Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần phòng ngừa bệnh thận cũng như làm chậm tiến triển của bệnh suy thận. Cách ăn uống giúp thận khoẻ
Cách ăn uống giúp thận khoẻ

Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thận, trong đó hai bệnh gây biến chứng suy thận nhiều nhất là tiểu đường và cao huyết áp. Vì vậy người bệnh cần khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện bệnh và điều trị sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng.   Đã có nhiều trường hợp phải vào viện trong tình trạng suy thận giai đoạn cuối mà trước đó không hề có triệu chứng nặng nào, ngoại trừ chuyện mệt mỏi kéo dài, biếng ăn, da xanh nhợt nhạt, tiểu đêm,...  

Ăn cân bằng với lượng đạm động vật trung bình 100 – 200 gram mỗi ngày sẽ tốt cho quả thận.

  Khi bị suy thận, tuỳ giai đoạn bệnh đã được lọc thận hay chưa lọc thận mà sẽ có chế độ dinh dưỡng riêng biệt, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống cụ thể cho từng trường hợp bên cạnh việc điều trị bằng thuốc.   Còn đối với người khoẻ mạnh chưa mắc bệnh thận muốn bảo vệ quả thận của mình và phòng ngừa suy thận thì cần Lưu ý một vài lời khuyên sau đây:   Uống đủ nước từ 1,5 – 2lít/ngày: nên dùng nước nấu chín, tránh dùng nước trà đặc hoặc càphê ngay sau bữa ăn vì chất oxalat có trong trà, cà phê dễ kết hợp với canxi trong thức ăn tạo ra cặn oxalat canxi. Đặc biệt trong trường hợp uống ít nước, các cặn này không được tống xuất hết ra nước tiểu sẽ tích tụ lại lâu ngày tạo thành sỏi gây tắc nghẽn, nhiễm trùng và suy thận.   Đối với người cao tuổi ít có cảm giác khát, cũng như trong mùa lạnh không thấy khát nước nhưng quả thận vẫn cần nước để lọc các chất cặn bã vì vậy cần cung cấp đủ nước và nhắc nhở các cụ nhớ uống nhiều lần, khoảng tám ly một ngày. Đối với các em lứa tuổi học sinh thường không dám uống nhiều nước do sợ phải đi tiểu trong điều kiện nhà vệ sinh trường học không được tốt và nếu có mắc tiểu thì cũng nín luôn, điều này rất nguy hiểm cho thận.

Hơn 72.000 bệnh nhân suy thận chờ chết

Hiện nay ở nước ta có khoảng sáu triệu người bị bệnh thận (chiếm gần 7% dân số), trong đó có hơn 80.000 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, 90% số này (hơn 72.000) đang chờ chết và chỉ có khoảng 10% là có điều kiện chữa trị như thẩm phân, lọc thận, một số rất ít được ghép thận. Tuy nhiên với con số 10% này cũng đã gây quá tải cho các bệnh viện có đơn vị lọc thận cũng như tiêu tốn một khoản chi phí rất lớn chỉ để duy trì một cuộc sống lây lất. Vì vậy để giảm thiểu số lượng bệnh nhân bị suy thận nặng, cần hiểu rõ nguyên nhân sinh bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh thận tiến triển nhanh, để có biện pháp theo dõi, điều trị cũng như cách ăn uống có lợi cho quả thận.

Hạn chế ăn mặn dưới 6 gram muối/ngày: chế độ ăn nhiều muối dễ có nguy cơ cao huyết áp và lâu ngày cũng ảnh hưởng đến thận gây suy thận.

Không ăn nhiều đạm động vật: chế độ ăn quá nhiều đạm động vật sẽ làm cho thận phải hoạt động nhiều hơn và lâu ngày thận sẽ bị suy. Trước đây chế độ ăn cho người tiểu đường do quá hạn chế tinh bột, không dám ăn cơm mà chủ yếu là ăn thịt, cá... có khi hơn 500 gram thịt/ngày và điều này đã làm thận bị suy lẹ hơn. Một chế độ ăn cân bằng với lượng đạm động vật vừa phải trung bình 100 – 200 gram thịt, cá... mỗi ngày sẽ tốt hơn.

Hạn chế các loại đồ lòng như gan, tim, cật…: quan niệm “ăn gì bổ nấy” hiện nay chưa có bằng chứng khoa học mà trước mắt các loại thực phẩm này có nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch đồng thời lại chuyển hoá thành axit uric, nếu ăn nhiều và thường xuyên dễ có nguy cơ tạo sỏi urate, nhất là khi không uống đủ lượng nước.

Tránh tự ý dùng vitamin C liều cao thường xuyên: được coi là liều cao khi dùng khoảng 1.000mg/ngày thường xuyên, vì có nguy cơ lắng đọng oxalat. Ngoài ra cũng không tự ý dùng thuốc vì có nhiều thuốc gây độc thận như một số kháng sinh và kháng viêm. Đối với người bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì cần được điều trị liên tục, theo dõi thường xuyên. Ổn định đường huyết cũng như giữ mức huyết áp ổn định là góp phần hạn chế biến chứng suy thận.

Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ: ít nhất mỗi năm một lần để giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm, phòng ngừa biến chứng suy thận nặng.

    Theo BS Lê Thị Ngọc Vân
Khoa dinh dưỡng, bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM
SGTT
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

low TRUNG nấu canh sườn cà bát bà chÃƒÆ khoai gà hấp muối com paella vòng quanh thế giới đáp Dưa món CHẢ Goi du đu 酸子螃蟹 banh tranh cua chien gion lam bun cha ha noi bánh nướng chân váy mì quảng nước chấm mật banh chao cach ngam cu dính cha dau thit Trứng cá hồi Sup ga tu lam trung cha cua Banh mam lươn om gừng Những món ngon hấp dẫn từ bí đỏ trang trí nhà với tranh chè mít khoai tây om thịt gà trÃƒÆ dam duong hướng dẫn nấu ăn ngon 3 bỏng sot mat ong Đậu Đỏ Cỗ lá của người Mường CÃƒÆ mai cade món ăn thái lan hẠt sen Bột sắn mien nau ngon dâu phu gan gà cocktail Bánh tiêu bi Ä o chém cach lam chan gio ham dau nanh Panna Vừng 6 Các món ngon chế biến từ bánh Oreo làm bánh bông lan trứng muối Hẹ làm nem cacao thom ngon ạu CHÃƒË Hà Thành chả cá bọc lá chuối lam cÃƒÆ ca ngu kho khom tàu hủ kho thịt hun khói sầu cach nau canh rieu canh bóng thả Bánh Kem flan cach lam hamburger ba roi ap chao Món bánh bống thơm nướng Gà ta cáhc am thuc vit quay quang dong thịt kho trứng gia xao Cà Nuong ăn sữa chua thit heo rang muoi Cháo cá lóc thịt lợn mường Tuyên Quang goi rau muong tom hoa cà rốt am thuc rau cần nước chè khúc bạch món Nhật Hiyayakko tofu gói quà banh su kem mon an tet gà sốt bơ chanh Thiên Trúc bà nh dà n chao ech ngon Bạn nên chọn sữa gì mùa rét tang canh sup rau cu thom Ca La Vong món Ấn banh flan cot dua Hấp cá ot da lat nhoi cu sen ngon bột tôm CÃƒÆ Kho Cháo mè đen Chà cá lang sô cô la khai vị trái bơ thịt cua dạ ca basa cách nấu bò sốt vang ướp sườn