Mua sắm khôn ngoan, bảo quản đúng cách,… là một trong những cách giản đơn nhưng vô cùng hiệu quả giúp bạn tự bảo vệ mình và gia đình khỏi nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

	Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm | Ẩm thực - Sức khỏe

 Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm 1
rửa thật sạch rau quả dưới dòng nước để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn - Ảnh: Shutterstock

Mua sắm khôn ngoan

Mua sắm tại siêu thị không có nghĩa là thực phẩm đã an toàn tuyệt đối. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến an toàn thực phẩm ngay từ khi chọn mua ở cửa hàng.

Khi mua thực phẩm, bạn cần quan sát kỹ màu sắc, kết cấu của sản phẩm và hạn sử dụng. Thịt sống cần được tách riêng khỏi những loại thực phẩm khác để tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo. Khi đi mua sắm, bạn cũng nên mua các sản phẩm đông lạnh cuối cùng. Bởi các sản phẩm này rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản trong nhiệt độ thích hợp.

rửa thật sạch

Tất cả các sản phẩm đều cần được rửa thật sạch. Bạn phải rửa thật sạch trước khi bóc vỏ và trước khi ăn. Với các loại rau, hãy rửa đi rửa lại vài lần, vì loại thực phẩm này rất dễ bị nhiễm các chất không an toàn. Đương nhiên, rửa không thể đảm bảo thực phẩm an toàn tuyệt đối, vì các tác nhân gây bệnh có thể nằm ở bên trong sản phẩm, nhưng vẫn sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rửa tay sạch và đảm bảo các dụng cụ làm bếp sạch sẽ khi chế biến thức ăn.

Dùng riêng dụng cụ

Bạn cần sử dụng thớt và các dụng cụ làm bếp riêng, khi chế biến thực phẩm sống và chín. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo (cách phát tán vi khuẩn phổ biến nhất). Một con dao dùng để cắt thực phẩm sống có thể có vi khuẩn trên đó và sẽ truyền vi khuẩn cho thực phẩm chín, nếu dùng chung.

Cẩn thận với trứng sống

Từ năm 1990 đến nay, trứng là loại thực phẩm có liên quan tới 352 vụ ngộ độc thực phẩm diện rộng. Những vụ ngộ độc liên quan đến trứng đều do vi khuẩn salmonella gây ra. Salmonella là một trong những thủ phạm phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn là người có thói quen hút trứng sống hay ăn trứng lòng đào, hãy cân nhắc kỹ.

Quan tâm tới nhiệt độ

Đừng để vẻ bề ngoài của thực phẩm đánh lừa, bởi rất có thể thực phẩm mới chỉ chín bên ngoài  mà vẫn còn sống bên trong. Bạn có biết, vi khuẩn sinh sôi rất nhanh trong khoảng nhiệt độ từ 40 đến 140 độ C? Do đó, bạn cần phải giữ lạnh và nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn. Bạn cần bảo quản thực phẩm dưới 40 độ C và nấu chín thực phẩm trên 165 độ C.

Vứt bỏ nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng

Ngay cả khi bạn mua được thực phẩm ngon, vệ sinh sạch sẽ và nấu đúng cách thì thức ăn thừa cũng vẫn có thể là nguồn gốc phát tán vi khuẩn, nếu không bảo quản đúng cách. Vì vậy, bạn cần đặc biệt thận trọng khi dùng lại thức ăn thừa. Thức ăn thừa vẫn có thể chứa vi khuẩn dù chúng không bị mùi và hình dạng bên ngoài không bị biến đổi.

Trung tâm Khoa học vì lợi ích Cộng đồng (CSPI) của Mỹ đã khuyến cáo mọi người, nên áp dụng nguyên tắc 2-2-4 trong bảo quản thực phẩm để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm. Theo đó, bạn không nên để thức ăn ở nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ, bảo quản thực phẩm trong hộp có độ sâu ít hơn 2 inch (5,08 cm) và chỉ để lưu thức ăn thừa trong tủ lạnh nhiều nhất 4 ngày.

