Qua ngày rằm tháng Chạp là lúc cả làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bước vào những ngày huyên náo nhất. Làng đã có nhiều đời làm bánh chưng, cung cấp khắp cả nước, thậm chí xuất ngoại. Bánh chưng Tranh khúc vào mùa
Bánh chưng Tranh khúc vào mùa

Thời điểm này là lúc bận rộn nhất của người làng Tranh Khúc. Làng làm bánh chưng quanh năm, nhưng đến Tết thì lượng bánh tăng vọt, do vậy nhân lực cũng tăng theo.
Chúng tôi đến đúng lúc người dân ở đây đang rửa lá dong, chuẩn bị sẵn gói bánh phục vụ Tết. Nhà nhà, người người, già trẻ lớn bé… đều rửa lá, tạo nên không khí huyên náo và mang đầy phong vị của dịp Tết cổ truyền - điều hiếm thấy ở nơi phố phường chật hẹp. Tết ở đây luôn đến sớm hơn các địa phương khác cả nửa tháng là vì thế.
 

Chị Phương thoăn thoắt rửa lá dong

Chị Phương thoăn thoắt rửa từng tấm lá, miệng cười: “Nhà trồng không đủ, lá dong phải nhập về từ Hoà Bình, Thanh Hoá… Chúng tôi gói bánh quanh năm nên nguồn cung cấp lá lúc nào cũng phải đầy đủ”. Mùi thanh thanh mát mát khó tả của lá dong phảng phất khắp nơi. Chị Phương cho biết, gia đình chị chỉ làm ít, còn nhà anh Bảo Ngân ở xóm bên mới là một trong những “đại gia” làm bánh trong làng. Nhà anh này lúc cao điểm có tới 20 nhân công cùng làm việc hết công suất.

 
Những vườn lá dong xanh mướt ở Tranh Khúc

Vợ chồng anh Bảo Ngân sống trong ngôi nhà mấy tầng bề thế. Ngoài sân đang có 3 thanh niên xoay trần cọ rửa lá dong. Đống lá ngồn ngộn, xanh biếc cả khoảng sân. Chị Ngân cười khiêm tốn: “Từ bánh mà nên, nhưng cũng phải từ thời các cụ để lại, chứ vợ chồng tôi thì làm chỉ đủ ăn thôi”.

Cả hai vợ chồng đang gói những chiếc bánh “ba mươi” (30.000đ/chiếc - PV) cuối cùng để kịp thả vào chiếc nồi to như thùng phuy trong bếp. Bà cụ già ngồi trông lửa, thấy chúng tôi cụ cười hóm hỉnh: “Nhà báo xem làng này có vệ sinh hay không nhé, đừng để chúng tôi mang tiếng oan”.

 
Anh Bảo với chiếc bánh "ba mươi"

Anh Bảo cho biết, trong làng hiện có khoảng 300 hộ nấu bánh, trung bình mỗi nhà 1 ngày tiêu thụ hết 40 kilogram gạo, nhân lên thì cả làng mỗi ngày “ngốn” hết khoảng 12 tấn gạo - một con số thật đáng nể. Số bánh chưng này sẽ đưa về các nhà hàng, cửa hàng chủ yếu phục vụ cho Hà Nội và một số tỉnh lân cận, cá biệt có người đặt để gửi đi nước ngoài cho thân nhân.

Từ những năm 1970, một phần người dân ở Tranh Khúc tách ra, vào trong đê lập một làng mới. Người ta gọi đó là Tranh Khúc “ngọn”, còn làng cũ là Tranh Khúc “gốc”. Cả hai đều có nghề làm bánh chưng, bánh dày để mưu sinh. Nghề không lụi bại mà cứ phát triển lên mãi.

Bánh muốn ngon phải sạch!

Bà cụ Tuyển năm nay đã 78 tuổi, vẫn lọ mọ cầm con dao cau tước từng tấm lá, “tuyên bố” chắc nịch: “Bánh muốn ngon dứt khoát phải sạch. Sạch từ gạo, lá, đỗ, thịt, nồi nấu… Nếu bẩn thì người làm bánh thiệt hại trước nhất”. Cụ Tuyển không nhớ làng bắt đầu nghề làm bánh từ bao giờ, chỉ biết rằng từ khi mình lớn lên thì nghề này đã có, và cụ cũng theo nghề từ hồi trẻ cho tới bây giờ, khi tóc bạc da mồi, mắt mờ chân chậm.

