Trảng Bàng có tới 4 món đặc sản có sức lan tỏa kỳ lạ: muối tôm, đường thốt nốt, bánh canh và nhất là bánh tráng phơi sương. Để có bánh canh Trảng Bàng phải trải qua giai đoạn biến chế bánh canh rất công phu. Đầu tiên bánh canh phải được làm bằng một loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm, hay Chợ Đào. Gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đạt đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm qua đêm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột.
Giai đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những mẫu bánh canh trắng tinh. Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách bốc khói với vị cay của ớt đỏ, tiêu đen, mùi thơm của hành xanh, của thịt lợn.
Bánh canh vừa có vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm mại của bánh cộng thêm với vị chua mặn cay của nước mắm, những miếng thịt heo lát mỏng gồm những lớp da, gân, thịt, nước lèo trong vắt tỏa huơng thơm lừng làm lòng lữ khách xao xuyến.
Thịt lợn dùng để cuốn phải chọn lựa thứ thịt tươi ngon, luộc từ nước lạnh đun sôi dần, chín tới vớt ra ngay, lại thả vào thau nước sôi nguội để “trung hoà” rồi xắt lát mỏng bày lên đĩa.
Không thể thiếu là đĩa rau sống tươi tắn. Chính nhờ những thứ rau ấy đã làm nên món bánh tráng phơi sương gần như “ độc nhất vô nhị” của Trảng Bàng mà dường như chỉ có ở Trảng Bàng mới có đủ các loại rau đấy.
Lá cóc, trâm ổi, lá nhái, lá lụa, đọt vừng, đọt kim cang, đọt lá xộp, quế… tính ra phải đến hơn ba chục thứ rau thơm và lá non các loại. Ngoài ra đĩa đồ ghém cũng rất đa dạng như: Khế chua, dứa, chuối chát, dưa chuột xắt miếng dài cùng cà rốt, củ kiệu, su hào muối, mỗi thứ một chút chấm với nước mắm chua ngọt vừa độ, óng ánh. Thêm một chén nhỏ tiêu bột xay.
Khi ăn, người ta bóc ra một tấm bánh tráng, đặt lên chiếc đĩa rồi mới lần lượt xếp vào từng loại rau, dưa, giá mình ưa thích. Thêm vào một hai miếng thịt rồi cuộn tròn lại, vừa với miệng ăn. Nước mắm chuyển ra chén nhỏ rồi cầm lên để chấm.
Danh tiếng bánh canh, bánh tráng Trảng Bàng đã vang xa khắp miền đất nước và xuất khẩu đi một số quốc gia trên thế giới. Người dân xứ Trảng lấy đó làm tự hào về đặc sản quê mình, được làm ra từ tài trí sáng tạo và bàn tay lao động cần cù của đất và người Tây Ninh.
Ở Hà Nội bạn có thể thưởng thức bánh canh, bánh tráng Trảng Bảng ở Ngõ 69, Phố Chùa Láng, Quận Đống Đa hoặc tại Âu Cơ, Tây Hồ.
Bánh canh Trảng Bàng.
Bánh tráng Trảng Bàng.
Ngoài bánh canh, Trảng Bàng còn một đặc sản khác là bánh tráng phơi sương. Gạo Nàng Miện được pha muối, vo sạch ngâm kỹ, xong đem xay nhuyễn, tráng 2 lớp, phơi nắng cho khô, rồi nướng qua lửa vỏ đậu phộng cho phồng. Từ khoảng 3 giờ sáng, người Trảng Bàng, mang bánh tráng ra những sân cỏ để phơi sương đêm, nhờ đó bánh có độ dẻo dai cuốn được.
Bánh tráng được làm cầu kỳ.
Thịt chân giò.
Tổng hợp & BT: Bích Loan (NauNgon.com)