Ở Việt Nam, những món ăn để "giết sâu bọ" rất phong phú, đa dạng, tùy theo mỗi vùng miền.
Các món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ bắt nguồn ở Trung Quốc, nhưng về nước ta, Tết đã được Việt hóa, trở thành Tết  “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên. Theo tục lệ, vào ngày này mọi người phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Chính vì thế, hoa quả, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên (những loại có vị chung là chua, cay, nóng...) là những đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có các món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương, khu vực.

Cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt. Vì theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ bớt đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại. Người  xưa thường dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để giết "sâu bọ" - những con giun, sán, ký sinh trùng trong cơ thể. Và rượu nếp hay cơm rượu nếp là món ăn hội tụ đầy đủ những vị như thế.

Hương vị thơm lừng, ngòn ngọt lại pha lẫn chút cay cay của men rượu khiến nhiều người thích thú. Cách làm cơm rượu vô cùng giản đơn, chỉ cần ngâm nếp cẩm hoặc nếp trắng với nước trong 8 tiếng, sau đó nấu chín và ủ với men ngọt. Thời gian ủ trong mùa hè chỉ khoảng 2-3 ngày là ăn được. Trong quá trình ủ, dùng lá chuối đậy lên cơm rượu sẽ khiến món ăn trở nên thơm và ngon hơn rất nhiều.

cac mon an khong the thieu trong ngay tet doan ngo - 1

Cơm rượu nếp của người miền Nam

Cùng là cơm rượu nhưng người miền Nam thường nắm cơm rượu thành các viên tròn nhỏ, trong khi đó, cơm rượu của người miền Bắc cứ để nguyên như vậy mà thưởng thức. Dù khác nhau về hình thức nhưng hương vị của hai loại cơm rượu này vẫn không khác nhau là mấy, hơn thế, chúng còn có chung mục đích là giết sâu bọ và thể hiện được nét đẹp văn hóa trong tâm linh của người Việt.

cac mon an khong the thieu trong ngay tet doan ngo - 2

Cơm rượu nếp của người miền Bắc

Bánh tro

Bánh tro hay còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio cũng giống như cơm rượu nếp chẳng thể nào thiếu được trong ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh tuy giản đơn nhưng cầu kỳ trong cách làm cho nên ngày nay người ta thường mua loại bánh này ở các hàng quán ngoài chợ.

cac mon an khong the thieu trong ngay tet doan ngo - 3

Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt ngào của mật mía khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này (Ảnh: Internet)

Bánh tro có nhiều hình dáng khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình chóp và loại thuôn dài như bánh răng bừa. Bánh được làm từ gạo nếp và nước lọc từ tro của rơm rồi đem gói lại và luộc. Có nơi còn thêm cả nhân đỗ xanh. Khi chín, bánh có màu vàng ươm, trong veo nhìn vô cùng thích mất. Bánh được ăn kèm mật mía. Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt ngào của mật mía khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này

Các loại hoa quả

Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

cac mon an khong the thieu trong ngay tet doan ngo - 4

Hoa quả hè được bán rất nhiều ở các chợ trong những ngày này, tuy nhiên cần phải lựa chọn thật kỹ để có được những trái tươi ngon, đạt chất lượng.

Thịt vịt

Nếu như bánh tro, cơm rượu nếp, hoa quả (mận, vải, đào...) là những cái tên quen thuộc ở các miền Nam, Bắc thì thịt vịt lại là món ăn không thể thiếu ở nhiều địa phương của miền Trung. Ở những địa phương này, người ta quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

các món ăn ngày Tết đoan ngọ tết đoan ngọ tết đoan ngọ người Việt ăn gì

banh quy bo cach lam salad cach nau pho ga Rau dền bánh sữa ngô mực ống rim me nhà bếp ca nau suon bachj mÊsua chua am thuc ha noi Rượu nếp cẩm mực nhồi cơm rang cầy бє nấu xôi khoai mì nếp cẩm phù cach lam mon bo cuon tran chau đặc sản của người Tày mì ý mut cu nang cach lam mi trung cuon thit ổi kho tộ gân bò cơm ngon bánh mochi nhân đậu đỏ canh măng tươi Những loại thực phẩm bạn nên ăn khi Cục Bảo da heo chien gion miến nấu măng gà nấu cá mon ngon nghe an chiên chả ngô cach lam banh mi goi Ăn vặt cánh gà nướng bbq kiểu nhật Khéo tay trang trí món ăn đẹp mắt Gà ác donut bi do ngon nộm cach lam dui cuu bia do gan ngỗng áp chảo giấm balsamic món bap rang bo thom ngon keo chocolate ngon cach lam tom vien tam bap Món Canh Ð m món bò bít tết gỏi rau mầm nhanh gọn clip có phụ đề bánh quế ca mu ap chao trân Món ăn butter pudding ngon cong Xì dầu cac mon nhau cơm viên xoài xay sinh tố món ếch bánh dứa nướng bức Xéçª hu tiu pha chế đậu phụ chiên mè Cha gio cháo lươn đậu xanh nam chien gion quán nhậu Me chiên bánh tôm lam banh donut huong que banh Timbales au chocolate khăn ăn thom nước gạo rang rắn Cách làm cốm gạo lau nam hai san lá nếp cuốn thịt ba chỉ nướng chả tôm chiên bánh ngô chiên cay xoi hat de Tản mạn bữa sáng của người Hà Nội canh hàu Bánh trung thu kem lạnh công thức gỏi ốc chiên kẹo đậu phộng gấp Cỗ lá của người Mường Bổ rau mầm trái cây trà súp sữa chua bánh mì ốp la ghe rang muoi cach lam cha gio hat sen làm hoa giấy salat khoai tây bun ga cách muối dưa bắp cải mi ech cách nấu dưa leo Đâu xanh canh cà chua cach lam sushi luon nuong Гўm tự làm bánh quy mon canh kho qua nhoi thit nui xào thịt bò 5 món ăn hấp dẫn với phá lấu XÁ XÍU gio chuối nhúng chocolate