Không chỉ là một món ăn nổi tiếng, kim chi còn là một nét văn hóa gắn liền với đời sống của người dân xứ Hàn. Được coi là một “huyền thoại văn
Con đường đưa kim chi thành huyền thoại xứ hàn



Không chỉ là một món ăn nổi tiếng,
kim chi
còn là một nét văn hóa gắn liền với đời sống của người dân xứ Hàn.

Được coi là một “huyền thoại văn hóa” tuyệt vời từ những thời đại cổ xưa ở Hàn Quốc, từ lâu kim chi đã trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người dân xứ Hàn. Trải qua một quá trình lịch sử dài lâu, ngày nay ở Hàn Quốc có đến hàng trăm loại kim chi khác nhau, trong đó nổi tiếng và phổ biến nhất là kim chi cải thảo. Với thành phần chính là cải thảo, tỏi, bột ớt và nhiều gia vị khác, không ít người chỉ ăn thử một lần mà nhớ mãi hương vị cay nồng rất đặc biệt của món ăn lên men này.



Kim chi không chỉ nổi tiếng ở Hàn Quốc mà còn được biết đến trên toàn thế giới.
Mùa đông ở Hàn Quốc vốn rất khắc nghiệt với những ngày nhiệt độ xuống tới âm độ kéo dài. Đặc điểm khí hậu này khiến cho người dân nơi đây không thể trồng bất cứ loại rau nào trong mùa lạnh, bởi vậy họ đã tìm ra cách lên men thực phẩm với muối để bảo quản và lưu giữ đồ ăn cho mùa đông lạnh kéo dài. Cách thức này không chỉ được được áp dụng cho các loại rau củ mà còn trở thành nghệ thuật bảo quản đồ ăn trong nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.



Kim chi ban đầu chỉ là loại rau muối thông thường.
Nhiều nguồn thông tin cho rằng, các ủ men thức ăn bắt đầu được người Hàn sử dụng vào khoảng thế kỷ thứ 7. Và đây cũng là khoảng thời điểm loại kim chi đầu tiên ra đời. Theo ghi chép được tìm thấy trong cuốn Kinh Thi, “kimchi” ban đầu được gọi là “ji” với nghĩa gốc là ngâm, tẩm thấm. Những nghiên cứu về món ăn này cũng chỉ ra rằng “kimchi” đã trải qua một số tên gọi như shimchae (rau muối) – dimchae – kimchae – kimchi, do việc thay đổi ngữ âm theo thời gian.

Trong suốt một thời gian dài, kim chi đơn thuần chỉ được coi như một loại rau muối thông thường, không có ớt đỏ. Và loại kim chi phổ biến trong thời gian đó là củ cải được ngâm trong nước muối chứ không phải là cải thảo. Từ thế kỷ thứ 12, người dân xứ Hàn mới bắt đầu biến tấu và bổ sung thêm nhiều loại gia vị khác nhau cho món ăn này, tuy nhiên phải đến thế kỷ thứ 18 thì ớt đỏ mới bắt đầu được sử dụng như một thành phần chính để làm nên kim chi. Mặc dù đã có nhiều thay đổi theo thời gian nhưng loại kim chi chúng ta thưởng thức ngày nay vẫn giữ được những nét đặc trưng của kim chi trước kia.



Củ cải là nguyên liệu phổ biển của loại kim chi cổ xưa.
Quá trình phát triển của kim chi gắn liền với lịch sử các thời đại của Hàn Quốc. Kim chi trong thời Goryeo (918-1392) được thêm vào nhiều thành phần như tỏi, nấm thông, củ cải lớn và loại bắp cải nổi tiếng của Trung Quốc (thường gọi là cải thảo). Vị ngọt của kim chi cũng ra đời từ đây.

Một nhà thơ đã ghi chép lại như sau “món kim chi ngâm trong nước muối đã trở thành món ăn rất tốt trong mùa đông. Đặc biệt, loại bắp cải của Trung Quốc lớn lên từ trong lòng đất có mùi vị giống như quả lê, nhất là sau đêm sương giá đầu tiên trong mùa thu hoạch”. Và cũng chính ở giai đoạn này, kim chi bắt đầu được nhiều người sử dụng như một loại thực phẩm hàng ngày chứ không chỉ là món ăn lưu trữ trong mùa đông.



