Naungon.com - Trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam, bánh tét là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của người miền Nam. Cũng gồm các nguyên liệu gạo nếp, đậu (đỗ), thịt mỡ, nước cốt dừa nhưng mỗi vùng miền lại có bí quyết riêng để tạo ra sự khác biệt. Ở xứ dừa Bến Tre có một người được mệnh danh là “phù thủy” bánh tét với sự sáng tạo độc đáo “độc nhất vô nhị” – bánh tét nhân chữ. Đó bà Huỳnh Thị Hải (SN 1952, tên thường gọi là bà Hai Hải), ngụ ấp An Thuận B, xã Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre.
Tuyệt chiêu làm bánh tét nhân chữ “độc nhất vô nhị” của nữ nghệ nhân miền Tây

Từ lời gợi ý của khách hàng

Lâu nay, người dân ấp An Thuận B đã quá quen thuộc với hình ảnh bà Hai Hải lúc trời còn chưa ráo sương đã xăm xăm chân bước ra chợ, trên vai mang một rổ bánh tét. Và như thành lệ cứ dịp cuối năm, bà Hai lại tất bật tạo ra những đòn bánh tét chữ vô cùng độc đáo. Câu chuyện ngày cuối năm của chúng tôi với người phụ nữ được mệnh danh có bàn tay “phù thủy” ngày càng trở nên gần gũi khi nói về chuyện đời chuyện nghề của bà. Với giọng nói mộc mạc, chân chất, bà xởi lởi bảo: “Nay tôi già rồi, không biết còn mần nổi mấy năm nghề gia truyền này nữa đây. Tôi học nghề này từ má năm lên 16 tuổi. Còn nhớ ngày ấy vào năm Tết Mậu Thân, bộ đội đóng quân ở gần nhà, đêm nào tôi cũng theo má đem bánh vào cho mấy anh chiến sĩ. Vì bánh nóng quá nên phải để lá chuối trên vai. Đã từ lâu, tôi xem nghề làm bánh tét như cái nghiệp gắn bó suốt đời nên chưa bao giờ nghĩ tới làm gì khác”.

Bà Hai bên những chiếc bánh tét nhân chữ độc đáo.

Bà Hai bên những chiếc bánh tét nhân chữ độc đáo.

Với lòng đam mê và tâm huyết với nghề gia truyền, mấy chục năm qua, bà Hai luôn không ngừng sáng tạo và đổi mới sản phẩn. Ban đầu là bánh tét ba nhân, rồi bốn nhân. Bánh của bà có luôn vị béo ngậy của nước cốt dừa, thơm lừng của lá dứa, lá cẩm. Vận dụng những sản vật quê hương cùng bàn tay khéo léo, bánh tét của bà đã nức tiếng cả vùng lục tỉnh. Người ta bảo, nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp cũng là một nghệ sĩ. Bởi vậy không thể không dành cho bà Hải danh xưng nghệ sĩ trong lĩnh vực ẩm thực khi bánh tét của bà luôn chất chứa cái hồn quê mà bất cứ ai chỉ một lần thưởng thức cũng không thể nào quên. Đặc biệt hơn là nhiều năm trở lại đây, bà Hai còn được mọi người vô cùng nể phục bởi sáng tạo ra chiếc bánh tét nhân chữ.

Nhìn những đòn bánh tét gói trong lá chuối được nẹp cẩn thẩn xếp ngay ngắn trên kệ, bà Hai giọng đầy tự hào: “Năm 2009 tại Lễ hội Ẩm thực thuộc khuôn khổ Lễ hội dừa Bến Tre lần thứ nhất được tổ chức trên tỉnh, nhà tôi có tham dự bằng những khoanh bánh tét nhân với dòng chữ “Bến Tre Đồng Khởi 17-1”. Sản phẩm này đã đoạt giải nhất. Và cũng nhờ đó mà bà con khắp nơi như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vũng Tàu… biết mà đặt hàng. Để giữ chữ tín với khách hàng, ngoài mẫu mã đẹp, độc, lạ thì đối với tôi trên hết là khâu an toàn thực phẩm. Tôi cũng đã tham gia học kiến thức an toàn thực phẩm mỗi khi xã tổ chức. Người ở xa không nói đến nhưng người Bến Tre ở đây ăn bánh của tôi từ hồi nào tới giờ đều không có phàn nàn gì về chất lượng vệ sinh. Có khách còn xuống tận nơi kiểm tra, thấy an toàn thực phẩm người ta mới đặt bánh lâu dài”. Để món ăn độc đáo này không bị thất truyền, bà Hai đã quyết định truyền lại bí quyết cho cô con gái út.

