Những loại nước mát dưới đây không chỉ vừa rẻ, vừa thơm ngon, vừa dễ làm, mà còn giúp giải khát, thanh lọc cơ thể, đồng thời giải độc, giải nóng trong cơ thể tuyệt vời.
Vào bếp nấu ngay 9 loại nước mát giải nhiệt cho cả nhà ngày nóng

Nha đam đường phèn

Không chỉ là một thức uống thanh mát, thơm ngon giải nhiệt mùa hèn, nha đam đường phèn còn có tác dụng thanh lọc, giải độc cơ thể, điều hòa huyết áp, chữa bệnh xơ gan và béo phì hiệu quả.

Nước nha đam đường phèn có tác dụng thanh lọc, giải độc cơ thể, điều hòa huyết áp. (Ảnh minh họa)

Cách nấu: Nha đam mua về, gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài và lấy phần thịt trắng. Cắt thịt nha đam thành hạt lựu, sau đó rửa qua nước muối từ 2 – 3 lần cho nha đam bớt nhớt và giảm vị đắng vị hăng. Hoặc bạn cũng có thể ngâm nha đam trong nước có pha ít nước cốt chanh khoảng 5 phút. Đun sôi nồi nước, khi nước sôi cho đường phèn vào nồi nấu tan. Tiếp tục đun cho đến khi nước sôi trở lại thì thả nha đam vào nồi và nấu sôi lại. Tùy vào khẩu vị mà bạn có thể cho lượng đường phèn tương ứng. Nếu nấu 2.5 lít nước thì bạn có thể cho thêm 3 viên đường nhỏ là được.

Nước sâm la hán quả

So với nước nha đam đường phèn, thì công thức nấu nước sâm giải nhiệt này đòi hỏi nhiều nguyên liệu hơn.

Tất cả những gì bạn cần: 15 trái la hán quả, 5 khúc mía lau, 1 bó rễ cỏ tranh, 100 gram lá thuốc dòi, 20 gram rong biển đỏ, 50 gram râu bắp, 100 gram bông ngò, 100 gram hoa cúc, 500ml nước vo gạo, 5 lá dứa, 5 lá lẻ bạn, 30 gram nhãn nhục, 100 gram đường phèn và 8 lít nước lọc.

Cách nấu: Mía mua về, cạo sạch vỏ và đập dập. La hán quả cắt lát. Riêng các loại lá, rễ… còn lại bạn chỉ cần rửa thật sạch và để ráo. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu (trừ đường phèn, nhãn nhục) vào nồi nấu sôi. Khi nước sôi bùng, mở vung nấu trên lửa liu riu. Nấu cho đến khi thấy mía trong lại thì vớt bỏ phần xác, chỉ để lại phần nước. Cuối cùng, bạn cho đường phèn và nhãn nhục vào nấu đến khi đường tan thì tắt lửa.

Nước sâm rong biển

Loại nước mát này có tác dụng giải độc và tiêu viêm rất tốt. Ngoài ra, mùi thơm cùng vị ngọt tự nhiên từ những loại cây này cũng tạo nên một hương vị rất hấp dẫn nhất là những lúc bạn đang rất khát.

Cách nấu: Đơn giản thôi, bạn chỉ cần ra chợ và mua ngay về một bó lá đủ loại gồm rong biển, lá dứa, mía lau, bọ mắm, mã đề, rễ tranh, cây lẻ bạn, râu bắp… Những loại lá này khi mua về, bạn chỉ cần rửa thật sạch rồi cho vào nồi nấu với ít nước. Thêm ít đường phèn rồi chưng cất.

Nước sâm bí đao

Từ lâu, nước ép bí đao đã được sử dụng như một loại thuốc giải độc, lợi tiểu, trị táo bón và ung nhọt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống nước ép bí đao. Vì vậy, nấu sâm bí đao là cách giúp bạn thưởng thức loại nước bí đao thơm mát, ngon miệng hơn.

