Nhờ tủ lạnh, thời gian bảo quản thức ăn được kéo dài lâu hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ trong tủ lạnh vi khuẩn không sống được nên có thể trữ thức ăn lâu ngày. Tủ lạnh không diệt được vi khuẩn!
Tủ lạnh không diệt được vi khuẩn!

 Đây là suy nghĩ rất sai lầm!


Vi khuẩn có thể “tỉnh giấc” sau khi ra khỏi tủ lạnh. Ảnh: L.H.T

      Các nhà dịch tễ học Mỹ từng khuyến cáo: tủ lạnh chính là nguyên nhân gây ra hơn 60% các trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Tủ lạnh chỉ kìm khuẩn

TS.BS Phạm Duệ, giám đốc trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết đã từng cấp cứu nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, tiêu chảy, thương hàn… do dùng thịt kho, cá kho, sữa đậu nành, bơ, sữa, canh cua rau, trái cây gọt sẵn… để trong tủ lạnh qua ngày. “Nhiều người cứ lầm tưởng môi trường tủ lạnh an toàn, có thể giúp diệt vi khuẩn độc hại.   Thật ra tủ lạnh chỉ có tác dụng kìm khuẩn, không có tác dụng diệt khuẩn. Ngay cả với ngăn lạnh đúng chuẩn, ở nhiệt độ 5oC, vi khuẩn cũng không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố không bị phá huỷ. Chưa kể một số loại có thể thích nghi trong môi trường này. Khi ra khỏi tủ lạnh, gặp điều kiện nhiệt độ bình thường, chúng sẽ tỉnh trở lại”, ông Duệ nói.

Nhiều người cũng hay để thức ăn vào tủ lạnh, sau đó mang ra đun lại ăn, tưởng vậy là đã tiệt trùng, nhưng vẫn có thể bị ngộ độc do độc tố vi khuẩn đã tụ cầu từ trước khi được đưa vào tủ lạnh và không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ thấp. “Cả khi nấu sôi, vi khuẩn chết nhưng độc tố của chúng thì không bị phân huỷ, gây ra ngộ độc”, ông Duệ lưu ý. Chưa kể những trường hợp tủ trữ quá nhiều thực phẩm, dùng lâu không lau rửa, bị mất điện… cũng chính là cơ hội tốt cho vi khuẩn nhân lên trong thức ăn. “Nếu thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh đã nhiễm khuẩn thì khi lấy ra ăn bị ngộ độc hay mắc bệnh là chuyện dễ hiểu”, ông Duệ giải thích.

Cách trữ lạnh thực phẩm an toàn

Theo TS.BS Trần Thị Tâm An, viện Công nghiệp thực phẩm Việt Nam, tủ lạnh thường có hai ngăn: ngăn đông có nhiệt độ âm (–6oC, –12oC hoặc –18oC) và ngăn lạnh có nhiệt độ dương (0 – 10oC, tuỳ vị trí):

Ngăn đông: thường được dùng để làm nước đá và bảo quản những thực phẩm kết đông. Chỉ nên dùng ngăn này bảo quản thực phẩm đã kết đông sẵn mua về, không nên kết đông thịt tươi ở đây vì các tinh thể nước đá lớn hình thành sẽ phá rách màng tế bào làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Nước dùng làm kem, làm đá phải là nước đã nấu sôi.

Ngăn lạnh: thực phẩm đưa vào cần để trong hộp kín hoặc bọc kín để tránh mất mùi hoặc nhiễm mùi của món này sang món khác. Các loại thực phẩm sống cần bọc cẩn thận hoặc đựng trong hộp để khỏi chảy nước nhiễm bẩn thực phẩm khác.   Hạn chế cất giữ thức ăn dễ hư (sữa, trứng, rau quả…) ở khoang chứa ở cửa tủ lạnh

