Hủ tiếu là món ăn tương đối xa lạ với người miền Bắc, nhưng lại quá đỗi quen thuộc đối với người miền Nam. Một bát hủ tiếu đầy đủ gồm nước
3 món hủ tiếu nổi tiếng của người miền Nam



Hủ tiếu là món ăn tương đối xa lạ với người miền Bắc, nhưng lại quá đỗi quen thuộc đối với người miền Nam.

Một bát hủ tiếu đầy đủ gồm nước dùng, tôm, thịt heo, thịt băm, sợi bánh nhỏ như sợi bún nhưng có màu đục, ăn kèm với xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi. Đây là món ăn của người Hoa du nhập vào Việt Nam và được biến đổi cho phù hợp với khẩu vị của người Việt. Trải qua thời gian, ngày nay ở miền Nam tồn tại 3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng là: Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc.

Hủ tiếu Nam Vang

Trong ba thương hiệu kể trên thì hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng nhất, món ăn này có xuất xứ từ đất nước Campuchia. Khi du nhập vào Việt Nam, dưới bàn tay chế biến của người Hoa, hủ tiếu Nam Vang đã được thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của người dân ở đây, nước dùng hơi béo và thơm mùi nước tương (xì dầu) đặc trưng của người Hoa.



Thành phần của nó khá giản đơn với sợi hủ tiếu, cùng với các nguyên liệu như: tôm, thịt nạc, lòng lợn, tim, thịt băm, trứng cút và nước dùng. Trong bát hủ tiếu Nam Vang thì nước dùng là quan trọng và chuẩn bị sẵn công phu nhất. Muốn nồi nước dùng trong vắt và có vị ngọt thanh, người bán phải mua xương ống về hầm chung với mực khô, tôm khô, khi hầm để lửa nhỏ và phải vớt bọt liên tục.

Ngày nay, hủ tiếu Nam Vang được chế biến với nhiều nguyên liệu khác nhau, ngoài thịt lợn và tôm, người ta có thể thưởng thức với các nguyên liệu khác như cua, mực... dù thay đổi thành phần như thế nào nhưng thịt băm là nguyên liệu không thể thiếu vì thiếu đi thành phần này sẽ không còn là hủ tiếu Nam Vang nữa.

Ở Sài Gòn, đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp hủ tiếu Nam Vang, từ nhà hàng sang trọng cho đến quán bình dân trên vỉa hè với các mức giá khác nhau.

Hủ tiếu Sa Đéc



Từ rất lâu, địa danh Sa Đéc không chỉ được biết đến như là vùng trồng hoa lớn nhất ở khu vực miền Tây, mà còn rất nổi tiếng với món hủ tiếu đã làm nên thương hiệu và có một vị trí đặc biệt trong ẩm thực Việt Nam. Cũng có đầy đủ các nguyên liệu quen thuộc như tôm, thịt, gan... nhưng hủ tiếu Sa Đéc có những nét khác biệt tạo nên sức hấp dẫn riêng so với hai thương hiệu còn lại.

Chúng ta thường biết đến hủ tiếu có màu trắng, sợi nhỏ, mềm và không dai thì hủ tiếu Sa Đéc có sợi to, màu trắng đục, được chế biến từ loại bột gạo mịn màng, dẻo thơm của xứ Đồng Tháp Mười. Khi ăn, bạn cảm nhận được cái dai mềm, hơi giòn của sợi hủ tiếu cùng vị ngọt đọng lại trong miệng.

Bên cạnh đó, nước dùng cũng tạo nên hương vị riêng cho bát hủ tiếu. Được nấu bằng nước hầm xương lợn, nên có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Thành phần trong bát hủ tiếu Sa Đéc không có gì khác so với Nam Vang hay Mỹ Tho, cũng là tim, gan, mực, tôm, thịt nạc…

Bát hủ tiếu với nước dùng trong vắt, ngọt thanh của xương heo kết hợp với các nguyên liệu ăn kèm một cách hài hòa cùng bánh hủ tiếu tươi ngon, được điểm xuyết thêm hành lá và rau mùi làm cho bạn không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn từ món ăn. Rau ăn kèm cũng giản đơn với giá tươi, hẹ, xà lách, cần tay và không thể thiếu tỏi, ớt hiểm ngâm giấm.