Bí đao đã được sử dụng như một loại thuốc giải độc, lợi tiểu, trị táo bọt và ung nhọt. (Ảnh minh họa).

Tất cả những gì bạn cần gồm: 1 kilogram bí đao, 10 gram thục địa thái nhuyễn, 2-3 lá dứa, 150 gram đường phèn, một nhúm muối và 4 lít nước lọc.

Cách nấu: Bí đỏ rửa thật sạch để cả trái và không gọt bỏ vỏ. Cho bí đao vào nồi, thêm nước, thục địa và các nguyên liệu còn lại. Nấu sôi trên lửa nhỏ cho đến khi bí chín nhừ thì tắt lửa. Đợi cho nước nguội thì lọc qua rây lấy nước, bỏ bã và cho vào tủ lạnh để uống dần.

Trà khổ qua đường phèn

Để giảm bớt vị đắng của khổ qua, bạn chỉ cần cho thêm ít đường phèn khi nấu nhé! Khổ qua có thể chữa những bệnh thường gặp trong mùa hè như mụn nhọt, rôm sẩy, mẩn ngứa,…

Cách nấu: Khổ qua rửa thật sạch, thái lát mỏng rồi cho vào chảo nấu đảo đều, khi khổ qua chuyển sang màu nâu thì tắt lửa, để nguội. Sau khi khổ qua nguội hẳn, bạn có thể cho vào lọ kín nắp bảo quản trong tủ lạnh. Khi uống, bạn chỉ cần lấy mướp đắng ra pha với ít nước sôi, thêm đường phèn và uống. Để giản đơn hơn, bạn có thể cho cả trái khổ qua hoặc khổ hoặc thái lát vào nồi nước nấu chung với đường phèn và uống như một loại nước giải khác.

Nước gạo lứt

So với các loại nước mát bên trên, nước mát từ gạo lức thông dụng và tiện lợi hơn rất nhiều. Bởi bạn chỉ cần nấu sôi gạo và ít nước đến khi gạo nhừ là có thể uống.

Cách nấu: Tùy vào bạn cần bao nhiêu lít nước mát mà có thể mua lượng gạo lức thích hợp. Thông thường, với 100 gram gạo lức sẽ nấu với khoảng 2 lít nước lọc. Với nước gạo lức thì uống khi nước vẫn còn nóng sẽ ngon hơn, bên cạnh đó cho ít muối vào nồi để giúp nước có vị đậm đà hơn. Nếu không, bạn có thể cho ít đường vào nước gạo trước khi uồng cũng quá ngon.

Nước đậu thơm ngon

Đối với loại nước giải khát từ đậu bạn có thể sử dụng bất kỳ loại đậu nào mà bạn và gia đình thích, đó có thể là đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen và đậu nành… bởi tất cả các loại đầu này đều có tính hàn, giúp thanh nhiệt và tiêu độc rất tốt.

Cách nấu: Đậu rửa thật sạch, để ráo rồi cho vào chảo rang. Rang đậu trước khi nấu sẽ giúp đậu thơm hơn và do đó nước đậu cũng sẽ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn lưu ý là không nên rang quá vàng sẽ không ngon và đậu cũng bị biến chất. Khi uống, bạn chỉ cần bỏ vài muỗng đậu vào ấm trà, đổ nước sôi vào và uống như nước nước trà. Nếu thích ngọt, bạn có thể nấu đậu với nước như khi bạn nấu chè, nhưng bạn chỉ cần cho thêm ít đường vào nồi, khuấy cho đường tan và uống nóng hoặc lạnh đều được.

Nước bông cúc nhãn nhục

Trà bông cúc được sử dụng nhiều trong mùa hè, bởi bông cúc có tác dụng thanh lọc, làm mát cơ thể, bông cúc. Đặc biệt, uống trà bông cúc còn giúp xua tan mệt mỏi do nắng nóng hữu hiệu.

