Snack khói là một món bánh kem lạnh khá độc đáo và mới lạ, hiện đang thu hút và gây tò mò cho nhiều tín đồ ẩm thực đường phố Sài Gòn. Món ăn có giá 20 nghìn đồng một ly được bán ở dọc vỉa hè nhiều tuyến phố thuộc quận 4, đường CMT8 quận 3 và đường Bình Tây quận 6.
Món ăn có nguyên liệu chủ yếu là bánh quy xốp và siro vị trái cây. Khi có khách gọi món, chủ quán sẽ lấy một ít bánh xốp bỏ vào ly rồi cho thêm siro cam, xoài, chanh leo, socola, dâu… tuỳ sở thích, trộn thật đều lên. Cuối cùng là lấy một chiếc bình inox dày, đổ lên đó một loại chất đặc biệt giúp món bánh xốp gần như đông đá ngay lập tức chỉ sau vài giây.
Snack khói là một món bánh kem lạnh khá độc đáo và mới lạ, hiện đang thu hút và gây tò mò cho nhiều tín đồ ẩm thực đường phố Sài Gòn.
Món ăn có giá 20 nghìn đồng một ly với đủ các loại vị tuỳ ý chọn lựa.
Snack khói có nguyên liệu chủ yếu là bánh quy xốp và siro vị trái cây, được làm lạnh cấp tốc và bốc khói rất bắt mắt.
Món ăn được bán ở dọc vỉa hè nhiều tuyến phố thuộc quận 4, đường CMT8 quận 3 và đường Bình Tây quận 6.
Món ăn này, theo một chủ quán ở đường Khánh Hội, quận 4 tiết lộ là có nguồn gốc từ Nhật Bản, sử dụng nitơ lỏng để làm lạnh cấp tốc. Theo đó, khi đổ nitơ lỏng vào những miếng bánh xốp, chất này sẽ ngay lập tức toả hơi lạnh làm đông cứng bánh xốp, chiếc cốc đựng bánh toả ra làm khói mát như mây trông rất bắt mắt. Người bán hàng cũng dặn dò khách rất kỹ là phải cầm dưới đáy cốc, khi ăn nhai bằng răng hàm hai bên miệng để tránh bị bỏng lạnh.
Bánh quy xốp được chia nhỏ thành những viên vừa một đốt ngón tay.
Bên cạnh là những lọ siro đủ vị cho khách lựa chọn.
Khi mang ra đến bàn, những miếng bánh xốp này vẫn bốc khói lạnh mù mịt.
Nhiều người đặt câu hỏi, nitơ lỏng liệu có là chất an toàn để ăn và có thể gây độc cho con người nếu nuốt phải không. Thực tế, ý tưởng sử dụng nitơ lỏng trong thực phẩm không phải là mới. Có những bằng chứng cho thấy nitơ lỏng thậm chí đã được sử dụng để làm kem từ những năm 1800. Bởi vì nitơ lỏng vô cùng lạnh, có thể đóng băng các loại thực phẩm gần như ngay lập tức nên ban đầu, nó thường được sử dụng trong các cuộc thi đầu bếp trên truyền hình, nơi thời gian là một yếu tố quan trọng.
Ngày nay, nitơ lỏng thường được các nhà hàng cao cấp sử dụng để làm kem vì nó mang lại kết cấu mịn mượt hơn bất cứ máy làm kem đắt tiền nào hay ứng dụng trong đóng băng các loại hoa quả như dâu, cam quýt, các loại thảo mộc và mật ong… để nghiền nát, chia nhỏ hoặc cán bột những thực phẩm này.
Thực tế, ý tưởng sử dụng nitơ lỏng trong thực phẩm không phải là mới. Có những bằng chứng co thấy nitơ lỏng thậm chí đã được sử dụng để làm kem từ những năm 1800.
Tuy nitơ lỏng không gây độc hại cho con người nhưng nhiều chuyên gia tại Việt Nam và trên thế giới cũng khuyên người ăn nên cẩn trọng với những thực phẩm chế biến cùng hoá chất này bởi nguy cơ gây bỏng lạnh cho cơ thể hoặc thậm chí là hoại tử da nếu tiếp xúc lâu dài.
Theo đó, GS Jeff Potter, tác giả của cuốn sách Nấu ăn cho Geeks, lưu ý rằng nitơ lỏng có nhiệt độ lạnh hơn –196 độ C. Dầu trong nồi chiên nhiệt độ cao nhất cũng chỉ đạt đến 174 độ C. Do đó “Hãy cân nhắc thật cẩn thận, nó có thể đốt cháy bạn không khác gì dầu chiên trong chảo. Khi tiếp xúc với nitơ lỏng, cần đeo găng tay bảo hộ và tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp quá gần”.
Tổng hợp & BT: Thúy Hằng (NauNgon.com)