Kim chi cải thảo – loại kim chi phổ biến nhất hiện nay.
Cho đến triều đại Joseon (1392-1910), kim chi trở nên đa dạng hơn. Muối không còn là chất bảo quản duy nhất mà món ăn này cũng có thể được bảo quản trong nước tương. Là triều đại có nhiều biến động trong lịch sử Hàn Quốc, Joseon cũng kéo theo những sự thay đổi lớn về ẩm thực với nhiều loại kim chi mới ra đời. Ớt đỏ cũng bắt đầu xuất hiện và trở thành thành phần chính không thể thiếu của kim chi. Sự kết hợp giữa vị cay của ớt, vị mặn của muối, vị ngọt của cải thảo cùng nhau làm nên hương vị nổi tiếng của kim chi mà chúng ta thưởng thức ngày nay.



Ngày nay, ở Hàn Quốc có tới hơn 200 loại kim chi khác nhau.



Kim chi dưa chuột.



Kim chi hành.
Tính đến năm 1827, Hàn Quốc đã có đến 92 loại kim chi khác nhau, trong số đó có cả những món cá lên men kim chi vô cùng độc đáo. Cho đến ngày nay, kim chi ở Hàn Quốc đã có tới hơn 200 loại khác nhau. Thậm chí người ta còn xây dựng bảo tàng kim chi ở Seoul - thủ đô Hàn Quốc để trưng bày các loại kim chi khác nhau cùng với những thông tin về lịch sử cũng như những tác dụng của món ăn này. Đến thăm quan bảo tàng, du khách cũng có thể tự tay làm thử kim chi trong lớp dạy chế biến kim chi tại đây.



Bảo tàng kim chi.



Du khách đến thăm quan có thể tự tay làm thử
kim chi
.

Hoàng Dũng(st)


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Con đường đưa kim chi thành huyền thoại xứ hàn

Thực Rau dớn hương vị của núi rừng Đậu bắp Nhớ canh Gà mứt mỡ cua chien gion ầu giấy Cà phê cach lam trung chien com xanh cà tím xào thịt heo xôi đùi gà Trứng cá hồi bất cha dau thit xoài dầm chua ngọt kho cá với trái trám bò sốt chua ngọt mocktail trái cây bánh giò ngon nấu bún mắm cach nau che ngon các món xào canh gà phụ kiện mẫu các món ăn ngon trÒ mứt dừa cÃƒÆ chua đi trẠthạch nước cốt dừa mon ngon thit heo rang muoi Cá ngừ đại dương tôm viên hấp mực xiên nướng muối ớt Món ăn ngon che menu cach lam banh mousse nấu cháo sườn chân gà thit xao chua ngot sả ớt b² bánh chanh là cua bánh mặn nhúng xoài nấu bột báng uc Gà Thuỵ Khâu nhục Món ngon của người Nùng Khoai môn lệ phố lam mon tep dong là dang bánh trôi bánh chay chè hạt sen nấu cốm sinh to du du ngon dinh dưỡng Mà an sang nuoc cham kh tôm càng xanh Æ á p mon ga kem tươi Thịt xiên nướng christine hÃƒÆ bap ram xôi rau củ cà ch lam che chuoi cach lam chao tom tự chế chậu hoa cach nau com tron han quoc tận dụng thịt gà rim Rễ sốt salad rau củ cánh gà sốt cay ca kho ca gỏi khô mỡ cải chua xào thit nuơng gỏi ngon bò kho dứa Mon Chinh cách làm chè dừa non gà xào măng cach nau canh bi trÃƒÆ xanh Gà nướng chủ chính l㪠phòng của bé CHÃƒË Mật ong xôi ngô hạt video dạy nấu Ăn Hướng dẫn cách gọt và bày hoa quả cá bóng tai heo xôi nếp bắp bánh kẹp nhân xoài kem cốm Hủ tiếu nam vang khoai tay boc tom thit Dùng bau xao nam chả giỏ ca chua cho nguoi an kieng trứng nhuộm cải thìa tôm xiên que Lau mam