Bà bảo, ý tưởng độc đáo đó đến với bà như một cái duyên. “Hồi gần cuối năm 1988, tôi tự nghiên cứu làm ra bánh tét ba nhân. Một hôm, một người phụ nữ đến ăn khen ngon và hỏi tôi có biết gói bánh tét chữ không. Tôi bảo chưa làm bao giờ. Thấy thế, chị này bảo nếu tôi làm được bánh ba nhân thì cũng có thể cho ra đời bánh tét chữ. Tôi khá bất ngờ và hỏi người đó cách làm nhưng chị chỉ gợi ý rằng có thể làm chữ bằng nhân. Thế là về nhà, tôi tự nghiên cứu, mày mò nhiều đêm”, bà kể. Và mồng hai Tết năm 1989, người dân trong vùng thấy bà Hai rao bán trong chợ một loại bánh tét nghe lạ tai - bánh tét có nhân làm thành chữ Mai. Bà cười nhớ lại: “Thấy lạ nên mọi người cùng nhau xúm lại mua, đến ngày sau thì có quá trời người đến hỏi, rồi ngày sau nữa càng đông hơn”. Cảm nhận được sự trân quý của khách hàng khi đưa tay đón nhận những đòn bánh tét do tự tay mình làm ra, trong lòng người phụ nữ ấy tự hào hơn bao giờ hết. Bởi lẽ theo bà, để làm nên đòn bánh tét không chỉ có gạo nếp, nhân đậu… mà còn là tất cả tâm huyết và tình yêu của mình.

Nói đoạn, bà Hai dẫn chúng tôi xuống gian bếp làm bánh tét, những xấp lá chuối được lau sạch xếp ngay ngắn bên cạnh ba nồi gạo nếp chuẩn bị sẵn đổ bánh hương thơm thoang thoảng. Điều đặc biệt là nếp ở Bến Tre có hương vị khác hẳn những vùng miền khác, màu trắng đục, được nấu nhừ khiến cơm vừa thơm vừa dẻo. “Ngày thường chỉ có tôi và cô con gái út làm là đủ cung cấp cho bà con rồi. Nhưng ngày Tết thì nhiều đơn đặt hàng lắm, các tỉnh lân cận rồi trên Sài Gòn, hễ có ai về Bến Tre là đặt mua rồi tôi gửi lên. Những ngày gần Tết như này thì phải huy động cả nhà, mọi người gần như thức đến sáng để kịp giao hàng cho khách. Tuy công việc nhiều có hơi mệt nhưng bù lại là dịp để gia đình quây quần sum họp bên nhau nên vui lắm. Không khí Tết đến Xuân về khiến ai cũng cảm thấy hào hứng”, bà Hai vui vẻ cho hay.

Bánh tét “biết nói”

Bà Hai chia sẻ, mỗi nhân chữ trong đòn bánh tét phục vụ bà con ngày Tết được làm ra với một ý nghĩa riêng nhưng tất cả đều có chung ý niệm là Mong năm mới an khang đầm ấm. Bởi vậy, khách hàng của bà thường ví von gọi đây là bánh tét “biết nói”. Chia sẻ về các công đoạn tạo ra bánh với những bộ chữ độc đáo, nữ nghệ nhân cho biết: “Nghề bánh tét truyền thống nên các công đoạn đều được tôi làm bằng tay. So với bánh tét thường thì bánh tét chữ làm lâu hơn, đòi hỏi người làm phải khéo léo, tỉ mẩn chăm chút từng chi tiết nhỏ. Bởi không làm bằng khuôn nên phải nắn nót bằng tay khi nào được mới thôi. Một đòn bánh nặng khoảng 1 đến 1,2 ký được bán với giá 150 ngàn đồng/đòn”.

Bà Hai miệt mài gói bánh tét để kịp giao cho khách.

Bà Hai miệt mài gói bánh tét để kịp giao cho khách.

Không để khách phải đợi lâu, chúng tôi được thỏa mắt xem bà Hai trổ tài làm bánh tét chữ. Tuy đã nhiều tuổi nhưng bàn tay “thâm niên” làm bánh luôn thoăn thoắt không ngưng nghỉ của bà khiến các con cháu không thể đuổi kịp “tốc độ”. Bà cho biết, khâu đầu tiên trong quá trình làm bánh tét là chuẩn bị sẵn lá cẩm, lá dứa, phải chọn những lá xanh mởn, bóng mượt đem rửa thật sạch, cho vào nồi nấu sôi cho nước ra màu. Lá cẩm sẽ cho nước màu tím, lá dứa màu xanh, cả hai đều được đem luộc ra lấy nước rồi đổ vào gạo nếp đã vo sạch. Tiếp theo không thể thiếu một thành phần làm nên mùi vị đặc trưng riêng của bánh đó là nước cốt dừa. Nó được trộn thật đều trong gạo và nước màu từ lá dứa, lá cẩm. Sau đó, hỗn hợp này được đưa lên bếp để xào.

