Vải là một loại quả ngon, giàu chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành một thứ nước giải khát tốt nhưng nếu ăn quá nhiều có thể say và ngộ độc.,Ăn vải...
Ăn vải nhiều có thể bị say và ngộ độc

Ăn nhiều vải có thể bị say

Trong 100 gram cùi vải có 87,3 gram nước, 0,7 gram pro-tit, 0,5 gram axit hữu cơ, 10 gram glucid, 1,1 gram xenluloza. Như vậy, tỷ lệ glucid chứa trong cùi vải rất cao và chủ yếu là đường glucoza. Ngoài ra, trong cùi vải còn có nhiều muối khoáng và vitamin: 6mg canxi, 34mg phot-pho, 0,5mg sắt, 0.02mg vitamin B1, 0,04mg vitamin B2, 0,07mg vitamin PP, 36mg vitamin C...

Theo kinh nghiệm của người dân vùng trồng vải, không nên ăn quá nhiều vải một lúc. Ăn nhiều có thể gây nóng, làm rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể, gây ra chứng "say vải" rất khó chịu như: Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt...

Nguyên nhân gây ra "say vải" được giải thích như sau: Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn một lúc quá nhiều vải (500 gram trở lên) sẽ có một lượng lớn đường glu-coza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hoá của gan, khiến cơ thể tiết insuline tăng lên để làm hạ nồng độ đường máu xuống, gây ra phản ứng đường máu thấp tức thời với các triêu chứng được gọi là "say vải" nói trên. Để đề phòng chứng này, ta không nên ăn quá nhiều vải một lúc mà nên ăn rải rác trong ngày, mỗi lần ăn dăm, mười quả. Trẻ nhỏ càng không nên cho ăn nhiều vải một lúc.

me
Ngoài chứng "say vải", có người sau khi ăn vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, có khi nôn mửa. 

Ăn vải quá nhiều có thể gây ngộ độc vải

Ngoài chứng “say vải”, có người bị ngộ độc sau khi ăn vải, xuất hiện triệu chứng nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, có khi nôn mửa. Các triệu chứng này không phải do vải mà do loài nấm độc Candida trophicalis trú ngụ ở núm những quả vải bị giập nát, ủng thối gây ra. Hàm lượng đường cao và độ pH của vải là môi trường lý tưởng cho sự phát triển loại nấm này.

Khi bị ngộ độc vải do nấm candida người bệnh thấy nôn nao, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp cao. Một số người lại thấy ớn lạnh, rùng mình, sau đó sốt từ 38,5 đến 39 độ C, đau đầu, uể oải, đau nhức khớp vùng lưng và thắt lưng, đi cầu phân sệt, lỏng lẫn với nhầy máu, có khi đục như mủ. Máu không tươi mà sẫm như máu cá. Bệnh nhân thỉnh thoảng bị đau quặn vùng hố chậu trái, đau vùng thượng vị.

Khi bị ngộ độc vải, lấy 7 – 10 lát gừng và ít gạo rang cháy đem nấu với nước, pha thêm chút muối và đường rồi để nguội. Uống nước (càng nhiều càng tốt), còn bã thì ăn từng tí một. Có thể chống nhiễm trùng đường tiêu hóa bằng cách rửa thật sạch một nắm búp ổi non, nhai với ít muối.

Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh có thể dùng sulfaguanidan, Smecta, uống thêm vitamin nhóm B, tuy nhiên không nên lạm dụng vitamin C.

Cần đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại cơ sở y tế, đồng thời cho uống bù oresol nếu bệnh nhân đi cầu quá nhiều và có các triệu chứng nhầy máu mũi, vã mồ hôi trán, người khó chịu, niêm mạc miệng khô.

Những người tuyệt đối không nên ăn nhiều vải

Người bị nhiệt miệng, máu nóng

Vải thiều vốn là loại quả có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện, thậm chí có thể dẫn đến các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người bị mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt... cũng nên hạn chế mức tối đa việc ăn vải thiều.

Người bị thủy đậu

Khi bị thủy đậu bạn tuyệt đối kiêng đồ nóng, trong đó ăn vải lại dễ gây nóng trong người. Vì bị thủy đậu cơ thể nổi các nốt, để tránh bị bội nhiễm, vỡ nốt, bạn cần tránh ăn vải để bảo vệ bản thân.

Người bị tiểu đường

Vải thiều không phải là hoa quả được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường. Báo Chất lượng Việt Nam cho biết, sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc, chữa được nhiều bệnh…”.

Tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

thịt heo kho sả ớt cach lam banh bao nuong ngon Thach phụ xôi bọc xoài thịt ba chỉ dГўu bò nấu gừng creme kho tau nước quế chan ga Dân dã xào vịt với củ cải muối cach lam tranh treo tuong miến vịt Chợ ca basa salad ngÃƒÆ Món ngon từ mực lam banh cam chả ram nướng Ga ham Bánh bảo Thịt bò cuốn kim chi Canh thit ga bún riêu cua bông lan cuộn thit ga tron ngon Khoai tây lá dứa nấu bánh trôi chanh muối trà sữa Thái cá trắm nường riềng Món chiên bun tom Ha Noi Tuong ngọt xôi sắn kem chuối dị ứng thức ăn ca tim ga nuong cach cuon kimbap Thói huong dân nau an công thức làm cơm hộp cách làm bánh rán mặn ngọt làm goi kệ đựng cách làm chả bong thịt heo đồng hồ Xôi đậu bạc hà món ngon Quảng Bình chÃ Æ hoa CA ri ga bụn cà phê sữa Món chính cach nau che thanh long cách làm mứt gừng làm kem dừa Từ ấn độ xơ mít kho thịt ba chỉ Tết Hàn Thực sinh to dau tay bánh kem bò gỏi ga ran cá ngừ Dấm cach lam mut ca rot sa lát bí ngòi chạo cá heo kho an chay miss a vẽ thÃch bánh mì chiên giảm bun tuoi ga cuon Bánh trôi tàu bun chả cá com gia dinh quất cuộc thi bữa cơm mùa hè sot dau trung mứt chanh la dau tam cach lam rau cau ngon dua xao thit Gỏi xoài bánh mì sữa chua thit bo xao salad uop thit chÃƒÆ sen lựu thân hình món trộn sách Hà món xào cac mon pho xao bo xao cu hanh Mẹo bóc tỏi siêu nhanh Lua gỏi gỏi bắp chuối món gỏi Hằng MT cà u trứng chiên cuộn Dua muoi sua dau nanh Hạn bo ngam nuoc mam thom ngon phỏ vịt quay Bữa sáng của mẹ bầu nên bổ sung cach lam tuong dau den kho tã³c nem tôm