Đi thang máy là chuyện thường ngày với cư dân thành phố, nhưng một số sự cố tai nạn, kẹt - rơi thang máy… khiến nhiều người lo lắng mỗi khi bước vào. Các chuyên gia thang máy khuyên người dân: Hãy học cách thoát hiểm để ứng phó với tình huống xấu.
Việc nên và không nên làm khi bị kẹt thang máy

Việc nên và không nên làm khi bị kẹt thang máy 1
  Giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn

Ngày càng có nhiều nhà cao tầng, nhà riêng lắp đặt thang máy. Nhưng do nguồn điện không ổn định, chỉ cần tăng áp, hoặc sụt áp đột ngột là thang máy điện khựng lại. Hoặc một chi tiết thiết bị thang máy bị hỏng nó cũng ngừng hoạt động, và người đang đi trong đó sẽ bị kẹt. Việc đi lại bằng thang máy ngày càng phổ biến và sự cố là khó tránh, người dân hãy học kỹ năng đối phó khi kẹt – rơi thang máy.

Theo Kỹ sư Võ Chí Trung, Giám đốc bộ phận dịch vụ Cty TNHH Kone Việt Nam (Lê Đại Hành, Hà Nội), phần lớn người dân khi thấy điện tắt phụt, thang máy giật giật rồi khựng lại, bóng tối bao trùm, không một tiếng động, gọi không có ai trả lời, ngộp thở vì sợ không khí dần hết… khiến mọi người – nhất là trẻ em và phụ nữ dễ rơi vào sợ hãi, hoảng loạn (đặc biệt rất hỗn loạn khi kẹt ở tầng cao).

Hơn bao giờ hết, lúc này người dân cần hết sức bình tĩnh, chớ bấm loạn các nút xem thang dịch chuyển không, mà hãy bấm nút mở cửa. Nếu thang máy vẫn đứng yên hãy kêu cứu ngay, hoặc ấn chuông gọi hỗ trợ.

Kinh nghiệm của những người thoát kẹt thang máy là vững ý chí, giữ bình tĩnh để tránh rơi vào hoảng loạn và chờ thoát kẹt.

Việc nên làm:

Các chuyên gia thang máy khuyên:

- Hít thở thật sâu, nhắm mắt lại để từ từ làm quen với bóng tối.

- Dựa lưng vào vách, nắm chắc tay vịn, hơi khụyu gối đề phòng thang máy rơi tự do (chỉ rời tư thế này khi thang máy đứng yên, và phải trở lại tư thế này ngay khi thang không ổn định, hoặc trôi).

- Bấm nút gọi cứu trợ bên ngoài. Hoặc nhấn nút gọi khẩn cấp… để liên hệ với bộ phận trực thang máy. Hoặc liên lạc với bên ngoài bằng điện thoại, gọi to, gõ vào cửa thang máy (chỉ nên dùng chùm chìa khóa, gót giày… gõ cửa thang máy, không nên đập mạnh vì có thể làm thang chuyển động bất lợi).

- Nếu làm mọi cách kêu cứu mà không được, hãy dùng vật kim loại cạy cửa thang máy (chìa khóa xe, giũa móng tay, bấm móng tay, gót giày nhọn… như chìa khóa xe tay ga là thích hợp nhất). Đưa vật kim loại vào khe cửa và từ từ bẩy ra để sóng điện thoại tràn vào rồi gọi điện thoại báo cho người thân tới giúp. Lưu ý là lách mặt mỏng chìa khóa vào khe cửa, xoay nhẹ như mở khóa rồi dùng sống chìa để bẩy từ từ (không bẻ ngang kẻo gãy chìa). Một tay bẩy, một tay kéo mép cửa thang máy từ từ nhưng mạnh tay ra, cửa hở đến đâu chêm đồ vào đến đó (như sách vở, ví…). Vừa làm, vừa gọi to và gây động lớn để báo cho người ngoài.

