Sinh hoạt tình dục và ăn uống là nhu cầu bản năng và thiết yếu của con người. Khi cuộc sống ngày một đi lên, vấn đề ăn uống sẽ được các bà nội trợ chọn lựa và quan tâm. Tôm giúp phái yếu thêm mạnh
Tôm giúp phái yếu thêm mạnh

Phương pháp ăn uống như thế nào cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe cũng như nâng cao ham muốn cho chị em? Mời bạn tham khảo món ăn được chế biến từ tôm dưới đây:


- Tôm xào hẹ: Tôm tươi 200g, hẹ tươi 100g, gia vị Bột gọt (mì chính), dầu (mỡ) đủ dùng. Tôm làm sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, rang chín với dầu chiên. Hẹ cắt khúc, rửa thật sạch, xào chín tới. Sau đó bỏ cả 2 thứ trên vào đảo lại nêm mắm muối, gia vị vào ăn được. Bài thuốc này giúp chữa bệnh cho phụ nữ bị lãnh cảm và cũng có tác dụng bổ thận tráng dương.

- Tôm nấu đậu phụ: Tôm tươi 50g, đậu phụ 500g, một ít hành, gừng, gia vị vừa đủ. Tôm tươi bóc vỏ, rửa thật sạch. Đậu phụ rửa thật sạch, xắt nhỏ. Cho cả 2 thứ trên vào nồi đun với một lượng nước vừa đủ cho gia vị vào, tôm chín, thấm gia vị là dùng được. Bài thuốc này dùng để điều tiết khả năng tình dục của phụ nữ.

- Cháo tôm nõn rau hẹ: Tôm nõn loại I 10g, hẹ 30g, gạo tẻ ngon 100g, nước, gia vị vừa đủ. Tôm nõn ngâm nước cho mềm, giã nhỏ. Rau hẹ rửa thật sạch thái khúc, cho vào nồi hầm cùng với gạo đến khi thành cháo. Cháo chín cho tôm nõn đã giã nhỏ, nêm gia vị, ăn nóng. Nếu có điều kiện, nên ăn thường xuyên.

- Tôm xào ngô, cần tây: Tôm tươi 300g, cần tây 200g, ngô 20g, nước, gia vị, bột đao (hoặc bột sắn, bột năng) vừa đủ. Cần tây bỏ gốc, rửa thật sạch. Tôm rửa thật sạch ướp gia vị. Cần tây thái khúc xào cùng dầu chiên rồi cho ra đĩa. Tôm xào chín cho ra đĩa. Ngô nấu cùng với nước sôi, khi chín đổ tôm vào cho thêm một ít bột đao để cho nước sánh, múc ra đĩa rồi rắc cần tây lên, ăn nóng. Bài thuốc này giúp bổ thận ích khí, thích hợp với người bị suy nhược cơ thể.

- Tôm: Vị ngọt, tính ôn, bổ thận tráng dương, thông sữa giải độc. Có thể chữa các bệnh thận hư, liệt dương, sữa không thông, mụn nhọt.

- Hẹ vị cay tính ôn, ứ giải độc. Bổ thận tráng dương, lưu thông khí huyết có thể chữa các bệnh dạ dày nóng, thổ huyết, các bệnh về máu, ngộ độc thức ăn.

- Đậu phụ: Vị ngọt, tính ôn, thanh nhiệt, giải độc. Có thể chữa các bệnh thiếu máu, khí huyết kém, kinh nguyệt không đều.

  Theo BS. Nghiêm Huệ SKDS
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon