Đến với An Giang, đến với những con người bình dị, chất phát của vùng đồng bằng sông Cửu Long với những món ăn đầy chất dân giã.
Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2)

  • 1

    Bánh canh bò viên Bảy Núi

    Bánh canh bò viên là một trong những món ăn đặc sản của vùng sơn cước có nhiều cái ngon kết hợp lại. Đầu tiên phải kể đến loại gạo thơm đặc biệt Neang Nhen, đặc sản vùng Bảy Núi được xay ra bột làm bánh canh theo công thức thủ công gia truyền.

    Để có những cọng bánh canh đòi hỏi người bán phải qua nhiều công đoạn. Từ khuya, chủ quán phải thức dậy để xay gạo được ngâm trong đêm, xay xong giằng bột cho khô nước, kế tiếp là nhồi bột, cán, cắt mỏng tạo nên sợi bánh nhỏ trắng phau mềm, dai, mang đậm vị ngọt của thổ nhưỡng.

    Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 1
    Gạo Neang Nhen
      Kế đến là nồi nước súp hỗn hợp được ninh nhừ từ xương heo, xương gà, tôm khô, cá… những tinh túy trong nồi nước súp cho ta hương vị đậm đà, bổ dưỡng. Nhưng cái ngon nhất là bò viên. Bảy núi là xứ sở bò vỗ béo, món ngon từ thịt bò được chế biến thành bò viên đã khẳng định vị trí món ăn ngon ngọt mang phong cách địa phương vùng Bảy Núi này.   Bò viên được cắt làm đôi có màu đỏ hồng nằm bên cạnh là những đoạn hành gọi mời hấp dẫn. Cho miếng bò viên nhẫn nha nhai, thịt vừa dòn dai, thơm ngọt đậm đà của bò sơn cước.   Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 2   Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 3  
  • 2

    Bò leo núi

    Nhiều người nghĩ bò leo núi là bò được nuôi ở vùng núi, thịt rắn chắc. Nhưng thực tế vẫn là thịt bò bán tại chợ nhưng qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp, món ăn trở nên khác lạ.

    Đĩa thịt bò được dọn lên nhìn rất đỗi bình thường. Thịt được cắt dày hơn so với các món bò nướng như thường thấy. Hỏi ướp gia vị gì, chủ quán chỉ cười, không tiết lộ. Tuy nhiên có thể thấy đầu tiên thịt được ướp bằng trứng gà tươi được khuấy đều. Vỉ nướng được làm bằng gang. Giữa vỉ mô lên tròn trĩnh tượng hình quả núi nên tên gọi món ăn xuất phát từ cái vỉ này.

    Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 4   Đầu tiên chủ quán cho một miếng mỡ heo thật to lên trên vì được bắc trên bếp than hồng khỏa đều. Mỡ làm nhiễu xuống tạo âm thanh xèo xèo, vui tai. Sau đó để thịt bò và phết lên một ít bơ vàng óng. Trứng và bơ hòa quyện thấm vào thịt thơm lừng, ngọt lịm.   Miếng thịt dù để trên bếp bao lâu vẫn không bị dai, cứng mà luôn mềm mại, rất vừa miệng ăn. Thịt nướng xong được gói với bánh tráng, rau sống, chuối chát... chấm với chao hoặc mắm pro-hốc.   Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 5   Một phần ăn đủ cho 3-4 người, một món ăn đặc sắc, giá hợp lý nên du khách không ai chần chừ khi chọn món này vào thực đơn trưa khi đến vùng biên giới Tân Châu. Rõ ràng món này có sự giao thoa văn hóa ẩm thực giữa người Kinh và người Khmer.
  • 3