Hủ Tiếu Mỹ Tho

Cùng thương hiệu nhưng hủ tiếu Mỹ Tho có nhiều điểm đặc trưng khác biệt với hai loại hủ tiếu trên. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất là sợi hủ tiếu Mỹ Tho có sợi to, trong và dai rất đặc trưng của loại gạo Gò Cát nổi tiếng ở đất Tiền Giang. Hủ tiếu Mỹ Tho còn có tên gọi là hủ tiếu dai vì khi chần sợi bánh qua nước sôi thì mềm nhưng không bở và hơi dai.

Nước dùng là điểm quan trong nhất của hủ tiếu, cũng như hai thương hiệu trên, nước dùng của hủ tiếu Mỹ Tho cũng được hầm từ xương ống cho vị ngọt thanh và trong vắt nhưng không có nhiều nước béo như hủ tiếu Nam Vang.



Một bát hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm thật nhỏ và được phi thơm.

Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang. Riêng ở Sài Gòn không có nhiều quán hủ tiếu Mỹ Tho và điều quan trọng là không có được hương vị đặc trưng của món ăn này. Hủ tiếu Mỹ Tho đã được biến tấu từ hương vị và nguyên liệu để làm sao phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn.

Huấn Phan


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi 3 món hủ tiếu nổi tiếng của người miền Nam

phở gầu bò Giảm Chiêu Cất đồ c º hoa phượng đỏ mận bắc trộn muối sữa ngô Sữa ngô là lạ mà ngon kho tau Cóc tiền xu cach lam banh tom nuong rang hạt dẻ banh crepe ram bap mien trung ngon spaghetti sốt kem chè củ năng xoài canh chua thai lan Thịt bò canh thịt bò nấu củ cải hap sốt đào cơm trưa Cách làm thịt nướng giấm giấm táo tiêu hóa giảm cân đau vòng hoa Tau chà hẠp Thơm ngọt cá bính đàng lam banh mi viet nam ếch xào thập cẩm banh mi bo toi mứt cam sinh tố kem trà xanh ba rọi thịt heo rau cần món nướng nau thit lon gà nướng sữa chua xoi dua cach nau xoi chiên hamburger ga chao ca khoai bánh con cá canh ga sot coca ngon dươi Cà tím chiên nấu banh canh chay Cách chữa cơm khê nhão khô vit nau chao List Cヾm su hào gỏi su hào món Bắc Hằng MT Món Ngon ca Trời may và công thức chè hạt sen dừa salad dưa chuột bánh bí đỏ nhân đậu Công Măng Cạo cach lam rau cau dua xiem bún nước chân gà nướng ngon Vua đầu bếp Mỹ Christine Hà Tép khô cách làm củ kiệu ngâm Cỗ Nuong ca tu lam ga chien bếp ăn tập thể cà nẠu chua tra vai món ăn ngày nắng nóng lam bun Hướng dẫn 4 bước đơn giản tỉa hoa âmthưc rau quẠlà u lam thit heo xao chao ngon cÃƒÆ kho ngon banh it gỏi nộm bạch tuộc Lam Giang GiÃƒÆ cắt tỉa cách làm nước chấm nem Những gia vị có công dụng trị bệnh gia và cách nấu bánh canh chả cá giai doc voi nuoc giam tao cach lam banh ba lai ngon hu Mường Bo luon nuong Hoa qua Dam nước ép trái lựu rang nhộng với lá chanh pho mát que chiên hẠt nước kim chi soup 6 món ngon chè nha đam bột matcha Âm mon an viêt nam đồng hồ canh chua cá hồi banh xu xê Che Thap Cam mận cá lóc làm gì ngon dại Thịt lợn canh cat tia hoa qua chàng bắm xoai chua ngot bánh tét ngày tết thực đơn món ngon cuối tuần cho gia me ngao duong banh coconut macaroons trộn salad rau mầm