Nước bông cúc nhãn nhục uống nóng hay lạnh cũng đều ngon. (Ảnh minh họa)

Tất cả những gì bạn cần gồm: 20 gram bông cúc sấy, 200 gram nhãn nhục, 2 viên đường phèn nhỏ và 3 lít nước.

Cách nấu: Ngâm bông cúc trong nước 10-15 phút, sau đó vớt ra để ráo. Bạn cần ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra và vắt ráo. Riêng với nhãn nhục, bạn chỉ việc rửa thật sạch, không ngâm. Đun sôi 3 lít nước với nhãn nhục. Khi nước trong nồi chuyển sang màu vàng nâu thì cho bông cúc vào, vặn nhỏ lửa và nấu thêm khoảng 15 phút. Đợi khi nước nguội bạn chỉ cần lọc lấy phần nước trong, thêm đá và thưởng thức.

Nước atiso lá nếp

Với nước atiso bạn nên uống lạnh và có thể ăn luôn cả bông atiso để mang lại kết quả tốt nhất.

Tất cả những gì bạn cần gồm: 5 bông atiso, vài lá dứa, 2 viên đờng phèn và 3 lít nước.

Cách nấu: Bông atiso bỏ cuống, rửa thật sạch. Lá nếp rửa thật sạch, cột lại. Cho bông atiso vào nồi nước nấu trong khoảng 30 phút. Sau thời gian trên, bạn đậy kín vung và ủ trong khoảng 6 tiếng. Cách làm này giúp bông atison mềm và ra hết chất ngọt. Để giúp bông atiso mau mềm, đồng thời tiết kiệm thời gian và nhiên liệu bạn nên sử dụng nồi áp suất thay vì nồi thông thường. Cuối cùng, sau khi ủ xong, nước nguội, bạn bắt lên bếp nấu lại và cho đường phèn vào hòa tan.

Theo Mevacon


Tổng hợp & BT:

Về Menu

cà nh gà kho coca bà nh quy hẠnh nhà n ghẹ Banh canh ngũ vị Ratatouille ngon thit luôc ngâm nươc mam tóp salad rau củ ngon hoà kem sữa cam Cách làm Nộm tai heo giòn ngon công thức cơm rượu bánh táo nho nôm tai heo công thức lòng non trộn chua cay làm chậu cây treo giải khát ngày hè Cách chọn và chế biến đu đủ ăn dặm tri khâu rau đay hàng Ca dieu hong chung tuong hẠi sẠn cà ri chien ngon kem sữa gung ngam an sushi thuyền me gan sot gung chả giò bắp nếp GỎI Bánh bao nhân thịt trứng cút salad rau trộn trứng cuộn cơm phụ kiện làm bánh chocolate chuà Quả cốm dẹp món Tết mứt mứt dừa non lá cẩm giÃƒÆ làm hoa đất sét May và caramen làm bánh nướng rau câu dâu Bổ nao nấu ếch với cà ri hãƒæ Làm Bánh trung trang trà trái cây Cha chè gạo sữa tươi bột quế bắp rang bơ 4 công thức thịt bò hầm gừng banh mi kep giam bong pho mai iphone Đậu Hủ Quay hương Mẹo nhỏ cho món ăn ngon Mat lòng non muôi tái cut khia Đắm nươ sup chay thom ngon Tráng Miệng bữa cơm ngày nắng Bánh xèo gà kho sả ớt mieng Mẹo vệ sinh bếp ga sạch sẽ nhanh chóng vàng Thói Video mozzarella Nhat Mu cộng hồng canh hen chua cay khoai lang viên giam dãƒæ chÃ Æ cua hấp bia dÃƒÆ ngan bún ngå vải thảo Ga nau chao chuối cách làm mứt sim đúng diêu kiêng bảo quản dưa hấu mien xao ngon mÓn CHẠTuyết nấm MÃƒÆ bút kẹp đen banh che mon