Vịt sau khi tiềm rất mềm,thơm và quá ngon do tiềm chung rất nhiều củ quả, món này ăn chung với mì có chút hành phi để trên thì quá ngon.
Vịt tiềm ngũ quả

Nguyên liệu cần có:

  • Hột sen, củ năng, nấm, bo bo
  • Cà-rốt, cải ngọt
  • 1 con vịt tơ
  • 50 gram nấm đông cô và mộc nhĩ (tức nấm mèo)
  • Muối, tiêu, nước tương
  • Hành tím băm
  • Gừng non băm nhuyễn
  • Nước dừa
  • Mì sợi
Hướng dẫn cách làm:
vit-tiem-ngu-qua

Vịt tiềm ngũ quả

  • Vịt mổ khoét ngang bụng chứ không mổ dọc, để nguyên con vịt cả đầu, cổ, cánh, chặt bỏ cẳng chân. Làm sạch lòng mề, ruột, gan… cắt nhỏ. Tùy ý để phao câu hay không. Moi bỏ hết phần mỡ bụng nếu có.
  • Trộn đều hỗn hợp: 2 muỗng cà-phê muối + ½ (một phần hai) muỗng cà phê tiêu + 2 muỗng súp hành tím băm + 1 muỗng súp gừng non băm nhuyễn. Chà xát gia vị trong ngoài thân vịt cho đều, để qua 30 phút.
  • Món vịt tiềm để nguyên con cả đầu cổ là cách làm quen thuộc của bếp VN, giúp tạo hình món ăn đẹp mắt hơn nhưng tùy thích chặt bỏ đầu cổ cho thân vịt gọn gàng, dễ chế biến hơn. 
  • Nếu không mua vịt làm sẵn mà phải tự làm thì sau khi nhổ sạch lông và mổ nên ngâm rửa vịt trong thau nước sạch có bỏ ít gừng củ dập nhỏ, rồi sau đó xả sạch, để ráo vịt.
  • chuẩn bị sẵn chảo lớn, đáy trủng với lượng dầu ít nhất phải ngập nửa thân vịt khi bỏ vào.
  • Hỗn hợp dồn trong bụng vịt: Băm nhuyễn nạc dăm với ruột, mề vịt, còn gan thì cắt nhỏ rồi trộn thật đều với phân nửa số lượng của hột sen, củ năng, nấm, bo bo, tất cả số cà rốt + ½ (một phần hai) muỗng cà phê muối + ½ (một phần hai) muỗng nhỏ tiêu + ½ (một phần hai) muỗng súp hành tím băm.
  • Dồn hỗn hợp thịt, củ hột… vào đầy bụng vịt, lưu ý hỗn hợp phải đầy bụng vịt, tùy bụng vịt to hay nhỏ, nếu thiếu phụ gia, chỉ cần thêm chút ít các thứ hoặc chỉ thêm nạc dăm băm nhuyễn, lấy kim chỉ may kín vết mổ, thả vịt vào chảo dầu nóng chiên vàng đều, không cần chiên kỹ mà chỉ cần cho da vịt trở vàng đều là được, vớt ra để vịt thật ráo dầu.
  • Cho vịt vào nồi, châm nước dừa tươi ngọt, cao hơn vịt khoảng 3 – 4 phân, giảm bớt lửa sau khi nước sôi, chỉ để sôi riu riu, hầm khoảng 20 – 25 phút sau khi nước sôi, vịt bắt đầu mềm thì cho tất cả phụ gia củ, trái còn lại vào nồi, tiếp tục hầm nhỏ lửa cho nước còn sấp mặt thân vịt là vừa, thịt vừa mềm chứ đừng để mềm rục.
  • Nếu vịt chưa mềm mà nước cạn thì châm thêm nước dừa hoặc nước sôi. Tùy ý nêm lại nước hầm với chút múôi cho vừa đậm đà chứ không mặn. Thực khách sẽ tùy thích nêm riêng.
  • Lưu ý: Trong khi hầm vịt chỉ để lửa cho nước hầm sôi lăn tăn và dằn cho vịt luôn chìm dưới mực nước hầm bằng cách dùng một thố tô bằng sứ nặng, có thể bỏ lọt vào nồi, rửa thật sạch trong ngoài thố, đổ nước vào thố cho nặng, dằn lên thân vịt cho vịt chìm dưới mặt nước, hoặc dùng một vỉ tròn bằng kim loại nặng, làm sao đó để có thể dằn toàn thân vịt xuống. Dù nấu một hay nhiều con vịt vẫn làm giống nhau. Trong khi hầm không đậy nắp nồi, luôn canh chừng để vớt bọt liên tục cho nước trong, khi nước đã hết dậy bọt thì vớt váng mỡ ra từng ít một rồi để riêng, khi nào ăn, tùy thích dọn phần mỡ này để thực khách dùng riêng. Không để lửa ở mức nước sôi sùng sục, bọt và mỡ sẽ bị đánh tan vào lại nước hầm làm đục nước món ăn.
  • Món ăn phụ kèm vịt là mì sợi trụng nước sôi cho mềm, xả lại nước lọc rồi xốc với chút dầu cho rời sợi mì; cải ngọt rửa thật sạch, cắt khúc; nước tương, ớt tươi ngâm dấm, muối tiêu. Dọn vịt trong thố lớn, dùng kéo cắt rút bỏ chỉ may bụng, dọn vịt với dao nỉa, kéo chuyên dùng, khi ăn cắt xé thịt ra chứ không chặt miếng.

Mong các bạn ngon miệng với món vịt tiềm ngũ quả.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

cach lam vit tiem ngu qua my vit tiem vit tiem chanh muoi vit tiem dau do