- Tốt nhất là đứng yên, thở đều chờ cứu hộ mở cửa cứu ra (thời gian có thể lâu vì cứu hộ cần có quy trình và mất thời gian). Nên biết là thang máy lắp đặt đúng quy định và bảo trì, bảo dưỡng định kỳ sẽ rất an toàn, do đó nên chờ cứư hộ đến giúp mở thang máy.

Không nên làm gì?

- Không nên giậm chân, hay nắm tay nện vào cửa vì một số thang máy yếu sẽ bị chòng chành làm mọi người sợ hãi hơn.

- Không la hét, gào khóc, hoạt động mạnh, vì lượng oxy trong thang máy kín rất ít, không gian chật hẹp… khiến người yếu rất dễ ngất xỉu và gặp nguy hiểm.

- Người thân chờ bên ngoài cần giữ bình tĩnh hơn, chớ lo lắng, cáu gắt, giận dữ vì sẽ ảnh hưởng xấu tới tinh thần người bị kẹt bên trong.   - Tránh dùng vật cứng cậy, phá cửa thang máy vì không giúp được gì, còn làm hỏng thêm thiết bị, có khi gây nguy hiểm cho người bên trong, hoặc cản trở cứu hộ.   - Khi cửa thang máy mở ra, thì đừng vội bước ra. Hãy Lưu ý xem đang ở vị trí nào, nhưng chớ có thò đầu hay tay chân ra: Nếu thang ở lưng chừng thì ngay phía dưới cửa thang sẽ là hầm sâu nguy hiểm, không nên ra. Nếu thang đang ở lưng chừng giữa 2 tầng thì nên xuống tầng dưới. Khi nhảy ra ngoài cần nhanh và dứt khoát, và không nên quay trở vào cửa thang kẻo thang trôi xuống, hoặc đi lên sẽ gây tai nạn.  

- Nếu thang máy bị ngừng đột ngột, mọi người đừng sợ hết không khí hay ngộp thở vì vẫn có đủ oxy để thở.

- Tuyệt đối không leo ra khỏi thang máy, cạy thang máy vì có thể tự giết mình do nguy cơ bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà là rất cao. 

- Luôn bình tĩnh. Hãy tin cứu hộ đang cố sửa chữa hệ thống để cứu người. Hãy hít thở sâu và đừng hoảng loạn và khóc lóc.  

- Luôn có số điện thoại hotline của chuyên viên kỹ thuật thang máy để khi bị kẹt thì gọi và làm theo hướng dẫn của họ. Hoặc theo bảng chỉ dẫn trong thang máy.

- Khi thang máy bị kẹt, hãy nhấn nút ALARM/HELP/TRỢ GIÚP, gọi điện thoại nội bộ báo cho nhân viên toà nhà. Hoặc liên lạc ra ngoài bằng điện thoại di động. Hoặc gọi to, đập cửa thang máy... báo hiệu ra bên ngoài.

- Không nên tìm cách cậy cửa, hoặc thoát ra bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin vì trên đó có nhiều thiết bị điện dễ gây giật.

- Thang máy đều nút cứu hộ tự động Automatic Rescue Device (ARD), giúp đưa thang về vị trí gần nhất để người bị kẹt có thể thoát ra qua hệ thống tích điện.Nếu hệ thống ARD bị hỏng, hoặc không hoạt động thì phải chờ sự trợ giúp bên ngoài.

- Chờ giải cứu dù rất lâu, nhưng người dân đừng lo lắng, sợ hãi mà rơi vào hoảng loạn, cố gắng loại bỏ những suy diễn và lo lắng. Điều cần làm nhất là giữ bình tĩnh, luôn tin là rất ít khi chết khi bị kẹt thang máy, mà hầu hết sẽ thoát ra được.

- Kinh nghiệm cho thấy: Các trường hợp bị kẹt thang máy thì ở trong cabin là an toàn nhất. Thường gặp nhất là đợi cho tới khi thang máy hoạt động trở lại.

Trà Giang   (Nguồn: Cty TNHH Kone Việt Nam) Bài sau: Mẹo giúp có thể sống sót khi thang máy rơi.
Tổng hợp & BT:

Về Menu