Theo quan niệm dân gian, bà bầu không nên đi chùa vì ở chùa nhiều âm khí, không tốt cho em bé.,Bà bầu có nên đi lễ chùa không?, quan niệm dân gian, bà bầu...
Bà bầu có nên đi lễ chùa không? | Bà bầu có nên đi lễ chùa không?

Những lời đồn đoán bà bầu cơ thể không được “sạch sẽ”, đi lễ đền chùa không tốt cho em bé, dễ bị “bắt” mất con... khiến nhiều bà bầu hiếm muộn không dám đi ngang qua cửa đền chùa. Sự thật thế nào?

Đi lễ dễ bị bắt mất con?

Bạn Khánh Linh (Hà Nội) cho biết: “Em đã có thai được 8 tuần tuổi. Trước đó em bị hiếm muộn, đi chữa trị rất nhiều nơi và đã thường xuyên lên chùa để cầu ơn phước. Mẹ chồng nói nhờ em chăm chỉ tu nhân tích đức nên mới được trời ban con cho, nên cả gia đình em mừng lắm. Nhân mùa Phật Đản, em muốn đi chùa cầu an cho thai kỳ, đặc biệt cho con. Nhưng vừa nghe em nói ý định đi chùa, mẹ chồng em cấm luôn. Bà bảo phụ nữ mang thai không nên đi chùa vì ở chùa nhiều âm khí, không tốt cho em bé. Bà còn nói, phụ nữ mang thai đi chùa, thậm chí là đi ngang qua chùa còn dễ bị “bắt” mất con. Em thì chưa nghe chuyện này bao giờ, cho là mê tín, nhưng cũng hơi lo lo vì thực sự em rất muốn đi lễ chùa dịp Phật Đản”.

me
Những lời đồn đoán bà bầu cơ thể không được “sạch sẽ”, đi lễ đền chùa không tốt cho em bé, dễ bị “bắt” mất con... khiến nhiều bà bầu hiếm muộn không dám đi ngang qua cửa đền chùa. 

Chị Phan Ngân (ở Cát Linh, Hà Nội) chia sẻ, hồi chưa có bầu, vợ chồng chị vẫn vào thăm sư thầy ở chùa. Khi chị mang thai, chị gái chị khuyên không nên đi chùa vì sợ “bắt” mất con. Nghe chị gái nói thế, chị Ngân sợ đến mức sinh xong cả năm vẫn không dám đi lễ chùa.

Tương tự, anh Giang Nam (sống ở TP Nam Định) cũng không dám chở vợ đi đền chùa ngày rằm, mùng một vì lời khuyến cáo: Ở nơi đền chùa nhiều âm khí, âm khí dễ ám vào thai nhi, không tốt cho em bé. Thậm chí, anh Nam còn cẩn thận tránh chở vợ đi ngang qua cổng đền vì vợ chồng anh hiếm muộn, lấy nhau 5 năm, giờ vợ anh mới cấn bầu.

Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (Viện Phật học Việt Nam), chùa chiền là chốn  linh thiêng, thanh tịnh, cũng là nơi chúng sinh ngoài thế tục tỏ lòng kính ngưỡng Phật, gieo mầm cơ duyên với Phật pháp, kết thiện duyên, tiêu tai giải nạn… Xưa, người phụ nữ có bị cấm tới đình làng và một số nơi thờ tự. Phụ nữ đến kỳ, đến tháng chưa sạch thì nên kiêng.

Chưa bao giờ có chuyện cấm phụ nữ mang bầu lên chùa, kể cả trong các sách cổ xưa cũng không nói tới chuyện đó, bởi chuyện sinh nở không ảnh hưởng gì khi đi lễ chùa.

Ông Nguyễn Mạnh Cường khuyên, lễ chùa ở đâu cũng tốt, có bầu đi lễ bình thường, không có ảnh hưởng gì, mà càng tốt cho mẹ cho con. Tốt nhất, lành nhất là đến chùa thắp hương, còn những nơi thờ tự khác nên hạn chế đến.

