Có một loại bánh đặc trưng của miền sông nước Cửu Long mà tên gọi lại từ lớp vỏ bánh: đọt lá dừa non, hoặc đọt cà bắp (cây dừa nước non chưa nở
Bánh lá dừa



Có một loại bánh đặc trưng của miền sông nước Cửu Long mà tên
gọi lại từ lớp vỏ bánh: đọt lá dừa non, hoặc đọt cà bắp (cây dừa nước
non chưa nở thành tàu lá) được dùng để gói bánh.




Nguyên liệu chính để gói bánh là nếp, chuối hoặc đậu xanh và cơm dừa
nạo để làm nhân bánh. Để gói bánh phải chuẩn bị sẵn từ bữa trước.

Nếp rặt (không để lẫn lộn với gạo) chọn loại dẻo như nếp bầu, nếp mỡ,
nếp bà bóng… đem ngâm qua đêm, sáng hôm sau vuốt nước vài lượt rồi để
ráo. Đậu trắng hoặc đậu đen ngâm mềm, bỏ vỏ ngoài.

Dừa khô nạo lấy cơm, vắt nước cốt trộn vào nếp, xác cơm dừa bằm nhuyễn
trộn với đậu xanh cà ngâm, bỏ vỏ nấu nhừ nêm hành lá, muối, vo thành
viên để làm nhân. Đơn giản hơn thì dùng chuối xiêm chín bóc vỏ, cắt ra
hai phần, ướp thêm ít đường cát làm nhân.

Nếp trộn nước cốt dừa được xào sơ qua cho thấm, tăng thêm vị béo. Để có
vị bùi người ta có thể cho thêm đậu trắng hoặc đậu đen vô nếp trộn thật đều.

Lá gói bánh lấy từ đọt dừa non hoặc đọt cà bắp rửa thật sạch, sau đó phơi
nắng (hoặc nhúng nước sôi và lau khô) để dễ gói và không bị rách. Theo
kinh nghiệm dân gian nếu gói quá chặt, bánh sẽ chín không đều nhưng nếu
gói lỏng tay, khi nấu bánh bị nong nước, hạt nếp sẽ rời rạc và bánh trở
nên nhão mềm không ngon. Lấy lá dừa lót thành lớp mỏng dưới đáy nồi để
tránh bánh bị cháy khét khi nấu.

Bánh lá dừa được dùng nóng hay nguội tùy vào sở thích mỗi người. Bánh
khi ăn có vị mặn nhẹ của muối, vị béo của dừa, nếp dẻo và đậu bùi kết
hợp với từng loại nhân hòa quyện vào nhau. Bánh lá dừa tuy được làm từ
những nguyên liệu dân dã nhưng lại có giá trị dinh dưỡng đáng kể.



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Bánh lá dừa