Mỗi loại thớt có cách sử dụng và cách bảo quản riêng. Để đảm bảo vệ sinh cho cả nhà, mời bạn cùng tham khảo cách hay dưới đây. Bảo quản thớt cho đúng, bạn đã biết cách chưa?
Bảo quản thớt cho đúng

Mùn và những vùng đen trên thớt chính là các ổ vi trùng còn lại sau mỗi lần bạn sử dụng. Dù bạn đã rửa thật sạch bằng nước, trong các vết cắt trên bề mặt thớt, vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển. Trong ổ vi khuẩn đó có một số loại dễ gây bệnh như salmonella gây viêm dạ dày, ruột, sốt thương hàn và Ecoli gây tiêu chảy.

Để tránh nhiễm bệnh, ngoài cách vệ sinh thông thường, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thớt thích hợp với mục đích và từng nhóm thực phẩm khác nhau.

Thớt thủy tinh

Những chiếc thớt chất liệu thủy tinh với màu sắc rực rỡ, đẹp mắt sẽ tô điểm cho gian bếp thêm phần sống động. Thớt thủy tinh làm từ thủy tinh chịu lực nên không bị mùn, không bị ô-xy hóa, dễ lau rửa, chịu được nhiệt độ cao. Bạn có thể yên tâm thái thực phẩm mà không sợ làm trầy xước bề mặt thớt. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược điểm của loại thớt này. Bề mặt thớt cứng làm dao nhanh cùn và không thích hợp cho việc băm, chặt thức ăn. Ngoài ra, bề mặt thớt trơn nhẵn có thể khiến dao dễ bị trượt, gây nguy hiểm cho người sử dụng.   Vì thế bạn chỉ nên dùng thớt thủy tinh để thái trái cây, rau củ, thức ăn mềm, các món cơm cuốn, sushi, thức ăn đã được chế biến như thịt luộc, thịt quay, giò, chả.  

Ngoài sự tiện dụng, đẹp mắt, bạn cũng nên Lưu ý đến chất lượng thớt. Bạn nên chọn mua sản phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và niêm yết kiểm định đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của nơi sản xuất.

Các bà nội trợ cũng nên có thớt dành riêng cho thức ăn sống và chín, thậm chí có thể có các thớt màu dành riêng cho thịt, cá. Thớt dành cho thức ăn chín, bạn cần tráng qua nước sôi trước khi thái, chặt thức ăn. Sau khi sử dụng, bạn cần treo thớt nơi khô thoáng, có ánh nắng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Sau sáu tháng sử dụng hoặc khi mặt thớt xuất hiện vết nứt, vỡ, ngả màu đen, có mùi lạ, bạn nên thay thớt mới.

Thớt nhựa

Thớt nhựa có trọng lượng nhẹ và khắc phục được những nhược điểm của thớt gỗ như không bị thấm nước, không có mùn thớt và không bị mục. Tuy nhiên, loại thớt này không chịu được lực tác động lớn. Nếu bạn chặt thịt cá, thớt có thể bị nứt, vỡ, dao nhanh cùn hơn. Vì vậy, giống như thớt thủy tinh, bạn chỉ nên sử dụng thớt nhựa để thái các loại thức ăn đã chế biến, không cần nhiều lực.

Ngoài kiểu hình tròn và hình chữ nhật quen thuộc, thớt nhựa còn có loại chia ngăn giúp bạn sơ chế cùng lúc nhiều loại thực phẩm. Hiện trên thị trường đã có loại thớt nhựa chứa chất microban diệt khuẩn, có tác dụng phá vỡ chức năng tế bào của vi khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc sinh trưởng, phát triển trên bề mặt thớt.

  Khi sử dụng thớt nhựa, bạn cần lưu ý:   - Tránh ấn dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên mặt thớt, tạo thành những khe hở cho vi khuẩn sống, đồng thời làm thớt nhanh cũ.

- Khi thớt bị ố, ngả màu, bạn nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa thật sạch lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại, giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.

Thớt gỗ

Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn. Chúng có nhược điểm là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục. Vì thế, khi sử dụng thớt gỗ, bạn lưu ý:

- Chọn thớt độ dày đều, không có mắt gỗ.  

- Khi mới mua về, bạn ngâm thớt trong nước muối mặn theo tỷ lệ: 200 gram muối/1lít nước, trong 24 giờ, sau đó phơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.

- Để thớt không bị mùn hay có mùi, sau khi sử dụng, bạn nên chà rửa thớt bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi. Sau đó, bạn lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

mẹo vặt mẹo nhỏ trong bếp

chè dừa bánh kếp chiên com chien xa xiu ộm hoa bí xào tôm rau củ trộn chè đậu xanh nấu vỏ cam cach lam banh quy món chay đậu hũ Dạy nấu ăn smoothies kem bánh bánh oreo trứng chiên Chiêm ngưỡng những tác phẩm từ rau bún gà trộn hoc nau an ngon Ăn măng đúng cách để không bị ngộ khoai lang chien Ngá y nhật bản cach nâu canh chua chay ca thu chien nấu cá trắm hỏi yaourt sua tuoi thom làm bánh táo ốc len dưa bao tử muối tÃÆm cach lam chuoi nuong nấu canh sườn tom rang thit ba roi CA KIEN bò gỏi mon che cach lam banh bot loc xao long ga trồng cây cocktail chanh Cong homemade Tết Hàn Thực củ mài kho mặn thạc gà hâp mo hanh lam muc xao trung muoi ngon hạt é gỏi mít ga chien Sữa đau xanh Nghề Đồ uống Nấm mèo Đậu phộng thìa canh chè trân châu Làm đá sạch tinh khiết ngay tại nhà mua vai đi biển Ngày Lạnh dạ dày hầm handmade mực rim mon kem xÁ xÍu Miền Nam Banh tôm chiên Màu hong bánh quy bơ dứa ám lam ga nuong lươn tẩm bột chiên giòn Món Hap Học pho mai ngon cá bong lau ngón cách nấu cơm tâm mam du du chay súp rau củ cắt sợi các món miến trộn ngon Miến trộn hải thit bam Hàn Quốc sợi pasta Từ Thịt bò bánh sô cô la bánh sô cô la rượu rhum mứt ăn bánh mì cach lam hoanh thanh chien gion món ngon mùa hè Ngon như cá mắc lưới kho nhừ Đau hu chien mứt cóc am thuc phu quoc cach nau canh món bún nêm gia vị dồi Đinh lang món ăn ngon bài thuốc hay táo ngon bà chay mit hap gio song ngon thịt ba chỉ sốt bò mì ý tự chế đồ đạc nấm mỡ chiên rau muong chè làm mi tuoi sot bo bam rau cau trai dua mướp đắng nhoi thit ẩm thực 3 miền diệm nấm rơm kho mon rau cau trai dua cách làm heo rừng nướng cut chien Cafe MÓN XÀO mon banh u nhan chuoi hap oc heo