Làm thế nào để gia đình bạn luôn có được những bữa ăn có lợi cho sức khỏe? Hãy tham khảo một số bí quyết sau nhé! 10 bí quyết nấu nướng để có bữa ăn lành mạnh
10 bí quyết nấu nướng để có bữa ăn lành mạnh

1. Dùng muỗng cà phê để đo lượng dầu chiên   Đừng bao giờ cho dầu chiên trực tiếp vào chảo khi bạn nấu nướng mà phải sử dụng muỗng cà phê để rót theo đúng liều lượng mà công thức món ăn yêu cầu. Phải Lưu ý cân đối việc sử dụng dầu chiên sao cho hợp lý.     Về nguyên tắc, lượng dầu dùng trong các món chiên xào chỉ nằm ở mức ½ (một phần hai) muỗng cà phê cho từng người. Đây là cách giúp bạn hạn chế đến mức thấp nhất lượng dầu chiên cần dùng và kiểm soát được tổng lượng dầu chiên tiêu thụ trong gia đình.   2. Sử dụng những dụng cụ nấu nướng có đáy phẳng và chống dính     Những chiếc xoong, chảo có đáy bằng phẳng sẽ có ích hơn so với loại có đáy lõm vì chúng giúp bạn ít dùng dầu chiên hơn trong quá trình nấu nướng. Tương tự, nhờ vào chức năng chống dính, lượng dầu chiên cần dùng khi nấu sẽ ở mức tối thiểu.   3. Tăng lượng chất xơ trong các công thức của món ăn  

Hãy Lưu ý gia tăng lượng chất xơ cho các món ăn bằng cách sử dụng loại gạo thô, còn nguyên cám hay lựa chọn những thực phẩm thô, giàu chất xơ thay vì những loại đã được tinh chế. Chất xơ từ những thực phẩm thô không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn mang đến rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

4. Thường xuyên thay đổi món salad   Rau trộn được đánh giá là một trong những món ăn lành mạnh và mang đến nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu không thay đổi các kiểu salad thường xuyên thì món ăn này sẽ không thể mang lại cảm giác ngon miệng cho các thành viên trong gia đình bạn. Do đó, cần cố gắng sử dụng nhiều công thức khác nhau để món rau trộn của bạn hấp dẫn hơn.     Bạn có thể chọn các loại rau khác, dùng cả trái cây để thái hạt lựu, thái lát hoặc nghiền và trộn chung với nhiều loại nước sốt như sữa chua, chanh hay dầu ô liu để tạo cảm giác lạ miệng.   5. Dùng thịt trắng hoặc thịt nạc   Nên chọn thịt trắng, tránh dùng thịt đỏ khi nấu những món có thịt. Thịt gà luôn tốt hơn thịt bò, thịt cừu. Có thể dự trữ sẵn thịt nạc trong tủ đông để dùng khi cần thiết.     Khi thái thịt, bạn nên lọc bỏ lớp da ở bên ngoài. Nếu được bảo quản lạnh, tất cả phần chất béo bão hòa (chất béo không có lợi cho cơ thể) sẽ nổi lên trên bề mặt miếng thịt và đông rắn lại. Do đó, trong quá trình sơ chế thịt, bạn nên lọc bỏ phần chất béo không tốt này.   6. Chọn những phương pháp nấu có lợi cho sức khỏe  

Nướng vỉ, quay nguyên con, nướng lò hay xào áp chảo đều được xem là những phương pháp nấu nướng có lợi cho sức khỏe vì chúng đòi hỏi lượng dầu chiên khá ít. Những phương pháp nấu nướng được cho là thân thiện với trái tim này sẽ tốt hơn nhiều so với các món chiên xào dùng quá nhiều dầu, mỡ.