Điều kiêng kỵ tất cả mọi người nên biết khi đi lễ chùa

- Trước hết, vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, nếu không sẽ phạm phạm tội bất kính. Cửa chính nhà chùa từ xưa đến nay chỉ đức Phật, Ngọc đế, quốc vương một nước mới được ra vào. Vì thế, có nhiều ngôi chùa ngày thường không mở cửa chính. 

- Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật”. Bởi theo quan niệm đạo Phật, bạn sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.

- Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí.

- Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật mà nên quỳ lễ chếch sang bên trái hoặc phải một chút. 

- Lễ chùa bạn phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách… Nếu không, bạn sẽ vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật…

- Vào chùa, nếu gặp các trụ chì và tăng ni, nên bắt đầu bằng câu “A di đà Phật” . Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.

- Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chéo sang một bên.

- Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

- Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa,vật tuy xơ sài nhưng quả báo không gánh hết.

- Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Tội náo loạn tam bảo không nhỏ.

- Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.

- Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, tam bảo. 

- Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức, vì sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục.

- Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

salad tron dau giam snack cãƒæ bột đậu tương dau phu kho trung công thức bánh chiên nhân thịt heo bằm lựu quả lựu giảm cân bánh khoai mỡ bún cá ga nau hat dieu nam xao sa ot ngon chao khoai mo ngon ăn xào đậu hà lan với mực Vá ng thịt bầm nấu nấm chuột đồng quay mẹo nhỏ trong bếp lam banh tai yên kho thịt ba tep rang nuoc dua nước ép sắn cách làm súp cua nước mắm cay chấm ốc cach lam mut chuoi deo tôm chiên giòn xóc muối nước quả Miến Gà nướng muối cach lam mut gung don gian lam cha nuong ngon cach lam banh trung banh nuong heo sua món cà cháo gà nấu nấm bánh lưỡi mèo ngon kem mocha Cá Chiên Bún riêu cua chiên cơm với kim chi Chả cá hồi cach nau canh chua muc mam chung thit mi kim hai san cach lam banh cookie vani ngon hen nau ca chua khoai làm bánh bánh mì sữa bơ Tuần thịt chân giò xào lăn moc luoc ngon cách làm bò nướng ngói tép chiên gừng tỏi Cach lam banh plan bánh quy màu trứng tươi kem sua chua vi dua mứt trái thanh long banh bía rau củ tẩm bột chiên thực phẩm xoa dịu stress căng thẳng salad bò uc chân voi Bun Mam Mien Tay cach nau mi quang lưỡi bò nướng anh đào thúy Bún cá bánh cookies bơ trái cây chờ Bánh khoái Quảng Bình Đặc sàn Cần Thơ hương sắc miền Tây cách làm bento cach nau riêu ca vit nuong tam mat ngon Tom crawfish chính dua chua cu sen công thức bánh giò đậu đỏ pudding Pizza cũng Valentine cach pha nuoc dau tay chanh ruốc thịt heo cuộn thịt ba chỉ với quả sấu bap xao ngu sac ngon Quà các loại bánh ngon bò kobe bò mỹ bít tết Se bánh phô mai dâu món ngọt Trâm Phạm Ngô Tuyết Phượng Chè hạt sen nấu mứt đỗ đỏ bì cuộn thính sinh tố bơ vị trà xanh khoai tay duc lo xôi chiên bơ em đẹp xíu mại thịt tôm thit rim tom ca dieu hong chien pho mai ca kho mang dac biet bánh khoái canh ngheu nau khe cách làm bánh mì canh cà chua bò viên gà công nghiệp cac loai nuoc cham mì kiểu hàn măng xào miến tái chế rác âu mất Cach Nau lau de nama trà xanh thịt heo viên chiên cach lam mang xao thit lam bo dau phong cookies thịt hon khoai tay kep bo chè bưởi đỗ xanh