Hoa quả giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải là ăn càng nhiều càng tốt, ai ăn cũng lành. Bạn nên ăn hoa quả nào?
Bạn nên ăn hoa quả nào?



 1. Cam 

Giá trị dinh dưỡng: Cam hàm chứa phong phú vitamin C, canxi, photpho, kali, carotene, acid xi-tric, có tác dụng giải khát, thông khí, hoá đờm, khoẻ tỳ, ấm dạ dày, “giải tán” chất mỡ, thực phẩm tích tụ, làm sạch đường ruột, thông tiểu tiện và giải rượu. Nếu ăn nhiều có thể phòng chống bệnh ở túi mật, tăng độ đàn hồi của mạch máu, giảm thấp cholestrole trong máu và thúc đẩy khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.

Lưu ý: Cam có tính lạnh vì thế không nên ăn trước khi ăn cơm hoặc khi bụng đói, sẽ không có lợi cho dạ dày. Trước và sau 1 tiếng ăn cam thì không nên uống sữa để tránh bị khó tiêu hoá, hấp thụ. Ăn cam xong nên lập tức đánh răng, súc miệng để không hại đến răng.

Những người nên ăn: rất thích hợp với những người có đường tiêu hoá không tốt, uống rượu quá nhiều, say bất tỉnh và những người có chứng mỡ máu cao, cao huyết áp, xơ cứng động mạch.

Những người không nên ăn: Người bị bệnh tiểu đường.

2. Quýt

Giá trị dinh dưỡng: Quýt hàm chứa phong phú protein, canxi, photpho, vitamin C, vitamin B1, B2, có tác dụng giảm nhẹ hấp thụ cholesterol, giảm mỡ máu, chống xơ cứng động mạch.Thường xuyên ăn quýt có lợi rất lớn trong việc phòng chống bệnh tim mạch và có thể phòng bệnh trúng gió, gây ra đột tử ở người già.

Lưu ý: Quýt có tính ôn, ăn nhiều sẽ bị nóng, gây ra viêm lợi, viêm họng… Nếu ăn một lượng quýt lớn có thể gây vàng da, buồn nôn, nôn vọt, ăn uống không ngon, toàn thân mệt mỏi. Quýt không thích hợp ăn cùng với củ cải và sữa.

Những người nên ăn: Những người bị viêm gan mãn tính và cao huyết áp ăn nhiều quýt có thể nâng cao tác dụng giải độc cho gan, đẩy nhanh tốc độ cholesterol chuyển hoá, phòng chống xơ cứng động mạch.

Những người không nên ăn: Trẻ em và người già không nên ăn nhiều, người yếu phổi, thận và dạ dày đường ruột cũng không nên ăn nhiều.

3. Chuối

Giá trị dinh dưỡng: Chuối hàm chứa phong phú vitamin, chất xơ thực vật và các khoáng chất như kali, magie, natri, có tác dụng bảo vệ da, có thể phòng trúng gió và cao huyết áp, đồng thời có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon, nhuận tràng thông tiểu tiện, nhuận phổi trị ho, thanh nhiệt giải độc, trợ giúp tiêu hoá và tẩm bổ. Chuối cũng có một phần tác dụng trong giảm béo.

Lưu ý: Chuối có tính hàn, nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra rối loạn chức năng dạ dày - đường ruột, đồng thời gây ra mất cân bằng tỉ lệ giữa các nguyên tố kali, magie, natri, canxi trong cơ thể, từ đó gây hại cho sức khỏe.

Những người nên ăn: Rất thích hợp với những người thể hàn, miệng khô khát, táo bón, những người bị bệnh trĩ và những người muốn giảm béo.

Những người không nên ăn: Những người có thể chất yếu ví dụ như đang mang bệnh dạ dày, tiêu chảy, viêm thận; Cơ thể bị sưng phù hoặc hoặc không được ăn mặn. 

4. Táo

Giá trị dinh dưỡng: Táo hàm chứa phong phú các loại đường và muối kali, có tác dụng giải khát, nhuận phổi, khoẻ tỳ, dưỡng tâm, ích khí, thúc đẩy hoạt động của dạ dày- đường ruột, điều tiết dạ dày, trị táo bón, trợ giúp tiêu hoá và có thể duy trì sự ổn định của đường máu, có công dụng giảm thấp cholesterol, phòng chống bệnh sỏi mật.  

Lưu ý: Không nên ăn táo trước lúc ăn cơm để tránh ảnh hưởng đến sự tiêu hoá bình thường của thức ăn. Nếu ăn quá nhiều táo sẽ không có lợi cho việc bảo vệ sức khoẻ của tim, thận. 

Những người nên ăn: Rất thích hợp với những người có thể chất yếu như trẻ em, người già. 

Những người không nên ăn: Những người bị viêm thận và bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều. 

5. Lê 

Giá trị dinh dưỡng: Lê hàm chứa phong phú các thành phần đường và vitamin, có chức năng nhuận phổi, giải khát, hoá đờm, dưỡng máu, thanh lọc phổi, thanh nhiệt, dưỡng dạ dày…. Ngoài ra lê còn có tác dụng giảm thấp huyết áp, thanh nhiệt, trấn an tinh thần, bảo vệ gan và trợ giúp tiêu hoá.