 
Tóc bạc da mồi, cụ Tuyển vẫn tham gia làm bánh

Chị Ngân cũng xác nhận, bánh trước hết phải sạch: “Nếu bánh sạch, luộc xong ép kỹ, thì để được cả tháng không sao. Các khâu sơ chế mà vệ sinh kém thì bánh sẽ nhanh bị ôi thiu, mốc. Khi đó, chính người làm sẽ thiệt hại về kinh tế đầu tiên. Vì thế mà cả làng Tranh Khúc cứ vào dịp này là đường xá lênh láng nước. Người ta rửa lá dong mà!”.

 
Đưa bánh vào "lò"

Còn anh Bảo thì gật gù: “Khâu nào dứt khoát khâu ấy. Lá dong sau khi rửa thật sạch thì dựng cho khô hết sạch nước. Gạo, đỗ, nồi… cũng thế. Đấy các anh kiểm tra thử đống lá dong kia xem có tấm nào bẩn…”.

Đã nhiều năm nay, làng làm bánh chưng Tranh Khúc cứ lặng lẽ phục vụ Tết Nguyên đán dân tộc như thế. Người Tranh Khúc chưa hiểu lắm về thương hiệu, chữ tín, cứ thấy đúng lương tâm mình là làm. Nhưng rõ ràng, món bánh chưng Tranh Khúc nổi tiếng đã giúp cả làng có “đồng ra đồng vào” mỗi dịp xuân về.

Chúng tôi ra về, nhiều nhà bắt đầu đặt nồi lên bếp. Những ánh lửa đỏ bập bùng từ các lò bánh xua tan hết giá rét của buổi chiều cuối đông.   Theo Dân trí
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

snack chuối kim cham tron cay banh mi sua hokkaido món ngon đãi khách bắp xào tép cấm đậu phụ tuong cà chua banh mi cuon ga xe ngon banh mi que lườn gà nấu sắn Những món ngon ở Đà Lạt Dưa món cach lam canh khoai mo chè húê bánh chuối chiên xù Đặc Sản bánh tiết ga nuong muoi ot cÃƒÆ nuong Làm mứt dẻo chả giò nhân trái cây cach pha tra tac bắp hột xào thịt heo công thức bánh khoai bánh cupcake đầu dơi sốt cà lái cach lam sua dau nanh xao cua kieu singapore ngon chẠm thịt quay PhÃƒÆ ngon mà Bánh Kem tom yum 2 gà xào kheo tay may va chiên xù mÃƒÆ hot dog lan bot chien mì tôm trộn sắc nhụ cha gio hai san Mùa thu banh chuoi ran thit kho dong làm bánh dừa nướng thịt gà sốt cà CHÃƒË Sức khỏe cá chiên giòn hướng dẫn làm hoa giấy lườn vịt cơm mẻ Độc đáo món cá pỉnh tộp của người bánh tôm chiên thit cuon bap cai salad vòng nguyệt quế gỏi khô cá sặc banh pancake cuon chuoi ngon đào dầm Xà sườn xào sả ớt mon ca loc cách làm kem rumo bánh mì sữa nướng tổ bò viên GÃƒÆ Trân Châu bun SÃƒÆ Muc chả cá trai sốt cà chua màu trắng củ cải cuộn thịt hấp CÃƒÆ Kho Cháo mè đen Ẩm thực che cam sua chua ngon cach nau canh ga cha dau thit công thức snack củ dền Trứng cá hồi thịt ram mặn cơm chiên cach nau chao tom ngon cua chien gion xao hu tieu Thuà Šcom vien chien gion thịt ba chỉ soup chay mướp đắng xào thịt bằm chưng mắm tép may vã æ trân dau phong ngao duong rau cu nuong Den giay khoai lang nấu súp banh muffin nhiet doi trứng chiên mì tôm thịt cuộn hấp Rượu vang trắng viêm loet1 viêm loét miệng mật ong làm bánh mỳ kẹp dính thực phẩm tăng cơ bắp dứa cá thu cot Chan gà cãch cách làm nước chấm nem tự làm kem ở nhà Dễ dàng làm kem dâu xoi mau Mùa Hè