Nếu bạn nghi ngờ thực phẩm không còn đảm bảo chất lượng do để bên ngoài quá lâu, thức ăn thừa đã được bảo quản hơn 4 ngày, tiếp xúc với thịt sống,… hãy vứt bỏ và không được nếm thử.

Thận trọng khi ăn bên ngoài

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người lựa chọn ăn bên ngoài thay vì về nhà nấu nướng. Tuy nhiên, ăn bên ngoài ẩn chứa nhiều nguy hiểm về an toàn thực phẩm. Vì vậy, hãy thận trọng.

Quan sát và đánh giá nơi bạn đến ăn là một cách giản đơn nhưng hiệu quả để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn thấy toilet bẩn thỉu, nhà bếp mất vệ sinh, nhân viên không sạch sẽ hãy chọn địa điểm khác. Nếu các món ăn không đủ chín hay không được chế biến đúng cách, bạn tuyệt đối không được ăn và cần báo ngay quản lý nhà hàng.

Lê Anh


Tổng hợp & BT:

Về Menu

ngăn ngừa, ngộ độc, thực phẩm

tự làm snack hoa hòe tại nhà HÃƒÆ Lan cán cach lam ca com kho thit Kem chuối cá lóc kho tộ miền nam thịt xào ngô ngọt lẩu gan Mon an han quoc Dễ mít nâm Tủ bếp sắc thu Tân chuẠTuần ốc mít xào ớt cang Thit ba chi luoc ức gà xào rau củ Nga Nguyễn banh mousse chanh day 72 cách chọn gạo xịn cach nau che bach qua ca hoi cach lam cot let chien xu nuoc duong banh nuong kimbap chiên Kimbap chiên nóng giòn xoi ca ro dong đặc sản miền Tây bánh nhân đậu trắng phái nui nấu sườn heo chuoi nep nuong làm sữa bắp trứng gà kho tÃƒÆ ga boc chuoi chien gion Chia ca hoi ngon thạch táo Singapore Để các món luộc trở nên hấp dẫn thịt kho với gừng NuBei nước mây thức uống mới lạ cho món sốt Thịt tẩm bột chiên sốt chua cach lam thit boc sa uc ga nuong canh chả mực bánh trung thu trái bơ thang cach lam keo kẹo tình nhân chà Šcách làm sa lát bắp cải cach lam nai xao hanh tay cháo cật heo new Ảo cháo trắng giò heo Món Ý cach lam dau dua don gian Món mực Banh chuoi hấp rán chả bắp cach lam snack cu sen cac mon banh sandwich ngon sup cua hat sen ngon canh tôm nấu cải ngọt trộn sa lát cá hồi sa lát rau củ cách làm bún gà xào sả ớt cách làm bánh flan đơn giản canh bo sup dua leo thom ngon đậu hũ sốt Chao dinh duong cho be chocolate đắng lam banh mi sandwich đức độ thit gà xiên nướng yakitori chè khoai bột năng thịt viên cơm nếp món bò né ẩm thực đường phố Ngheu xao Nuốt nước miếng với bánh mì thịt bun thit luoc nem chien Uc ga cá bac má kho măng ca com chay chien gion nhà thùng nước mắm tôm nướng xí muội oc nhoi om chuoi dau tom sot thit bo nau sot vang ga ham ngon cách làm chocolate hạnh nhân trứng rán thịt heo bằm các món ngon cuối tuần Cận cá chiên xốt gừng mật ong Miền Bắc Cari cua bun hai san lương túi đựng bình nước Làm heo quay tại nhà mỳ xào cải canh nam rau non cá hồi nấu lẩu đồ ăn giảm cân banh macaron nấu mousse sua chua chanh pha lau cot dua goi hai san thom ngon tim lợn xào thịt lợn kho coca nấu chè khoai lang nước cốt dừa che bien banh melting cách làm bún tôm công thức bánh mì kẹp xúc xích