Lưu ý: Lê có vị ngọt tính hàn, không nên ăn nhiều vào mùa đông. Nếu ăn quá nhiều sẽ bị lạnh bụng gây chướng ngại cho dạ dày, ảnh hưởng tiêu hoá, dễ mác các loại bệnh về dạ dày, đường ruột. 

Những người nên ăn: Rất thích hợp với những người bị sốt và cơ thể bị nhiệt. Đặc biệt rất thích hợp với những người có chứng phổi nóng, ho, trẻ em nóng nhiệt, khô cổ, đau họng, táo bón... Người bị bệnh cao huyết áp, nếu đau đầu hoa mắt, tim yếu, tai ù, thường xuyên ăn lê có thể giảm nhẹ được các chứng này. 

Những người không nên ăn: Người cơ địa yếu, người có dạ dày, tỳ yếu và người sau khi sinh thiếu máu. 

6. Mía 

Giá trị dinh dưỡng: Hàm lượng nước ở trong mía là 84%, giúp bổ sung thêm lượng nước mà cơ thể thiếu hụt vào mùa đông. Mía hàm chứa lượng đường, lượng sắt rất phong phú, đồng thời chứa nhiều axit amin có lợi cho cơ thể. Mía có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, tốt cho dạ dày, có tác dụng trị liệu nhất định đối với các chứng bệnh như: đường huyết thấp, táo bón, tiểu khó, trào ngược dạ dày, sốt cao khát nước…

Lưu ý: Nếu ăn quá nhiều mía sẽ rất không tốt cho não, hơn nữa ăn trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho răng. Nhất định không được ăn mía đã biến chất, nếu không dễ nhiễm khuẩn trúng độc, gây ra nôn mửa, hôn mê… ảnh hưởng tới thần kinh thị giác hoặc thần kinh trung ương; mắc các bệnh khó trị như bại liệt, mù mắt.

Những người nên ăn: đặc biệt thích hợp với những người bị nóng trong và táo bón.   

Những người không nên ăn: Những người có tỳ, dạ dày yếu và những người hay đau dạ dày, đau bụng nên cẩn trọng. 

7. Hồng 

Giá trị dinh dưỡng: Hồng hàm chứa phong phú vitamin A, vitamin C, có công dụng dưỡng phổi, dạ dày, giải nhiệt, phòng chống bệnh tim mạch, nhuận tràng …. 

Lưu ý: Hồng và cua đều là thực phẩm thuộc tính hàn, vì vậy không thích hợp ăn cùng với nhau. Bụng đói ăn hồng dễ mắc bệnh dạ dày. Hồng thích hợp với ăn sau bữa ăn. Nên ăn vừa phải và không nên ăn cả vỏ. 

Những người nên ăn: Đặc biệt thích hợp với những người mắc bệnh sưng tuyến giáp trạng do thiếu I-ốt. 

Những người không nên ăn: Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn, người thiếu máu nên ăn ít, người có chức năng dạ dày thấp, người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, tiêu hoá không tốt đều không nên ăn.

 

Theo Dương Hằng Dantri/Woman39
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

Cạo mang cà Kh芒u đáp ón luon om ca tim loãi tÃƒÆ com xanh Các món gỏi tự làm bánh dứa nướng tín gỏi xoài ức gà món gỏi Hằng MT Xôi gà 10 loại nhân bánh Trung thu đặc trưng Món lạ Sâu măng xào lá chanh giải cach lam muc kho rim cay mì ý xào kim chi canh chua dau ca hoi thit kho trung dimsum bánh cay nhộng nhộng rang lá chanh lá chanh món nau chao tom làm bánh quy xiên que trộn rau Cach lam tra sua 100 CÃƒÆ Kho XÔi Giữ lau bo sữa chua mít bánh rán kiểu nhật salad dứa ổi Canh bầu Cháo mè đen cách nâu xôi cach lam cu sen tam sac Đau chè đậu do kích thích chè buoi salad gÃƒÆ tận dụng cac mon che ngon mua he canh rau ngon Ấn gà nấu chôm chôm rượu Món bắc salad Nga sua chua thom ngon thịt heo kho măng chua làm bánh ngô pudding chanh day thịt bò xay viên Thit banh mi bÃ Æ chao nam tổ gỏi kim chi bò nai cuốn ba rọi khuyên rong bien cuon cha thức ăn dặm nấu cháo tôm thịt xào chocolate dâu tây sốt dâu nước mắm me trộn mì với kim chi sườn non kho yogurt đu đủ Mươp huong Cùng bun viet nam canh tom khoai mo Xuýt xoa lẩu ếch măng chua Hà Nội giữa làm bánh bao hấp nau canh ca tre lam banh pancake sot chanh thi cho rang thit Ä Ãª Cá Tháng Tư Bánh Donut chiên nước mía pasta carbonara cách làm các món gỏi bánh vòng hành tây đậu bắp xào tôm thực đơn Diệu Kim Tôm rang muối Trứng vịt lộn kem bánh oreo bánh cay món ăn chơi sắn bột gạo cà ba sa Rau cau ca phe chuối bọc nếp chua dau thịt cá hồi sốt cha dau thit bun suon nau ngo Trứng cá hồi nau mi y cách làm cơm nắm canh ngao ngon món ăn sang chảnh banh khoai tay boc thit mien xao mang ngon mon canh ga bánh cay món ăn chơi sắn bột gạo Ga tan suon non kho thom lâng khoai lang ngon đậu phụ tau hu chien cua chien gion các món canh ngao thịt cốt lết