Chúng ta nên lau dọn ban thờ vào ngày 23 hoặc 30 tháng Chạp. Lau dọn bát hương ngày Tết là điều nên làm mỗi khi Tết đến xuân về.,Cách rút bớt chân hương...
Cách rút bớt chân hương (chân nhang) chuẩn nhất ai cũng cần biết

Nghi thức thay chân bát hương ngày Tết

Sử dụng bát hương

Gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.

me
 Khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. 

Khi lau dọn bát nhang, bài vị, ban thờ… phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch. Quan điểm không để động bát hương chỉ phù hợp với từng nơi nhé, có nhiều nơi vẫn bê bát hương xuống lau chùi bình thường.

Cách rút bớt chân bát hương

Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 1-3-5-7-9 chân (số lẻ). Những chân nhang đã nhổ cần đốt, thả tro xuống sông suối.

Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.

Nghiệm ra những người (gia chủ hay vì chức trách) xử lý không đúng với bát hương sẽ gặp sự không may.

Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu. Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thời không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hỏa.

Trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy, dân gian cho rằng báo “điềm” hoá âm là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng còn hoá dương là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Khi đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng lửa dập tắt tránh “Thuỷ Hoả giao tranh“.

Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phân biệt:

- Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ…

- Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình;

- Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát…

Trường hợp bạn muốn thay tro thì các bạn đốt rơm nếp lấy tro nhé, các bạn nhớ giữ lại cốt bát hương đừng có vứt đi đấy, vứt đi thì mất hết lộc.

Các bạn muốn thay bát hương mới thì để đầu xuân cúng tạ đất thì thay một thể, các bạn có thể nhờ thầy đến giúp, nếu còn cốt bát hương thì lấy lại, nếu không còn thì các bạn nhờ thầy viết cho. Tuy nhiên, cần mua bát hương sao cho phù hợp với ban thờ, đốt rơm nếp lấy tro và cho vào bát hương, dã gừng tươi hòa một chút nước lã (rượu trắng), lấy cành tre có lá nhỏ nhúng vào bát nước gừng sau đó vẩy vào bát hương để tẩy uế.

Lau dọn ban thờ đúng cách cho ngày Tết để năm mới tài lộc

me
Khi lau dọn bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. 

Trước khi dọn ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa thật sạch sẽ, chuẩn bị sẵn đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó gia chủ chuẩn bị sẵn một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa thật sạch bát hương đặt sang một bên.

Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

Sau khi lau rửa thật sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị sẵn một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian, que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt; que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt; cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật".

Tức mỗi ngày đều là ngày tốt; cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt; cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà cô tổ cũng làm như vậy.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

ong may gối dựa tôm xiên nướng sot ca chua 4 cach nau xoi mit la dua kem trái cây tẩm dừa cach lam sua dau nanh trữ lạnh trứng gừng thảo mộc ức gà xào canh bát tiên Lam chẠhà cach nuong ca hoi ngon nem rán tôm chả giò nhân thịt gà cach nau cua chung lap xuong/index.php?q= món hàn"> món hàn banh muffin cam mousse cam thom ngon Cong Thuc Nau Pho Bo sì huyết sốt chua ngọh mì trứng kho thơm Giảm Cân giẠxao long Phà siro mẠn hẠu mango passion cà thu kho cupcake halloween ngon lam banh my Tôm cam ép salad thanh cua âmthưc thit ba chỉ Sườn qua dua ép cà rốt lắc tay cách trộn gỏi hat de nhoi ga ngon làm dịu cac mon canh ngon Ẩm thực phong phú tại thiên đường du bo kho sa banh brownies Nhà bếp mẹo làm mứt dừa ngon cach cam hoa lan luoi lon bông lan mì gói sa là t cà chua ã khoai môn rán trÃƒÆ Du bắp rang vị cà phê cách làm sườn sốt me Mùa lạnh cach lam kimbap banh mi ăn vặt lÃƒÆ m caramen cạch bánh mì sữa Hokkaido cẠThước kẹo sắc màu Món bắc hộp toi chua ho cách làm hoa hồng vải Quy sashimi cà Tuyệt CHÈ món thịt gà hầm mực xào sả bo vien canh rau cải công thức bánh canh trứng cút công thức sinh tố sữa đậu nành mix chiên thịt lợn ba khia tron chua cay cách làm chân giò muối cua rang ngon cua chien gion huong dan nau canh chua ca loc khoai tây chiên pho mát Xuà nguoi cha dau thit Trứng cá hồi cá dò tỉnh bánh quy socola bánh quy 2 màu cacao nem Thái hong do Kẽm Nui muối bánh chưng bà nh canh chẠcà dược phẩm 5 món cháo bổ dưỡng cho bữa sáng bap chuoi nấm tết 2013 công sở bánh mỳ bánh sandwich Dễ mÃƒÆ ngon công thức kẹo chuối thit bo xao ot chuong Tạ Yến chưng đường thốt nốt nho khô cách làm cơm chiên Cơm chiên tôm trứng