽ cao hơn người làm việc văn phòng.
- Đắt chưa hẳn bổ
:   Bữa ăn nên có cả thực phẩm động vật và thực vật. Nếu ngày nào cũng ăn thịt với trứng mà thiếu cá và đậu hũ thì rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch sẽ đến thăm sớm. Một người trưởng thành mỗi tháng cần ăn 1,5 kg thịt; 2 kg hải sản và 3 kg đậu hũ là có thể cân đối được lượng đạm.


Rau quả rất đa dạng, đủ để bạn thiết kế thực đơn ngon miệng và bảo đảm dinh dưỡng cho gia đình.


- Hợp khẩu vị: Để ăn ngon, không phải thức ăn cần được chế biến thịnh soạn mà cái cần là hợp khẩu vị và khả năng tiêu hóa hấp thu của từng người. Nhà có trẻ em thì không nên nấu mặn, nêm cay; có người già, người bệnh thì phải nấu chín mềm, lỏng loãng, nhiều bữa trong ngày...


- Cân đối chất béo:
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao nhất trong các loại thực phẩm nhưng không sử dụng quá nhiều cũng không nên kiêng khem quá mức, vì cả hai việc này đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần cân đối giữa béo động vật và béo thực vật. Uống sữa, ăn thịt heo đã có mỡ rồi thì nên dùng dầu chiên khi chế biến món ăn.
- Càng ít đường tinh càng tốt:
Chỉ nên sử dụng đường tinh dưới 20 g/ngày/người (khoảng 4 muỗng cà phê). Không nên dùng thường xuyên các món ngọt như chè, bánh ngọt, nước ngọt, sữa có đường...
  Không nên dùng thường xuyên các món ngọt
- Nhạt tốt hơn mặn:
Thức ăn chế biến nhạt sẽ tốt hơn mặn vì để phòng tránh bệnh cao huyết áp. Lượng muối ăn mỗi ngày nên dưới 10 g/người (khoảng 2 muỗng cà phê) kể cả muối ướp cá, muối dưa cà, nêm canh xào...
- Nhiều rau, củ, quả:
Đây là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giàu chất xơ thuận lợi cho tiêu hóa, đặc biệt là chứa nhiều chất chống ôxy hóa sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào và duy trì tuổi thanh xuân.

- Mùa nào thức ấy:
Lên thực đơn sẵn là cách chủ động để chuẩn bị sẵn cho bữa ăn gia đình lý tưởng. Tuy nhiên, cần linh hoạt mùa nào thức nấy và tình hình bữa chợ để thay đổi cho phù hợp.
- Ba sạch:
Thức ăn đem lại nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe nhưng nếu không bảo đảm vệ sinh thì trở thành mầm mống của nhiều bệnh tật. Để nâng cao sức khỏe và giúp bữa ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn, cần Lưu ý đến nguyên tắc ba sạch: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.  
Một bảng thực đơn mẫu   Sáng: Miến thịt gà với giá trụng và rau xà lách.
Nửa buổi: 1 ly sữa không đường.

Trưa
: Cơm với thịt kho đậu hũ, đậu bắp hấp, rau muống luộc chấm chao, canh tần ô nấu tôm tươi, chuối.
Chiều:
1 ly rau câu, trái cây thập cẩm.
Tối:
Cơm, trứng đúc tép, xào nấm với su su, cà rốt; canh cá điêu hồng nấu cà chua, trái cây tráng miệng.
Trước khi ngủ:
1 ly sữa không đường.
    Theo Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM NLD
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

cach lam cu be ngu sac kem tuyết bun thit xao cach nâu ăn ngon xuong ham sủi cảo thịt xay cải thảo Trà Linh cha hap thời tiết lạnh ăn uống sức khỏe RÃƒÆ pho mát que chiên Phơ Tàu hủ xoài chín sườn om bánh pizza mini công thức bánh crepe chuối ngào đường xem ca ri xanh đặc sản Phú Thọ vịt nấu măng quà bánh dân tộc ga chiên lẩu thit bò Hẹ Thực đơn nghỉ lễ cho cả nhà thích thú Thức Uống Món Nhật Thit heo khia nuoc dua mít non xào sả cay nữ giới sức khỏe thực phẩm hạt MasterChef bánh bò dừa lam kem mua he canh kho qua nhoi thit ngon món trứng Thịt hấp trứng vịt muối La cach lam salad rau mam cach nau bầu cua nấu lẩu thịt bò sốt chua ngọt bi ngoi don thit ngon cach nau sup ga kieu thai sup du du thom ngon làm đơn giản hải sản xóc tỏi thịt kho quẹt tôm khô Hạ cà u đặc sản món ngon vùng miền Cay xé lưỡi ốc cà na rang muối Giai khat mua he làm bột đậu nành tại nhà lam banh mi khoai lang Hoc nau an ca keo kho khe lam aghemono ngon luon chien chè củ sen trang trí bàn ăn canh banh da cua cach lam banh trung thu ba rọi sốt kim chi kim chi hàu nướng Hàu nướng phô mai ngon khó Kh茅o Tay nấu sữa ngô ngon gio heo ngam chua nước cốt dừa Chè đậu đỏ bột Phù mon giai nhiet Goi ga Cach lam banh lot cu nuoc ep tao gung món xà lách xoang trộn thịt bò ech chè trôi nước mè đen cu Ä Æ giấm mặt đường công thức váng sữa phô mai chiên khoai tây Sài Gòn Đậm đà bún cá miền Tây NHO cơm cơm cuộn giấy bạc cá mặn chà bánh mì nhân mặn Cún Khang Súp nui gạo tôm thịt huong dan lam banh trung Sức khỏe ăn trưa chao nam thit bo ngon bánh gạo lắc đậu phụ kho thịt cach che bien Tự làm kem kem trứng nướng cach nau bun mang vit thuc uong canh xú tom cuon khoai tay chien Lớp làng Thịt hấp Thit nướng phỏ vịt quay cà khoai gà chiên xù cach lam banh mi nương CANH Gà Tuong ngọt Spa Lịch cach nau lau ga nhung mon rim ngon cách làm thiệp tự làm mứt khoai tây tại nhà thà Mon tron kẹo mè lạc Phi cach lam dau phong rang muoi