Chiếc bánh nướng trung thu truyền thống, quen thuộc với vị thơm của vỏ bánh hòa quyện cùng vị ngọt của lớp đậu xanh và vị mặn của lòng đỏ trứng.
Bánh Trung thu - bánh nướng nhân đậu xanh

Thành phần

  • 50 g bột mì đa dụng (cho 3 bánh vuông size 3 ½ (một phần hai) " x cao 1 ½ (một phần hai) ")
  • * Phần nước đường :
  • ¼ (một phần tư) thìa cà phê nước tro tàu
  • 14 g dầu
  • 400 g đường
  • 200 ml nước
  • 50 ml nước cốt chanh
  • * Phần nhân bánh :
  • 100 g đậu xanh không vỏ, vo sạch
  • 300 ml nước trắng
  • 50 g đường cát hoặc thêm bớt tùy khẩu vị
  • 2 thìa canh dầu chiên (30ml)
  • 3 cái lòng đỏ trứng muối loại đã nấu chín
  • 1 thìa canh rượu rum

Hướng dẫn

  • 1. Đầu tiên các bạn nấu nước đường. Bắc nồi đường với nước lên bếp, để lửa vừa. Khuấy tan thì đậy nắp lại (Đậy nắp để hơi nước bốc lên nắp sẽ chảy xuống rửa thật sạch phần đường bám trên thành nồi. Làm cho phần đường bám trên nồi không bị kết tinh trở lại).
  • 2. Nồi sôi thì cho nước chanh vào, khuấy nhẹ cho đều. Đậy nắp trở lại. Liên tục kiểm tra để xem đường vừa chuyển sang màu vàng hổ phách thì nhấc ra khỏi bếp. Để nguội.
  • 3. Khi đã nước đường đã nguội thì các bạn cho vào chai đậy kín. Sau 3 ngày là có thể dùng để làm bánh. Tuy nhiên, nước đường để càng lâu thì có mùi thơm hơn và làm bánh ra màu đẹp hơn.
  • 4. Đến phần nhân bánh: Đậu xanh vo sạch, cho nước vào. Để cho đậu xanh thấm nước khoảng 30 phút xong thì thiết định nồi cơm điện ở chức năng "nấu" và bắt đầu nấu. Đậu chín, khi đang còn ấm thì cho đậu vào máy xay thức ăn, cho đường vào. Xay nhuyễn. Hoặc có thể dùng cày chối giã/ tán nhuyễn.
  • 5. Chuyển đậu xanh xay nhuyễn vào chảo có cho một ít dầu. Để lửa trung bình. Xào cho dầu trộn thật đều vào đậu xanh. Xong cho thêm dầu vào từng ít một. Cứ như thế vừa xào đậu vưà trộn với dầu cho đến khi hết dầu và đậu trở nên khô. Nhấc nồi ra khỏi bếp, để nguội. Các bạn có thể trữ đậu khoảng 3 tuần bằng cách cho đậu vào hộp kín rồi cho vào tủ lạnh.
  • 6. Tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng, ngâm lòng đỏ trong rượu rum khoảng 15 phút. Rồi lau khô.
  • 7. Chia đậu đã chuẩn bị sẵn ra làm 3 phần bằng nhau. Nhấn 1 lỗ ở giữa và bỏ lòng đỏ vào. Rồi dùng tay kéo đậu lại che kín nhân. Vo tròn. Cứ thế lặp lại cho đến khi hết phần đậu.
  • 8. Tiếp theo đến phần vỏ bánh. Trước tiên các bạn trộn thật đều 30 gram nước đường, ¼ (một phần tư) thìa cà phê nước tro tàu và 14 gram dầu.
  • 9. Làm một lỗ trũng ở giữa bột. Đổ hỗn hợp nước đường vào, trộn thật đều. Sau đó mang ra ngoài mặt bàn có rải một ít bột áo, nhào vài lần cho bột trộn thật đều với hỗn hợp nước đường.
  • 10. Đậy bột lại và để nghỉ 30 phút.
  • 11. Sau 30 phút, các bạn bật lò nướng ở nhiệt đột 350°F (khoảng 176℃). Trải vỉ nướng với tấm lót chống dính.
  • 12. Rắc một tí bột áo lên mặt bàn. Cán bột ra thành một vòng tròn mỏng.
  • 13. Đặt viên nhân vào giữa rồi gói nhân lại. Dùng tay miết sao cho cho bột kéo mỏng đều và bao bọc kín viên nhân.
  • 14. Rắc một ít bột áo lên khuôn, vỗ ngược cho rơi ra bột thừa. Ép viên bánh dẹp một tí rồi bỏ vào khuôn ép nhẹ sao cho bánh trải đều các góc.
  • 15. Trước khi nướng, dùng que thật mảnh châm ít lỗ thoát khí lên bánh. Lò nóng đến nhiệt độ quy định thì cho bánh vào nướng 10 phút.
  • 16. Trong lúc nướng bánh thì chuẩn bị sẵn trứng trét lên bánh. Đánh trứng cho nhuyễn, rồi lọc bỏ phần cặn.
  • 17. Bánh nướng được 10 phút thì lấy bánh ra, để nguội một lát rồi phết trứng lên bánh. Cho vào lò nướng trở lại và nướng thêm 5 phút hoặc hơn cho đến khi bánh có màu ưng ý. Lấy bánh ra khỏi lò nướng, để nguội.

  • 18. Bánh sau khi nướng màu rất nhạt và không đẹp lắm. Phải để bánh sau 1 hoặc 2 ngày thì dầu trong bánh mới ra và lúc này bánh mới bóng đẹp. Màu cũng sẽ trở nên đậm hơn.

Thông tin thêm:

Các bạn có thể xem video cách làm tại đây. 


Tổng hợp & BT:

Về Menu

nấu ăn