- Nếu đến miền Trung những ngày đông, mưa dầm lạnh giá… ngoài chén trà nóng, du khách sẽ thêm ấm lòng bởi vị cay xé đầu lưỡi của ớt, tỏi, tiêu…
Vì sao người miền Trung thích ăn cay?



- Nếu đến miền Trung những ngày đông, mưa dầm lạnh giá… ngoài chén trà nóng, du khách sẽ thêm ấm lòng bởi vị cay xé đầu lưỡi của ớt, tỏi, tiêu… trong những món ăn dân dã.

 



Ớt không thể thiếu trong món nước chấm của người miền Trung. Ảnh: Mỹ Hà

 

Nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà (Giám đốc nhà hàng Cung đình Tịnh Gia Viên, đồng tác giả kỉ lục châu Á năm 2012 với chiếc bánh “Phượng Hoàng Vũ”) cho biết, ớt ở miền Trung cũng có nhiều loại: Ớt chìa vôi, ớt chỉ thiên, ớt bom, ớt chuông, ớt mọi (màu tím), ớt cao sản, ớt chuồn chuồn, ớt xanh, ớt đỏ… Mỗi loại ớt có mùi vị cay riêng nên cần chọn lựa thích hợp từng món. Chẳng hạn ăn nem lụi, bún bò, bắt buộc phải có ớt tương.

Ớt tương được chưng cũng lắm công phu. Trước hết phải chọn loại ớt không quá cay và bắt buộc phải có màu đỏ. Ớt đỏ được luộc qua, băm nhuyễn và chao qua dầu chiên, cho thêm chút tóp mỡ, ít đường. Có người cho thêm vào hỗn hợp này chút ít cà chua chín đỏ, ít nước. Tinh tế hơn nữa, có người cho thêm một chút tương bần khiến tương ớt có vị rất khác lạ. Món tương ớt khi hoàn thành vừa không quá cay nhưng đặc sánh, dẻo thơm ở miệng. Theo nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà, những món ăn ngay như bún, phở… cần ăn kèm tương ớt để vị cay dễ tan. Hoặc như bún hến, nhiều người cho thêm ớt chưng hoặc ít tương ớt, khi trộn thật đều, món ăn và vị cay mới hòa quyện.

Còn khi kho cá, đặc biệt các loại cá đồng, bắt buộc phải cho ớt tươi hoặc ngon nhất là kho cùng vài quả ớt đã phơi hơi se vỏ. Càng kho lâu, miếng cá vừa có vị ngòn ngọt, mằn mặn và vị ớt thấm vào hơi cay cay nơi đầu lưỡi. Vậy nên, nói về quả ớt khi kho với cá, nhà thơ Văn Công Hùng đã từng viết: “Cái bùi, cái béo, cái ngon, cái ngọt, cái bổ, cái tươi, cái nhân nhụy, cái nồng nã của con cá như lặn hết vào quả ớt. Quả ớt căng ra, viên mãn và phủ phê, ngập cái tinh túy của nồi cá kho, nghiêng răng cắn một miếng, và một đũa cơm, thôi thì khổ sở bực bội ở đâu không biết, đến đây thì dừng lại cho cái hít hà giãn nở của khuôn mặt, của ánh mắt, của cái ánh hồng trên má và cả lấm tấm những giọt mồ hôi, vì cay, vì khoái”.

 



Ngoài ra, có một số món lại cần một quả ớt xanh cắn vào để vị cay nồng tan trên đầu lưỡi như: Mực xào, canh chua. Theo kinh nghiệm của nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà, có thể kể đến một số món ăn nhiều vị cay nhất ở miền Trung như: ếch xào sả ớt, gà xào sả ớt... Trong đó, ếch xào sả ớt bao gồm các gia vị cay của sả, ớt, tỏi, hành, tiêu. Tinh tế hơn, có thể cho thêm vào món này đôi ba quả mắc khén khiến món ăn có thêm vị cay nồng như hương hồi hoặc quế…

 

Lý giải về việc tại sao dải đất miền Trung thường ăn rất cay, nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà cho rằng, nói một cách giản đơn, sở dĩ người miền Trung thường ăn cay là để chống lại cái lạnh và mưa dầm như một phương thức thích nghi với cuộc sống. Tuy nhiên, về sâu xa, một nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Huế đặt giả thiết rất có lý: “Theo chân chúa Nguyễn Hoàng, tổ tiên người Huế đã di cư vào đất Thuận Hóa. Sống chung với người Chăm nên họ cũng đã bắt chước một số tập tục về ẩm thực của người Chăm. Một trong những tập tục đó là “ăn ớt”. Sống trong môi trường thiên nhiên đầy “lam sơn chướng khí”, trái ớt cay đã giúp cho họ chống chọi được với thiên nhiên, chống chọi được với lạnh và chống chọi được với các thứ độc hại đầy dẫy trong môi trường mới.”.

“Để món ăn có vị cay dịu nhẹ, các đầu bếp còn khai thác vị cay của một số loại rau để cho vào thức ăn thay cho ớt. Chẳng hạn gỏi gà thường cho rau răm. Món gỏi bò thường cho sả tươi và nhiều loại rau mùi. Sả cũng là một loại gia vị cay nhưng có mùi thơm dễ chịu, cộng với vị the the của rau bạc hà, rau húng, rau quế trộn vào khiến món gỏi bò vừa có mùi thơm của rau mùi nhưng vị cay dịu nhẹ, không quá cay xè như cho ớt”.

Nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà

Nhiều người kể lại, có những năm mất mùa, nhiều người nghèo miền Trung còn “ăn ớt thay cơm”. Họ đem cả rá ớt ra kho mặn với muối ruốc rồi đem “trách ớt” ra ăn dần mỗi ngày. Hầu như nhà nào cũng có hũ ớt quả ngâm muối để ăn với cơm trong những ngày mưa dầm. Vậy nên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng viết rất tinh tế: “Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi”. Thực ra, ăn ớt còn là để đánh lừa vị giác, để quên đi sự đạm bạc khi thiếu thốn.

Ngoài những lý do giải thích trên, nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà còn cho rằng, người miền Trung có nhiều thức ăn gắn liền với mắm: Mắm nêm, mắm ruốc, mắm cá rò, mắm tôm chua, mắm tép, mắm dưa đèo, mắm cá cơm… Các loại mắm nếu không có ớt thì sẽ rất tanh. Vì vậy, ớt được cho vào các món mắm để bớt tanh và khi ăn có cảm giác thêm phần thú vị. Dần dần, văn hóa ớt trở nên rất quan trọng trong nấu nướng của người vùng này. Nhất là khi phần lớn các món ăn miền Trung thường có nêm tí mắm cho đậm đà nên ớt lại càng cần thiết. Chẳng hạn, muốn nấu canh chua, phải cho tí ớt màu vào “để bát canh có màu sắc đẹp mắt hơn, nếu không sẽ “trắng dã” như ma trôi. Ớt bột phải làm từ loại ớt phơi khô được nắng và tự giã bằng tay.

Nhận xét về việc tại sao người miền Trung rất hay ăn cay, nữ sĩ gốc Huế - Thái Thị Kim Lan (Trường ĐH Ludwig - Maximilian, Đức) cho rằng, nói người miền Trung ăn cay chỉ là một huyền thoại. Thực ra, ớt chỉ là gia vị để tô điểm thêm cho món ăn mà thôi. Tuy vậy, cái “huyền thoại” ấy vẫn khiến nhiều người ngại ngần khi nếm thử thức ăn miền Trung. Thế nhưng như một sự tự nhiên, cay đấy mà nhiều người vẫn cứ xì xụp thưởng thức để nhớ cái hương vị cay tê nơi đầu lưỡi. Để đến khi đi xa, họ lại nói với nhau: “Không ăn cay, còn đâu là đặc sản miền Trung”.

 

Lương Mỹ


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Vì sao người miền Trung thích ăn cay?

chẠheo sò hấp ớt sả lá mắc mật thịt ba chỉ hun khói hũ tị bánh xốp trái cây khoai tây lắc phô mai Cún Khang Che đâ u đo ba nh lo t kem sua dau tay ngon nui xao bo bam cach lam lau nam Chung cach muoi kim chi sấy dứa chè bắp ngô thit ba chi nuong c º mi ramen ngon Đường dua Cong hỗ trợ long xao tôm tươi xóc trứng muối cach lam banh Giay Chuối chín thit chuôt Súp khoai tây trung quốc tờ Ẩmthực bánh cỏ 4 lá thịt heo chay Bí quyết nấu nướng cho bữa ăn thêm các móm rim ngon sinh tố dưa leo dưa gang cha ca ba mau ngon vit ham hat sen Khéo tay Nhớ bún riêu cua đồng tròn vị ngày xưa 膼岷璵 bà nh tà o trà thuốc há cảo quả vải Tuyết Nguyễn Thịt heo quay rim mặn ronaldinho Lam hải sản kho mặn salad cà chua bi nướng thơm lẩu bắp bò riêu cua cach làm tào phớ Mon an sang Cách chọn ếch cá tầm an toàn chi锚n cốm dẹp xà o trà sữa Tự làm trà sữa trà xanh tại Thit kho hot vit cocktail pisco sour súp cua kiểu trung quốc đậu phụ chiên nước mắm ngộ bánh bao nhân khoai lang tím Hạn cách làm thiệp rang bơ tỏi canh đọt bí Đưa cách làm bánh bao kim sa Đông trùng xào đậu bắp với trứng bap bo luoc nươc măm Về Tây Ninh ăn đặc sản chính hiệu bánh quy sừng bò xôi đậu xanh rau củ thịt gà chiên chua ngọt cocktail bellini cách cắm hoa đẹp món ngon từ cá kèo salad rau mầm Món Pháp cách làm bánh nếp gia he Món ngon chế biến bằng lò vi sóng tiện Món kho chay cach lam mon ech thậm cẩm bánh khoai Nui xao bo sot ca chua ngon Khám phá hải sản kiểu ngư dân Bình Ba mon banh flan nuoc cot dua lam banh pho mat bi do Chan gà hành hoa rau má nấu tôm cá trê nướng Từ chả giò cách làm chân gà hầm món ngon từ ghẹ Cơm ghẹ đơn giản banh mi sua ngon lá nêp rau câu trái cây Trâm Phạm cach lam mi xao chân gà sả tắc món chua Hằng MT cheesecake tra xanh ngon công thức bingsu trái dừa kho tau nem lai vung tự làm kem Chim Tuyết Nguyễn Cơm chiên gà quay Mon tron bánh mì cũ su hao xao long pa te ca ngu ngon Cắt cánh gà bbq Ổi Quốc