Cho thêm một số dược liệu vào cháo không những tạo ra món ăn mới mà còn cải thiện hiệu quả một số bệnh: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tóc bạc sớm, ăn không tiêu… Cháo thuốc đuổi bệnh
Cháo thuốc đuổi bệnh

 
Cháo là món ăn dễ hấp thu nên đưa thuốc vào người bằng cách ăn cháo là cách dễ làm mà hiệu quả. Ảnh: Mai Lan  
Cháo dùng để chữa bệnh, hay còn gọi là cháo thuốc, dựa trên nguyên tắc lý luận biện chứng của y học cổ truyền. Tuỳ người, tuỳ chứng bệnh mà chọn các loại dược liệu tương ứng để nấu cháo. Bản chất cháo là món ăn dễ hấp thu, dễ tiêu hoá nên đưa thuốc vào người bằng cách ăn cháo là cách dễ làm, an toàn mà hiệu quả. Tuỳ bệnh tình mà người bệnh có thể chọn các loại dược liệu phù hợp để nấu cháo:

Cháo vừng đen: vừng đen rửa thật sạch, phơi khô, sao chín, tán bột. Mỗi lần lấy 30 gram nấu cùng 100 gram gạo tẻ. Phù hợp với những người suy nhược, tóc bạc sớm, thiếu máu, hay hoa mắt chóng mặt…

Cháo nhân sâm: nhân sâm tán bột lấy khoảng 3g, gạo tẻ 100g, đường phèn, nước vừa đủ, cho vào nồi đun nhỏ lửa tới khi cháo nhừ. Cháo có tác dụng bổ ngũ tạng, khí huyết, kéo dài tuổi thọ. Phù hợp với người ăn không tiêu, tiêu lỏng mãn tính, hay hoảng hốt, mất ngủ, trí nhớ giảm, hay quên…

Cháo đậu xanh: đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g. Đậu xanh để cả vỏ cho vào nồi cùng gạo tẻ, ninh thành cháo. Công dụng giải độc, sinh tân dịch và tiêu thũng. Thích hợp cho người bị mụn nhọt, béo phì và rối loạn lipid máu.

Cháo hà thủ ô: lấy chừng 30 — 60 gram hà thủ ô sắc ra nước đặc, bỏ bã; thêm 100 gram gạo tẻ, đại táo vài quả, đường phèn vừa đủ, nấu thành cháo. Có tác dụng ích thận, chống lão hoá, bổ huyết. Phù hợp cho người thận suy, váng đầu, ù tai, suy nhược thần kinh, râu tóc bạc sớm. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cao huyết áp, xơ hoá động mạch.

Cháo đậu tương: đậu tương tươi, gạo tẻ mỗi thứ 100g; đường phèn vừa đủ, đem tất cả nấu thành cháo. Dùng tốt đối với người cao tuổi, suy nhược, dinh dưỡng kém hoặc mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, bệnh mạch vành…

Cháo ngó sen: ngó sen tươi 400g, hồng đào 100g, gạo tẻ 300g, đường cát trắng 250g, nước vừa đủ. Ngó sen rửa thật sạch thái miếng, hồng đào rửa thật sạch, gạo vo sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ vừa nước, nấu nhừ thành cháo. Cho tiếp đường vào đánh tan đến khi cháo sánh. Tác dụng mát máu, điều hoá chức năng dạ dày, giải độc, giải nhiệt.

Cháo cúc hoa: lấy 100 gram gạo tẻ nấu thành cháo, thêm 10 — 15 gram cúc hoa (bỏ đế hoa, đã tán bột), nấu sôi thêm một chút. Tác dụng tán phong nhiệt, thanh can hoả, giảm huyết áp. Phù hợp với những người mắc bệnh mạch vành, cao huyết áp, hay có các chứng hoa mắt chóng mặt…

Cháo dâu tằm: quả dâu tằm chín 30g, nếu còn tươi 60g; gạo tẻ 60g, đường phèn lượng vừa đủ. Cho vào nồi nấu thành cháo. Cháo có tác dụng bổ can dưỡng huyết, sáng mắt, ích trí. Phù hợp trường hợp thận hư, đau đầu hoa mắt, mất ngủ, ù tai, mỏi lưng, râu tóc bạc sớm…

Cháo lá sen: lấy hai lá sen tươi rửa thật sạch, sắc kỹ lấy nước, vớt lá bỏ đi, thêm 100 gram gạo tẻ vào nấu cháo. Cháo có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, hạ huyết áp, giảm mỡ máu. Phù hợp với những người huyết áp cao, mỡ máu cao, béo phì…