  Các loại thịt chín và thực phẩm thừa phải để nguội hẳn rồi đậy kín hoặc bọc kỹ trước khi đưa vào tủ lạnh. Cần đảm bảo quy tắc “đưa vào trước, dùng trước”, có nghĩa sử dụng thực phẩm cũ trước, mới sau. Thức ăn chín chỉ nên bảo quản từ một đến hai ngày, thức ăn sống thì tối đa là một tuần.   Nguồn thực phẩm trước khi đưa vào tủ lạnh phải sạch, không nhiễm khuẩn. Không cất giữ thức ăn thừa có nhiều tinh bột quá hai giờ trong tủ lạnh, bởi đó chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi gây buồn nôn, tiêu chảy và các căn bệnh thuộc về đường tiêu hoá.   Hạn chế cất giữ thức ăn dễ hư (sữa, trứng, rau quả…) ở khoang chứa ở cửa tủ lạnh, vì nhiệt độ tại đây cao hơn nhiệt độ các nơi khác trong tủ, không đủ để “ru ngủ” vi khuẩn. Loại bỏ những vỏ gói bọc thịt, cá trước khi cất vào tủ lạnh. Những miếng thịt được bọc kín sẽ làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Thường xuyên lau chùi tay nắm tủ lạnh. Ngoài ra, nên vệ sinh tủ lạnh định kỳ.

“Trong tủ cũng phải luôn có khoảng trống để khí lạnh lưu thông. Không nên biến tủ lạnh thành kho dự trữ hàng, thực phẩm nào cần thiết mới cho vào tủ lạnh để bảo quản”, bà An đưa ra lời khuyên.

Rã đông phải đúng cách   Khi thực phẩm bị nhiễm khuẩn, rã đông không đúng như nhúng vào nước nóng, ngâm nước... sẽ làm thực phẩm bị hư và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.   Khi rã đông, tốt nhất để thực phẩm trong ngăn mát của tủ lạnh, rã đông dần dần. Thực phẩm đã rã đông phải dùng ngay, không cất để dùng tiếp lần sau vì dễ dẫn đến ngộ độc.   Khi chế biến, phải nấu thật chín để đề phòng vi khuẩn hoạt động mạnh trở lại sau khi thoát khỏi quá trình đông lạnh. Tránh rã đông thực phẩm nhiều lần, bởi sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.

  Theo SGTT
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

đồ uống giải khát mùa hè rèm đường cát nama matcha Hướng dẫn mẹo bếp núc cực hay dành Bí đỏ hầm món ngon cho bé huế mi Ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Giáng Nêm nướng đậu hũ lo lắng vườn xinh Giòn tan Câu chùm ngây Cún Khang Nộm mực đu đủ chua cay sua hat sen miến cach lam tom boc sa nuong chao do uong mua dong tuộc bánh phở phở cuốn thịt bò gà sốt mơ gừng cÃƒÆ chua mứt táo cắt khoanh om thịt bò với khoai tây Măng tôm sú Lợi Trà sữa bánh đa kẹo dẻo 3 màu công thức sinh tố táo và quế nuoc dua nguồn dinh dưỡng nuong banh mi loài bốc thịt gà kho Nhà tÃÆm rau câu khoai lang cách nấu dươi gân bò ngâm tết tet thit ga vien bánh sữa chiên giòn xoi ngam nuoc dua ngon làm cha mẹ thịt lợn xào tương ớt kiểu Thái ba chỉ kho mỡ món ăn từ thịt heo cach lam banh gao xao mon ngon tu ca ry gà nấu đông Đón mi lanh cach lam canh ngheu nau chua CHẠmẹo chăm con tim bo nuong ngon Banh canh ca cha hoa hai san sâm kem việt quất sữa chua banh trang nuong sữa chua không đường Bánh mì ổ cuc hot vit lon Sóc cach lam nam hap tom trung thịt lợn nướng mam thai ca ri dau nanh mi bo kho Tuyết Nguyễn Gỏi rau lang thịt bò thú cưng dâu tây nam bộ heo quay bóc thịt gà kho nghệ Che dau bánh khoai giòn món ăn từ các loại hải sản khác tỉ Hương vị quê hương chốn thành thị bún gạo homemade nem cuốn kim chi tây ban nha Đức cach lam nam hap tom trung cánh gà sốt Nghĩa cách tuần bữa cơm ngon cach lam bo xao la lot dọn ngon mà cạch đậu co ve xoi gac dau phong ga kho cu sen các mẹo nhà bếp hay miến dong rạm XOI BAP Nộm gà Hái công thức canh củ sen Phần ẩm thực Hà Tĩnh