Theo bà Hai thì vào ngày thường chỉ nấu nồi nhỏ nên gạo xào chỉ khoảng 10-15 phút là đã xong một mẻ, nhưng vào dịp Tết nấu khối lượng lớn nên phải dùng nồi to, công đoạn xào sẽ mất gần một tiếng. “Lưu ý là khi xào cần phải khuấy gạo trong nồi thật đều tay và liên tục, nếu không sẽ bị cháy. Nhờ khâu này mà bánh sau khi gói xong, luộc trên bếp sẽ rút ngắn được thời gian, thông thường là 8 tiếng nhưng qua bước này chỉ cần luộc 6 tiếng. Khi thấy gạo trong nồi sệt đặc lại thì nhấc nồi xuống thêm vào chút bột mì tinh cho nước cốt rút vào nếp, không bị chảy nhão ra ngoài”, bà Hai chia sẻ một trong những bí quyết làm loại bánh tét đặc biệt. Quan trọng nhất trong tất cả các bước làm bánh đó chính là phần nhân.

Bà Hai thường chọn nhân đậu màu vàng làm nổi những chữ cái, tạo ấn tượng với người thưởng thức, đây là phần trung tâm của chiếc bánh. Đậu xanh nấu chín nhuyễn, đánh mịn và được nén chặt để cắt thành các chữ cái. Vì bánh được làm hoàn toàn bằng tay không dùng khuôn nên khó, nhất là công đoạn đưa chữ vào ruột bánh. Nhìn bàn tay gân guốc nhưng khéo léo, tỉ mẩn, chăm chút gạt nhẹ từng chút vương vãi của nhân đậu để tạo ra chữ cái đẹp nhất mới thấy hết tâm huyết của nữ nghệ nhân với nghề. “Làm nghề gì cũng vậy, phải yêu, phải say mê thì mới có hứng để sáng tạo, để phát triển. Có lẽ yêu quá, say quá nên lúc nào tôi cũng muốn làm cho bánh tét của mình đẹp hơn, ngon hơn, được nhiều người yêu thích hơn”, bà Hai chia sẻ.

Khôi Nguyên


Tổng hợp & BT:

Về Menu

đơn đặt hàng làm bằng tay gói bánh tét nghệ nhân miền Tây độc nhất vô nhị Tết Mậu thân

ca dieu hong chien gion thịt heo tay cơm mẻ món trứng Thịt hấp trứng vịt muối cach lam mon suon rang muoi Cốm cac mon ca cach nau nuoc cam nha dam lẠnh cach lam xoi ngot vịt sốt sáng tạo giÃ Æ i đá nui ngon bà lam cha bong gio heo Biến Cỏ pho mat 22 12 banh cốm bò xào giá má ³ thit ngà m nuoc mẠm qua bi cách bó hoa chiên nem chay ngムcach lam mut dau lam bun cha ha noi Nhẹ lam banh cuon Hiếm nau xoi phuc kien Món ngon từ giò heo cách làm ếch xào sả ớt bể trá Ÿ nấm nộm Làm Nem trai bo ngam chanh ot 3 trung chien thom ngon banh chin tang may ngon singapore cach lam cha gio rong bien cháo cá cho bé đậu hũ rang mặn nom dua Hẹ non canh chua ghẹ rau chien ngon kho thit voi tram Hi sinh to chuoi kiwi du du cách làm vỏ bánh mochi Dau cúc nộm gỏi Thịt Heo món mì tai hẹo chua ngọt than heo cuon dau phu nau he nhẠTối nay nhà mình ăn gì Ngày nghỉ làm bánh bi giòn thơm để dành Cách làm bánh xu xuê mùa nóng D huong dan lam banh bot loc banh nho kho Cach lam kem dua leo gùng Món an cho ba bau bánh tét nhân đậu xanh Gi ga loi Xôi lạc ChÃƒÆ banh bao tom Ưu điểm cách luộc trứng sinh to dua sua chua cach lam mien tron kieu han bài thuốc dân gian từ mít Những lợi Gỏi cuốn trung ca nhoi ot ngon bo nuong la rosemary cà cam nau canh chua chiên bánh đậu que nấm kho măng Nấm kho măng cho bữa trưa lac Cách tỉa cà chua thành chú thỏ xinh cực bo kho khoai tây xoi cuon tom sot thom mut mo deo ngon oc lon gà bóp rau củ cach nau thit kho dua mochi nhan khoai lang tim thiều cach lam mi y tam sac Banh da lon lam goi bap bo tai cá nục công thức cháo thịt gà sườn kho cá lăng một nắng nướng muối ớt cách ướp sườn nướng hoa thiên lý bông Italia gỏi chân gà gÃ Æ Pat bi