Cháo sơn tra: sơn tra khô 30g, nếu tươi 60g; gạo tẻ 100g, đường phèn 10g. Sơn tra đun lấy nước, bỏ bã, thêm gạo vào nấu chín, rồi thêm đường nấu sôi. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh sơn tra có tác dụng tốt với mạch máu, đặc biệt mạch vành. Vì vậy người có bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao, có bệnh tim mạch xơ hoá động mạch, người cao tuổi suy giảm trí nhớ thường xuyên ăn cháo sơn tra có tác dụng rất tốt.     Theo ThS.BS Võ Thị Thu
giảng viên học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
SGTT    
Không dùng nồi nhôm, sắt nấu cháo thuốc

Tốt nhất là dùng nồi đất nung nấu cháo thuốc. Cũng có thể dùng đồ tráng men thay thế. Không nên sử dụng nồi bằng nhôm hay sắt để nấu vì sẽ xảy ra một số phản ứng hoá học giữa nồi và một số vị thuốc trong quá trình chế biến. Cháo thuốc cần có độ đặc sền sệt, đặc quá sẽ khó ăn, loãng quá lại ảnh hưởng tới hiệu quả. Thông thường cứ 50 gram gạo cho 400ml nước là vừa. Khi sử dụng cháo thuốc để bồi bổ cơ thể phải tuỳ theo thể chất, bệnh tình, thời tiết, địa lý... Sau khi ăn cháo xong không nên đi ngủ, uống rượu hay uống nước trà ngay.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

day am thuc dan len cách xay sinh tố đu đủ và thơm lam chiffon la dua ngon trung cuon sushi hàu nhúng mù tạt chân gà ngâm sả ớt cách làm mocktail làm bánh cuốn nau canh mang chua muc tam chua ngot Buổi sáng đi ăn bún mọc gà quen mà lạ gio heo ham du du tôm nấu cháo moi bột ca duoi xao hành tây chiên cach nau chao dau xanh cach lam Santa Hat Dark Chocolate Brownies bong cai xanh xao thit ngon thit heo rim tep canh cá rô bánh xoài Thụy xôi mực làm chả cơm hấp nước ngọt nuoc vai thieu cach lam banh xu xe cá chiên khử độc thach cao bánh quy việt quất MÃ những món ngon từ lòng lợn nhi Ngó ốc hương thịt kho mắm ruốc Con nhà giàu bánh nhân khoai lang tím Ăn Chơi canh nấm bào ngư chè đậu nấu gạo nếp rau cu chien gion kieu nhat cach nau dau hu ngon tart Cach nau bun rieu Đậm đà bánh xèo Nhật Bản cha nhung mon ngon Nấp bánh bột chiên rau củ món ngon từ thịt ba chỉ sushi ngon cá kho mơ ngâm đường thịt lợn sề kem đá bào dâu tây hành tây răng cưa xôi nếp dừa Tom Yum bo sao giò lụa kho dừa trang trí nhà với lọ thủy tinh Thành thỏ sốt vang lam ca ri bo xoi boc nhan thap cam chien gion mắm tôm nấu thịt lọn Dưa rau muống hăm bánh trôi tàu kim bap cha gio thit bánh nhiều tầng mây Cà phê Pháp cach lam thit kho dua ngon sinh tố dưa hấu xoài rau cau vai dac biet thit ga nuong Hai ngó sen chua ngọt cach lam banh gao che dau do thach dua Cơm hến canh hến dân dã và bình dị cá đuối ướp nghệ nướng cài co cac nuoc Phòng Ốc bươu nhồi thịt thạch viên GOI ba rọi chuộn phô mai chiên gio xao cách làm cóc trộn cách làm thịt chưng mắm ruốc Huế Cách nấu chè thái banh it tran nhan xa xiu vẽ cach lam banh bach tuoc cach lam xoi vo hat sen đậu bắp luộc gà nướng xá xíu pate gan vịt rượu Porto bò bbq snack Mẹo Văt thi làm bánh kem noel cay làm món tôm tự làm giấm táo patê nấu lưỡi heo cach làm gỏi bò bop thấu mon an mien bac Cách làm thịt nướng sup dua leo thit heo cách nấu canh cá chua sườn non chiên lạc gà xiên nướng trứng gà hấp tôm