    Cơm nị - cà púa

    Món ăn là sự kết hợp lạ nhưng hài hòa của cơm nị và cà púa, tạo nên hương vị truyền thống của ẩm thực nơi đây. Cơm nị được nấu rất khéo. Gạo sau khi đã tuyển chọn, vò sạch, cho một chút muối rồi xả sạch.   Đổ gạo ra rổ lớn, lắc cho bớt nước, để cho gạo ráo. Sau đó xào bơ cùng nụ đinh hương, quế cho dậy mùi thơm rồi đổ gạo vào xào săn cho thấm. Gạo sau khi xào xong trộn cùng bột hạt điều đã rang sẵn.   Đổ gạo vào hỗn hợp nước bao gồm muối, đường, bột ngọt, cà ri đã quấy đều, đem nấu. Khi cơm gần chín rưới nước cốt dừa hoặc sữa vào nồi rồi nấu tới khi chín hẳn. Không cho nước dừa và sữa vào từ đầu vì sẽ làm cơm dưới đáy nồi dễ bị cháy khét, không ngon. Để tăng khẩu vị, người Chăm Châu Giang còn cho thêm nho khô trộn cùng cơm.   Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 6   Cà púa lại được người Chăm chế biến từ thịt bò. Để món cà púa ngon, người ta khử mùi thịt bò bằng cách đổ rượu và gừng vào. Sau đó chọn quả dừa bánh tẻ đem nạo sợi nhỏ, một nửa để thắng nước cốt dừa, một nửa để rang vàng.   Bắc chảo nóng, cho thịt bò vào xào cùng dừa khô, cà ri tự chế biến theo khẩu vị, ớt muối. Sau khi thịt bò thấm đều, rưới nước cốt dừa rồi hầm cho thịt thật mềm. Cuối cùng trộn thật đều thịt bò cùng dừa nạo, hành củ. Rắc đậu phộng rang giòn lên trên.   Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 7   Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 8   Thưởng thức cơm nị - cà púa, cảm nhận được vị ngọt béo của sữa, bùi bùi của đậu phộng, vị ngọt của thịt bò, nho khô, cay nồng của ớt, mang lại cảm giác thơm ngon, lạ miệng. Cơm nị và cà púa kết hợp, bổ sung cho nhau tạo hương vị độc đáo trong cách thưởng thức ẩm thực cầu kỳ của ẩm thực Chăm Châu Giang.
  • 4

    Bún kèn Châu Đốc

    Cũng là bún cá xuất xứ từ Châu Đốc, nhưng bún kèn lại có cách chế biến hoàn toàn khác. Bún kèn có nguồn gốc từ Nam Vang, được những người Việt vùng biên giới mang công thức về chế biến lại cho hợp với khẩu vị người Việt. Món ăn này mới thật sự là đặc sản của Châu Đốc, nhưng ít người biết đến do không phổ biến, chỉ có ở vùng thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
     
    Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 9  

    Nước lèo bún kèn được chế biến từ nước cốt dừa và nước luộc cá. Hương vị bún kèn có sự hòa quyện của đinh hương, quế hương, ngải bún và sả. Để món ăn thêm đậm đà mà không ngán, người ta dùng tôm khô rang để nấu nước dùng. Bún kèn ăn kèm bắp chuối, giá hoặc dưa leo và húng cây.

    Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 10
  • 5

    Cá leo nướng muối ớt

    Cá leo là một loài cá nước ngọt được phân bố ở nhiều vùng khác nhau, nhiều nhất là sông Tiền và sông Hậu. Đây là một loài da trơn, mình dài giống như cá trèn nhưng to hơn nhiều, trung bình từ 1-2 kg. 
     
    Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 11
    Cá leo
      Thịt cá leo săn chắc, rất thơm ngon nên được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như cá leo chiên tươi, ướp muối chiên, kho, nướng, nấu canh chua.

    Một trong những món ngon độc đáo mà các nhà hàng thường chế biến phục vụ cho du khách hiện nay là cá leo nướng muối ớt. Muốn chế biến món này trước hết chúng ta chọn mua những con còn tươi sống đem về làm sạch nhớt bằng cách rửa nước ấm hoặc nước muối, móc bỏ mang, ruột, cắt bỏ vây, để cho ráo nước.
      Sau đó đem cá ướp với tỏi, ớt, chút bột nêm và bột ngọt cho thấm đều trước khi đem nướng trên bếp than hồng hoặc bếp điện.   Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 12   Trong khi nướng, chúng ta nên trở cá thường xuyên, xát thêm muối ớt và dầu chiên nhiều lần cho đến khi da cá chuyển màu, mỡ cháy xèo xèo, bốc mùi thơm lựng là cá đã chín. Đặc biệt cá leo da mỏng, thịt mau chín nên khi nướng cần tránh cháy khét mất ngon. 