7. Khôn ngoan trong việc lựa chọn thực đơn   Phải đảm bảo rằng bạn đã lựa chọn đầy đủ và đa dạng mọi loại thực phẩm để chế biến những bữa ăn thơm ngon, đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng, đáp ứng cho nhu cầu hàng ngày của các thành viên trong gia đình.     Hãy chọn những loại rau, củ, quả có màu sắc tươi sáng như đỏ, vàng, xanh và cam vì chúng rất giàu các chất chống ô xy hóa. Điều này sẽ bảo vệ gia đình bạn khỏi những rắc rối thường gặp về sức khỏe như những căn bệnh viêm nhiễm, sự căng thẳng…   8. Không bỏ qua sữa và sữa chua  

Sử dụng sữa và sữa chua cho các loại nước sốt dùng kèm với những món có rau xanh hoặc nước sốt thịt là cách làm tăng hàm lượng protein trong những bữa ăn của gia đình bạn.

9. Sử dụng đa dạng các loại gia vị  

Gia vị cung cấp rất nhiều những vi chất dinh dưỡng và các khoáng chất. Chúng còn giúp cho món ăn có mùi vị thơm ngon hơn. Ngoài ra, gia vị còn có công dụng kháng khuẩn, phòng chống nấm mốc và có khả năng khử trùng, giúp đảm bảo vệ sinh an toàn cho món ăn.

10. Cẩn thận với căn bệnh tiểu đường     Nếu gia đình đã có tiền sử về bệnh tiểu đường hoặc một thành viên trong gia đình đang mắc căn bệnh này, bạn nên Lưu ý đến những công thức món ăn có sử dụng nhiều quế hoặc hạt cà ri vì đây là những thực phẩm có khả năng giúp kiểm soát mức đường huyết rất tốt.
Tổng hợp & BT:

Về Menu

mẹo nhỏ trong bếp mẹo nấu ăn thực phẩm lành mạnh ăn uống lành mạnh bí quyết chế độ ăn uống

bánh kem so diep thom ngon Bánh quẩy nước ép táo rau cải chế biến đồ ăn dặm bữa ăn canh chua cÃƒÆ nướng thịt bò bánh rán nhân mặn Bánh rán nhân mặn hui hình nơ cá kèo kho gừng mi Tron làm bánh mỳ xúc xích công thức bánh chocolate trái tim ngọt 100 Ếch xào sa tế rau câu khóm món chiên giòn cơm chiên thập cẩm cach nau che sake gỏi khế cách nâu cơm gà sốt nấm ca boc nep nuong huyê t a p ca ngu kho dua cach lam bap rang bo Làm chú chó bằng bưởi thật dễ thương thịt gà sốt gia vị mít non trung chien nam sâp 马上到 món ngon ngày tết Nhập lam salad banh mi ga Ot cムtim xao toi đùi gà om xì dầu cách cắm hoa lan mon pho ga tom hum sot mayonaise bán Nhà băng ămthưc cách làm bánh kem chim ngói hầm Đậu Hà Lan món mực xào nau che dau xanh ngon dinh dưỡng chiều cao trẻ em chế độ Sữa đậu nành làm bánh mousse Cách nhận biết thực phẩm không an toàn Yen hau nuong bo toi cách làm mứt cách làm siro bánh flan gỏi rau com ca rieu hong da gà keo dua ngon tim hấp ga ham cach nau xoi che Cóc trang trí nhà bằng giấy dán tường Món Gỏi cốc tai chanh đường thit ga sot tuong kem dâu sữa chua bánh cà phê flan cách làm bánh ngàn lớp che dau den nha dam mưa banh ca cao băng dính washi mực xào tỏi ớt Dau dua Món CHA CA su hào xào cách làm bún đậu mắm tôm trái lê chất xơ ô xy hóa xa lach MÊThực phẩm không nên ăn cùng trứng gà lam banh kep tan ong suon hap ủ sữa chua ca nương NHÂT phong trÃƒÆ salad đào Ä Ã p Thà bún mắm cá sặc nem bì heo lòng xào mẹo vật cach lam goi muc chua cay cốc tai trái cây che bien banh macarons tôm tôm hùm đút lò tôm hùm đút lò may vÃƒÆ Tips Cách phân biệt bột trà xanh thật quả cam trí nhớ tế bào muc nhoi mứt hồng hoa sữa chua dâu kem nho chín xào gà ngũ sắc cÃƒÆ kho ngon sườn non hầm bí bánh bao hấp Pate gan Thịt nuong mì rán trứng món bún Giòn giòn day nau an ngon hang ngay me ga xao bo than nuong ngon