    Nước chấm thích hợp nhất với món cá nướng là nước mắm chua cay hoặc muối ớt vắt chanh. Món này có thể ăn chung với bún hoặc cuốn bánh tráng kèm thêm các loại rau, xà lách, dưa leo, chuối chát, khế... Có thể coi đây là món ngon đặc sản, thịt cá lại lành, bổ dưỡng và ăn ít ngán nên mọi người đều ưa thích.
  • 6

    Xôi Xiêm

    Xôi xiêm được chế biến từ những nguyên liệu: gạo nếp Thái, bột mỳ, trứng vịt, đường thốt nốt (đường đỏ) và cách chế biến không hề phức tạp. Gạo nếp được vo sạch, để ráo. Người ta lấy một phên lá chuối đặt vào chõ hấp bằng tre, nhôm hoặc inox. Nước trong nồi hấp cách mặt chõ khoảng 2cm.   Đặt chõ hấp lên bếp trên ngọn lửa nhỏ rồi đồ trong khoảng 1 giờ. Trong suốt thời gian này, gạo nếp sẽ hút hơi nước sôi bốc lên và chín dần. Thường thường thì lá dứa, một loại lá thơm được cho vào trong nồi nước để xôi có vị thơm ngọt của lá dứa.   Muôn nẻo ẩm thực An Giang (P.2) - 13
    Nguyên liệu để nấu món xôi xiêm

    Sau đó là đến đoạn chuẩn bị sẵn nước xốt. Trứng được đập vào trong tô sứ, thêm một chút bột mỳ, nước dừa tươi, đường thốt nốt, đánh tan đều rồi bỏ vào hấp cách thuỷ khoảng 30 phút. Pha một chút nước dừa tươi với bột năng để chế biến nước cốt dừa.

    Khi ăn xôi xiêm, người ta xới xôi ra đĩa, rưới nước xốt và nước cốt dừa lên trên. Chế biến xôi xiêm không phức tạp nhưng lại cần có kinh nghiệm và sự khéo léo. Xôi hấp phải chín tới, dẻo, không nhão mà cũng không cứng, nước xốt có vị ngọt, ngậy mà không béo, thơm mát.

    Xôi xiêm được bán ở chợ Châu Đốc vào 7 rưỡi sáng hàng ngày và đã trở thành một món quà sáng quen thuộc của người dân nơi đây. Bạn có thể theo cách trên để chế biến món ăn ngon của vùng đất An Giang hoặc có dịp mời bạn ghé thăm vùng đất này để thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn, đậm đà hương vị mà trước tiên phải kể đến là món xôi xiêm.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ẩm thực miền Trung

cháo thịt bò Mứt dứa Ý nghĩa và cách bài trí mâm ngũ quả thịt gà nấu hạt sen thịt lợn nướng riềng mẻ Ý tưởng mới cho bàn ăn với sắc thu Ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Giáng Mẹo sơ chế để cá rán thêm giòn Nướng Mực khô Cá Kho áo Mực nhúng dấm áo gối cân Mẹo rang cơm siêu ngon sảng khoái Chi锚n bánh khọt takoyaki ga kho nghe bánh crepe táo Mực rim Quy Nhơn thịt gà nấu nấm tép xào thơm cach lam bo nuong ngon Mực xào ớt chuông và bắp non bo xien sa nuong me Ham gio heo cơm nướng ống tre Cá Chiên Mực xào dưa leo dâu tây xay mẹo bảo quản thực phẩm nước lê táo đỏ salad bơ xoài Mỳ Thit beo yen đậu phụ kho chay Giáng Sinh áo phông bánh mì chiên bơ tỏi Làm sao tẩy nghệ dính vào ly máy xay sinh cha tom thit boc dau bap tự làm ken cà phê mocha Mỹ Duyên áo pull áp chảo giấy màu bắp cải cuộn thịt bằm âm cách làm pizza tôm thúy Mực chiên âm thưc sa lát nga Mテθ sa lát thanh cua âmthực ân Món ngon đường phố Hà Nội giá dưới ä au rim mực trứng cay pizza giăm bông Món ăn tiệc bánh chuối vani å² ç ¾h rau cai xao goi banh tet bánh tét ngày tết cach nau cari ca chem ép trứng bọc tôm hấp i chá sinh tố rau má trứng bọc nấm trứng gà ốp lết gia đình ép cần tây MI an lien bÃ Æ nh sandwich trứng gà nhúng giấm gỏi khô bò đu đủ de tron thinh ngon mochi 3 màu Cua Biển banh goi nam dinh ngon lam goi bo kieu phap dà n xuất MON BANH HAN QUOC cach nau mi bo trung Cún Khang Cơm tối nhanh và ngon với há cảo ép cam công thức cơm chiên trứng cá bí ngồi xào cà MON CANH nộm êch nấu xôi cốm chè đậu ngự lá cẩm bữa cơm ngày hè êch xào lá lốt TP MON GA chè xoài ích chè khoai sọ bột báng óc Sử dụng và chế biến thịt để đông chè xoài sữa MUC HAP Mực trung hap sua ngon Mẻ cá bống kho công thức bánh xèo hải sản cách làm lạc rang muối oc suon non xôi trái cây kiểu thái